Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27 đến 30 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27 đến 30 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến

 Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.

 Giới thiệu: Năng lượng của mặt trời truyền xuống trái đất bằng cách bức xạ nhiệt.

 Yêu cầu HS nghiên cứu TN SGK: dụng cụ và các bước tiến hành.

 Hướng dẫn HS làm TN.

 Gọi cá nhân học sinh trả lời C7, C8, C9.

 Giới thiệu hình thức truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt.

 Hỏi: Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt trong những môi trường nào? Đọc thông tin SGK.

 Nghiên cứu TN.

 Tiến hành TN.

 Trả lời C7, C8, C9.

 Trả lời câu hỏi. I. Bức xạ nhiệt

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiịet có thể xảy ra cả ở trong chân không.

Khả năng hấp thụ tia nhiệt của vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.

 

doc 9 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27 đến 30 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27:
Ngày soạn: .. Ngày dạy: 
Mục tiêu
Kiến thức
Lấy được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt.
So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.
Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
Kỹ năng
Làm TN về dẫn nhiệt
Chuẩn bị
Các dụng cụ làm TN hình 22.1 ; 22.2; 22.3; 22.4 SGK.
Tiến trình dạy – học
Kiểm tra bài cũ
Truyền nhiệt là gì? Có những hình thức truyền nhiệt nào?
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Yêu cầu HS lấy VD về truyền nhiệt trong đời sống. Sau đó đặt vấn đề như SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự dẫn nhiệt
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, sau đó trình bày về dụng cụ và các bước tiến hành TN .
Hướng dẫn HS làm TN.
Gọi cá nhân HS lần lượt trả lời C1, C2, C3.
Thông báo về hình thức truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt.
Nghiên cứu SGK, trình bày về dụng cụ và các bước tiến hành TN.
Tiến hành TN.
Trả lời C1, C2, C3.
Sự dẫn nhiệt
Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác được gọi là dẫn nhiệt.
Hoạt động 3:Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất
Yêu cầu HS lần lượt nghiên cứu TN1,2,3 SGK: dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm và mục đích tiến hành TN.
Hướng dẫn HS làm TN, sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi từ C4 đến C7 SGK.
Hỏi: Qua các TN hãy so sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
Nghiên cứu các TN1, 2, 3 trong SGK.
Tiến hành TN và trả lời các câu hỏi.
Trả lời câu hỏi.
Tính dẫn nhiệt của các chất.
Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV hướng dẫn HS làm C8 đến C12.
C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém.
C10: Vì không khí ở giữa hai lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém
C11: Mùa đông. Để tạo ra các lớp không khí dãn nhiệt kém giữa các lông chim
C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ ở bên ngoái thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh, ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng
Củng cố
Yêu cầu HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn về nhà
Đọc phần " Có thể em chưa biết" và làm bài tập trong SBT.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................
Ký duyệt , ngày . Tháng . năm 2011
Giáo án tuần 27
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Tiết 28: 
Ngày soạn:  Ngày dạy: .
Mục tiêu
Kiến thức
- Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu và bức xạ nhiệt.
- Trình bày đặc điểm của hình thức đối lưu và bức xạ nhiệt, vai trò của chúng trong đời sống.
- Biết được hiệu ứng nhà kính và hậu quả của nó.
- Vận dụng kiến thức về đối lưu và bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
Kỹ năng
- Làm thí nghiệm về đối lưu và bức xạ nhiệt.
Thái độ
Có ý thức bảo vệ môi trường để hạn chế hiệu ứng nhà kính.
Chuẩn bị
- Ống nghiệm
- Đèn cồn
- Nhiệt kế
- Cốc thủy tinh
- Thuốc tím
Nến
- Bình cầu có phủ muội đen
Tiến trình dạy – học
Kiểm tra 15 phút
Câu 1: (3đ) Trình bày hiện tượng dẫn nhiệt. Lấy VD về hiện tượng dẫn nhiệt.
Câu 2: (3đ) So sánh sự dẫn nhiệt của các chất?
Câu 3: (4đ) Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn cốc mỏng?Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước nóng ta làm thế nào?
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đối lưu
