Em hãy đoán xem Q một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS dự đoán.
Để kiểm tra xem nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào những yếu tố trên không, người ta phải làm như thế nào?
GV gợi ý: Nhớ lại TN ktra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gì? Em hãy đề xuất phương án làm TN ktra I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Khối lượng của vật.
- Độ tăng nhiệt độ của vật.
- Chất cấu tạo nên vật.
HS: + Thay đổi một yếu tố và giữ không đổi hai yếu tố còn lại.
+ Phải tiến hành 3 thí nghiệm ktra để rút ra kết luận.
Ngày soạn:19/03/2010 Ngày dạy: 25/03/2010 Tiết 29: Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên. - Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức. - Mô tả được thí nghiệm và xử lý được bảng kết quả thí nghiệm chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, Dt0 , chất làm vật. - Biết nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì, cách tra bảng tìm nhiệt dung riêng của một số chất. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được công thức Q = m.C.Dt để giải các bài tập có liên quan. 3. Thái độ: - Nghiêm túc khi làm việc nhóm. - Yêu thích khám phá kiến thức khoa học. II. Chuẩn bị: GV: - Máy chiếu đa năng. - Phấn màu. - vẽ 3 bảng kết quả thí nghiệm. 2. HS : Nghiên cứu bài. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề (5 phút): HS 1: Nhiệt lượng là gì? Kí hiệu và đơn vị nhiệt lượng? ĐVĐ: Hằng ngày ở nhà các em đun nước để uống; khi nước nóng lên đã thu một nhiệt lượng Q. Vậy Q phụ thuộc yếu tố nào ? Cách tính để biết Q bằng bao nhiêu ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. Bài mới: HĐ1(7’): Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Em hãy đoán xem Q một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? HS dự đoán. Để kiểm tra xem nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào những yếu tố trên không, người ta phải làm như thế nào? GV gợi ý: Nhớ lại TN ktra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gì? Em hãy đề xuất phương án làm TN ktra I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Khối lượng của vật. - Độ tăng nhiệt độ của vật. - Chất cấu tạo nên vật. HS: + Thay đổi một yếu tố và giữ không đổi hai yếu tố còn lại. + Phải tiến hành 3 thí nghiệm ktra để rút ra kết luận. HĐ2(8’):Tìm hiểu mối quan hệ giữa Q vật cần thu vào để nóng lên và m của vật. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV chiếu Slide TN H24.1 HS (HĐ nhóm): Đưa ra phương án TN. - Mô tả thí nghiệm. - Xử lý kết quả bảng 24.1.(chiếu Slide) - Trả lời C1, C2. Em hãy rút ra kết luận qua TN trên ? Trong đời sống, gặp trường hợp nhà có khách mà nhà hết nước pha trà em sẽ đổ lượng nước như thế nào để nước nhanh sôi? 1. Quan hệ giữa Q vật cần thu vào để nóng lên và m của vật. m1=50g m2=100g ị m1= m2 ịQ1= Q2 Dt1 = Dt2 = 200C Kết luận 1: Q ~ m HĐ 3(7’):Tìm hiểu mối quan hệ giữa Q vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Độ tăng nhiệt độ được tính như thế nào? HS thảo luận nhóm 1 đưa ra phương án TN ktra? Nhóm 2, 3, 4 nhận xét và thống nhất phương án. Nghiên cứu trả lời C3, C4 ? Qua TN em rút ra kết luận gì ? 2. Quan hệ giữa Q vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ: Dt0 = t2 - t1 Dt1 = 200C Dt2 = 400C ị Dt1 = Dt2; ịQ1= Q2 Kết luận 2: Q ~ Dt0 HĐ 4(6’): Tìm hiểu mối quan hệ giữa Q vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV chiếu Slide TN 24.3. - HS thảo luận nhóm mô tả TN. GV chiếu bảng 24.3. - Hs trả lời C6, C7. - So sánh nhiệt lượng Q1 và Q2. 3. Quan hệ giữa Q vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật: Bảng 24.3(SGK) Kết luận 3: Q phụ thuộc vào chất làm vật. Qua 3 TN trên em có kết luận gì ? HS: Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố : - Khối lượng của vật. - Độ tăng nhiệt độ của vật. - Chất cấu tạo nên vật. HĐ 5(6’): Công thức tính nhiệt lượng: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính HS tìm hiểu khái niệm “ Nhiệt dung riêng” GV treo bảng nhiệt dung riêng. Qua bảng 24.4 cho biết nhiệt dung riêng của nhôm, đất là bao nhiêu ? Em hiểu số liệu đó như thế nào ? - Qua kết quả 3 TN trên và biết nhiệt dung riêng của một chất là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật em có thể viết ra công thức tính nhiệt lượng như thế nào ? Từ công thức trên ta có thể suy ra công thức tính các đại lượng nào? VD: m= ; . II. Công thức tính nhiệt lượng: Khái niệm “ Nhiệt dung riêng”: (SGK). Kí hiệu: c Đơn vị : J/kg.K Công thức: Q= m.c.Dt0 Trong đó: Q là nhiệt lượng tính ra J. m là khối lượng tính ra kg. Dt0 = t2-t1 là độ tăng nhiệt độ (0C hoặc K) c là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng. tính ra J/kg.K. 3. Vận dụng (7’) - Qua bài học hôm nay các em ghi nhớ điều gì? - HS trả lời câu C8? - Yêu cầu lớp tập trung làm C9. +Tóm tắt + Dựa vào công thức tính Q. Đáp số: Q = 57000J=57KJ. Hướng dẫn giải C10. HS về nhà tự làm. Đáp số: Q= Q1+Q2= 663000J=663KJ. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm bài tập từ 24.1 đến 24.7SBT. - Học thuộc ghi nhớ. Đọc trước bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt.
Tài liệu đính kèm: