Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2006-2007

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2006-2007

I- Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (5điểm)

1- Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hoá từ động năng thành thế năng và ngược lại?

A- Vật rơi từ trên cao xuống nước.

B- Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.

C- Vật được ném lên rồi rơi xuống.

D- Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.

2- Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây?

A- chuyển động không ngừng.

B- Giữa chúng có khoảng cách.

C- Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.

D- Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

3- Câu nào sau đây nói về nhiệt năng là không đúng?

A- Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B- Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.

C- Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D- Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27	Ngày 21/03/06
Tiết 27	KIỂM TRA MỘT TIẾT
I- MỤC TIÊU:
	Thông qua bài kiểm tra :
- GV đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng.
Qua kết quả kiểm tra, HS rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập.
Qua kết quả kiểm tra GV cũng có được những suy nghĩ cải tiến, bổ sung cho bài giảng hấp dẫn hơn, gây được sự hứng thú học tập của HS.
II.CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu kĩ trọng tâm kiến thức và kĩ năng của chương, chọn loại hình kiểm tra và soạn đề kiểm tra.
HS: Chuẩn bị kiến thức để kiểm tra.
III. ĐỀ KIỂM TRA
I- Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (5điểm)
1- Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hoá từ động năng thành thế năng và ngược lại?
Vật rơi từ trên cao xuống nước.
Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.
Vật được ném lên rồi rơi xuống.
Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
2- Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây?
chuyển động không ngừng.
Giữa chúng có khoảng cách.
Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
3- Câu nào sau đây nói về nhiệt năng là không đúng?
Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.
Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.
4. Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi thế nào? Coi như không có sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh.
Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.
Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng.
Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm.
Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.
5. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?
Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí.
Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí.
Thuỷ ngân, đồng, nước, không khí.
Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng.
6. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:
Chỉ ở chất lỏng.
Chỉ ở chất khí.
Chỉ ở chất lỏng và chất khí.
Cả ở chất lỏng, chất khí và chất rắn.
7. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền được từ
Vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
Vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
Vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
Vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
8.Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?
Nhiệt độ	C. Động năng.
Nhiệt năng.	D. Thể tích.
9. Sự truyền nhiệt nào dưới đây,không phải là bức xạ nhiệt?
Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Sự truyền nhiệt từ bếp tới người đứng gần bếp.
Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
10-Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?
A.- Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
B- Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt lượng của vật càng lớn.
C- Nhiệt lượng là đại lượng mà bất cứ vật nào cũng có.
D- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
II- Dùng những từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu dưới đây: (2điểm)
11-Các chất được cấu tạo từ các.và Chúng chuyển động ...Nhiệt độ của vật càngthì chuyển động này càng.
12-Nhiệt năng của một vật là..Nhiệt 
năng có thể thay đổi bằng cách.và .
13- Sự truyền nhiệt có thể thực hiện bằng các hình thức. .
14- Một viên đạn từ nòng súng đại bác đặt trên bờ biển bay ra rơi xuống biển và chìm dần. Viên đạn đã truyền cả.lẫn..cho nước biển.
III- Trả lời các câu hỏi sau: ( 3điểm)
15- Tìm một thí dụ chứng tỏ một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng.
	16-Vì sao những người nội trợ có kinh nghiệm thường nêm gia vị vào canh khi canh đang sôi trên bếp?
	17- Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hoá như thế nào?
IV.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: Mỗi câu đúng 0,5điểm : 1- C; 2- D; 3-B; 4- B; 5- B; 6-C; 7-B; 8-C; 9-D; 10.D.
Phần II:.Mỗi câu đúng 0,5điểm.
11- Các chất được cấu tạo từ các phân tử và nguyên tử. Chúng chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì chuyển động này càng nhanh. 
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng có thể thay đổi bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt. 
Sự truyền nhiệt có thể thực hiện bằng các hình thức dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. 
Một viên đạn từ nòng súng đại bác đặt trên bờ biển bay ra rơi xuống biển và chìm dần. Viên đạn đã truyền cả Cơ năng lẫn nhiệt năng cho nước biển.
Phần III. Mỗi câu đúng 1điểm.
Một vật đứng yên trên mặt đất không có cả động năng lẫn thế năng nghĩa là không có cơ năng.
Tuy nhiên các phân tử cấu tạo nên vật vẫn không ngừng chuyển động nhiệt, do đó vật vẫn có nhiệt năng.
Người nội trợ có kinh nghiệm thường nêm gia vị vào canh khi canh đang sôi đó là vì do nhiệt độ cao của nước làm cho các phân tử canh và gia vị chuyển động nhanh hơn nên hiện tượng khuếch tán và hoà tan xảy ra nhanh hơn, canh sẽ ngấm gia vị nhanh hơn .
17- Khi vật ở độ cao h (lúc chưa rơi), vật chỉ có thế năng hấp dẫn. Trong quá trình rơi, độ cao giảm dần do đó thế năng hấp dẫn cũng giảm dần. Mặt khác vận tốc của vật mỗi lúc càng tăng do đó động năng của vật tăng dần. Như vậy, trong quá trình rơi thế năng hấp dẫn đã chuyển hoá dần thành động năng. Khi rơi đến đất, thế năng đã chuyển hoá hoàn toàn thành động năng.
V. KẾT QUẢ
Lớp
SS
GIỎI
KHÁ
TBÌNH
YẾU
TBÌNH 
8A1
8A2
8A3
VI. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docT28.doc