Yêu cầu HS quan sát hình 23.1 và mô tả.
Giới thiệu: Trong trường hợp này, nước đã truyền nhiệt bằng đối lưu.
Yêu cầu HS nghiên cứu TN trong SGK và cho biết về dụng cụ và cách tiến hành TN.
Hướng dẫn HS làm TN.
Gọi cá nhân HS lần lượt trả lời C1, C2, C3.
Giới thiệu hình thức truyền nhiệt đối lưu.
Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành C4, C5, C6.
Hỏi: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt trong môi trường nào?
Quan sát hình 23.1 và mô tả.
Nghiên cứu về dụng cụ và các bước tiến hành TN.
Tiến hành TN.
Trả lời câu hỏi.
Hoàn thành C4, C5, C6.
Đối lưu
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
C4: (Giải thích như C2)
C5: Để phần ở dưới nóng lên trước đi lên(vì trọng lượng riêng giảm), phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu
C6: Không, vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự bức xạ nhiệt
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
Giới thiệu: Năng lượng của mặt trời truyền xuống trái đất bằng cách bức xạ nhiệt.
Yêu cầu HS nghiên cứu TN SGK: dụng cụ và các bước tiến hành.
Hướng dẫn HS làm TN.
Gọi cá nhân học sinh trả lời C7, C8, C9.
Giới thiệu hình thức truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt.
Hỏi: Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt trong những môi trường nào?
Đọc thông tin SGK.
Nghiên cứu TN.
Tiến hành TN.
Trả lời C7, C8, C9.
Trả lời câu hỏi.
Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiịet có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Khả năng hấp thụ tia nhiệt của vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
Hoạt động 3: Vận dụng
Hướng dẫn HS làm C10, C11, C12.
C10: Để tăng hấp thu tia nhiệt
C11: Để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt
C12:
Chất
Rắn
Lỏng
Khí
Chân không
HT truyền nhiệt chủ yếu
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Đối lưu, Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt
Hoạt động 4: Bổ sung kiến thức môi trường
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 
=> Sống và làm việc lâu trong các phòng kín không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức, khó chịu. Do đó ở các nhà máy, nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu thông dễ dàng. Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông.
Do bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở chân không. Nhiệt từ mặt trời truyền qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng.
=> Tại các nước lạnh, vào mùa đông có thể sử dụng các tia nhiệt của mặt trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính.
Các nước xứ nóng thì không nên làm nhà có nhiều cửa kính vì chúng ngăn cản các tia nhiệt từ trong nhà truyền trở lại môi trường. Đối với các nhà kính, để làm mát cần sử dụng điều hòa, máy lạnh, điều này làm tăng chi phí sử dụng năng lượng. Do vậy nên trồng cây xanh quanh nhà để lấy bóng mát.
Củng cố
Yêu cầu HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn về nhà
Đọc phần " Có thể em chưa biết" và làm bài tập trong SBT.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................
Ký duyệt , ngày . Tháng . năm 2011
Giáo án tuần 28
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Tiết 29:
Ngày soạn:. Ngày dạy:
Mục tiêu
Kiến thức
Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
Viết được công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt.
Kỹ năng
Vận dụng công thức Q = m.c.Dt để giải bài tập.
Thiết kế và làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào các yếu tố.
Chuẩn bị
Đèn cồn
Nhiệt kế
Cốc thủy tinh
Đồng hồ đo thời gian
Tiến trình dạy – học
Kiểm tra bài cũ
Trình bày đặc điểm của đối lưu và bức xạ nhiệt, vai trò của chúng trong đời sống. Lấy VD về đối lưu và bức xạ nhiệt.
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
GV đặt vấn đề giống SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào các yếu tố
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
Hỏi: Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm thiết kế phương án TN kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào các yếu tố đó.
Yêu cầu các nhóm HS làm TN kiểm tra (lấy số liệu SGK).
Qua các TN yêu cầu HS rút ra kết luận về sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào các yếu tố.
Nghiên cứu SGK.
Trả lời câu hỏi.
Thảo luận nhóm, thiết kế thí nghiệm kiểm tra.
Làm TN kiểm tra.
Rút ra kết luận.
Nhiệt lượng của một vật thu vào khi nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên tỉ lệ thuận với khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của chất lỏng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
Hỏi: Nhiệt lượng thu vào của một vật được tính bằng công thức nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức đó?
Hướng dẫn HS quan sát bẳng 24.4 để biết nhiệt dụng riêng của một số chất.
Hỏi: Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K có nghĩa là gì?
Nghiên cứu SGK.
Trình bày công thức tính nhiệt lượng.
Quan sát bảng 24.4.
Trả lời câu hỏi.
Công thức tính nhiệt lượng
 Q= m.C. Dt
Q: nhiệt lượng vật thu vào(J)
m: khối lượng của vật (kg)
Dt = t2-t1 là độ tăng nhiệt độ, tính ra 0C hoặc K,
C: nhiệt dung riêng (J/kg.K)
Hoạt động 4: Vận dụng
GV hướng dẫn HS làm c8, C9, C10.
C8: Tra bảng để biết nhiệt dung riêng; cân vật để biết khối lượng, đo nhiệt độ để xác định độ để xác định độ tăng nhiệt độ.
C9:
Độ tăng nhiệt độ của miếng đồng: Dt = t2-t1= 50o- 20oC =300C
Nhiệt lượng cần truyền cho miếng đồng để tăng nhiệt độ từ 200 đến 500:
Q= m.c.Dt= 5. 380.30=57000(J)
C10: 
Khối lượng của 2 lít nước: mn= Vn.Dn= 2.10-3. 103=2(kg)
Nhiệt lượng cần thiết để 2l nước thu vào: Q1=mn.cn(t2-t1)=2 . 4200 . 75=630000 (J)
Nhiệt lượng cần thiết để ấm thu vào: Q2=mnh.cnh(t2-t1)=0,5 . 880 . 75=33000(J)
Nhiệt lượng cần thiết để ấm và nước thu vào: Q= Q1+Q2= 630000 + 33000 = 663000(J)
Củng cố
Yêu cầu HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn về nhà
Đọc phần " Có thể em chưa biết" và làm bài tập trong SBT.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................
Ký duyệt , ngày . Tháng . năm 2011
Giáo án tuần 29
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Tiết 30:
Ngày soạn: . Ngày dạy: .
Mục tiêu
Kiến thức
Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
Kỹ năng
Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
Chuẩn bị
Cốc thủy tinh, nước nóng.
Tiến trình dạy – học
Kiểm tra bài cũ
Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào? Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng thu vào vào một trong các yếu tố đó ta phải làm thí nghiệm như thế nào? 
Viết công thức tính nhiệt lượng và giải thích các đại lượng có trong công thức đó? 
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
GV làm TN như hình 25.1 và đặt vấn đề như SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý truyền nhiệt
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trình bày nguyên lý truyền nhiệt.
Gọi HS đọc và nhắc lại nguyên lí.
Nghiên cứu SGK, trình bày nguyên lý truyền nhiệt.
Nhắc lại nguyên lí.
Nguyên lí truyền nhiệt
SGK Tr.88.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương trình cân bằng nhiệt
Giới thiệu phương trình cân bằng nhiệt.
Yêu cầu HS trình bày đặc điểm giống và khác nhau của công thức tính nhiệt lượng thu vào và tỏa ra.
Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
Phương trình cân bằng nhiệt
Qtỏa = Qthu
Hoạt động 4: Làm ví dụ áp dụng
Gọi 2 HS đọc yêu cầu của VD.
Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
Hỏi: Bài yêu cầu tìm đại lượng nào? Muốn tìm đại lượng đó phải dựa vào kiến thức nào?
Hướng dẫn HS xác định chất thu nhiệt và tỏa nhiệt, tính nhiệt lượng thu vào và tỏa ra.
Yêu cầu HS áp dụng phương trình cân bằng nhiệt tính đại lượng chưa biết.
Đọc đề bài.
Tóm tắt bài.
Trả lời câu hỏi.
Làm bài.
Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt
SGK Tr.89
Hoạt động 5: Vận dụng
GV hướng dẫn HS làm C1, C2, C3.
C2:Nhiệt lượng của nước nhận được bằng nhiệt lượng do miếng đồng toả ra: 
Q2=Q1= m1.c1.Dt1= m1.c1(t1 – t2)
Với Q2= m2.c2.Dt2
Vậy nước nóng lên thêm là: Dt2= ==5,43(0C) 
C3:Nhiệt lượng do miếng kim loại toả ra: Q1= m1.c1.Dt1= m1.c1(t1 – t)
Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2= m2.c2.Dt2= m2.c2(t – t2) 
Nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào: Q1=Q2 hay 0,4.c1(100-20) = 0,5.4190(20-13)
c1== 458(J/kg.K => Kim loại này là thép
Củng cố
Yêu cầu HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn về nhà
Đọc phần " Có thể em chưa biết" và làm bài tập trong SBT.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................
Ký duyệt , ngày . Tháng . năm 2011
Giáo án tuần 30
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docT2730.doc