I. Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Khối lượng của vật (m)
- Độ tăng nhiệt độ của vật (t)
- Chất cấu tạo nên vật.
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
Bảng 24.1
C1: Độ tăng nhiệt độ và chất giữ giống nhau, khối lượng khác nhau. Để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
C2: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ.
C3: Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy 2 cốc phải đựng cùng 1 lượng nước.
C4: Thay đổi t. Muốn vậy nhiệt độ cuối phải khác nhaut tức là thời gian đun là khác nhau.
Bảng 24.2
Ngày soạn: 12/ 03/ 09 Ngày giảng: 8A:./. 8B:./. Tuần 30: Bài 24 Tiết 29 Bài 24. công thức tính nhiệt lượng I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng 1 vật thu vào để nóng lên. - Viết được công thức tính nhiệt lựơng, kể tên, đơn vị của các đại lựơng có trong công thức. 2. Kỹ năng. Mô tả được TN và xử lí được bảng kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, c và t. 3. Thái độ. Hs nghiêm túc, tích cực, tự giác trong giờ. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Giá TN, 2 đèn cồn, 2 cốc giống nhau, 2 nhiệt kế, nước. - Bảng phụ bảng 24.1, 24.2, 24.3, 24.4 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học. III. Tiến trình dạy – học. 1. ổn định tổ chức: 8A:./38.Vắng:... 8B:./34.Vắng: 2. Bài mới. Giới thiệu bài: Như SGK. Hoạt động của THầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt lượng của 1 vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Gv: - Thông báo 3 yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng nhiệt lượng của vật. - Y/c hs nêu kí hiệu của các yếu tố đó. Hs: Thực hiện. Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ của nhiệt lượng với các yếu tố. Gv: - Giới thiệu dụng cụ TN và cách tiến hành TN như hình 24.1. Kết quả thu được như bảng 24.1 - Y/c hs thảo luận C1, C2 sau đó trả lời. Hs: Thảo luận và trả lời. Gv: Hướng dẫn hs nhận xét để điền số đúng vào bảng phụ, để có câu trả lời đúng. Hs: Nhận xét. Gv: Y/c hs thảo luận và trả lời C3. Hs: Thực hiện. Gv: - Nhận xét và giới thiệu TN hình 24.2 - Y/c hs trả lời C4. Hs: Trả lời. Gv: Đưa ra kết quả TN theo bảng 24.2 để hs trả lời C5. Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét câu trả lời của hs. Gv: - Giới thiệu TN và kết quả TN theo bảng 24.3. - Y/c hs căn cứ kết quả bảng 24.3 để trả lời câu C6, C7. Hs: Trả lời. Gv: Hướng dẫn hs nhận xét. Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng. Gv: Giới thiệu công thức. - Y/c hs nêu tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. Hs: Nêu tên, đơn vị của các đại lượng. Gv: - Giới thiệu nhiệt rung riêng và bảng 24.4 - Y/c hs đọc nội dung ghi nhớ. Hs: Đọc bài. Hoạt động 4: Vận dụng. Gv: Y/c hs đọc nội dung C8, C9 và trả lời. Hs: Trả lời câu hỏi. Gv: - Hướng dẫn hs nhận xét câu trả lời. - Hướng dẫn hs trả lời C10 theo nhóm. Hs: Thảo luận nhóm và trả lời C10. Gv: Đánh giá câu trả lời của hs. I. Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Khối lượng của vật (m) - Độ tăng nhiệt độ của vật (t) - Chất cấu tạo nên vật. 1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật. Bảng 24.1 C1: Độ tăng nhiệt độ và chất giữ giống nhau, khối lượng khác nhau. Để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng. C2: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. 2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. C3: Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy 2 cốc phải đựng cùng 1 lượng nước. C4: Thay đổi t. Muốn vậy nhiệt độ cuối phải khác nhaut tức là thời gian đun là khác nhau. Bảng 24.2 C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. 3. Mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật. Bảng 24.3 C6: Khối lượng và độ tăng nhiệt độ không đổi. Chất làm vật khác nhau. C7: Có. II. Công thức tính nhiệt lượng. Q = m.c. t Trong đó: Q: nhiệt lượng (J) m: khối lượng của vật (kg) t: độ tăng nhiệt độ (0C, K) c: nhiệt rung riêng. (J/kg.K) Bảng 24.4 *) Ghi nhớ: tr 87/SGK III. Vận dụng. C8: Tra bảng c, m đo bằng cân, t đo bằng nhiệt kế. C9: Q = m.c. t = 0,5.380.30 = 57000J C10: Qnhôm= mn.cn. t = = 0,5.880.75 = 33 000J Qnc= mnc.cnc. t = = 2.4200.75 =630 000J Q = Qnhôm + Qnc = 33 000 + 630 000 = = 663 000 J = 663 kJ 3. Củng cố- hướng dẫn. Gv: - Y/c hs nhắc lại những nội dung kiến thức đã học. - Khái quát lại nội dung chính. - Y/c về nhà: +) Làm bài tập 24.1 24.5 (tr 31/SBT). +) Đọc trước nội dung bài 25. 4. Nhận xét, đánh giá giờ học. Gv: - Nhận xét quá trình học tập của lớp trong giờ học. - Đánh giá giờ học. ...
Tài liệu đính kèm: