Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27, Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Năm học 2008-2009 - La Văn Tài

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27, Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Năm học 2008-2009 - La Văn Tài

I. Đối lưu.

1. Thí nghiệm.

Đun gói thuốc tím trong cốc nước.

2. Trả lời câu hỏi.

C1: Di chuyển thành dòng.

C2: Nước ở lớp bên dưới nóng lên trước nở ra, do đó trọng lượng riêng của lớp nước này nhẹ hơn trọng lượng riêng của lớp nước bên trên. Do vậy nước nóng sẽ nổi lên, còn nước lạnh sẽ chìm xuống tạo thành dòng.

C3: Nhờ nhiệt kế.

*) Kết luận: Sự truyền nhiệt nhờ tạo thành các dòng gọi là sự đối lưu.

3. Vận dụng.

C4: Do lớp không khí ở bên ngọn nến nóng sẽ nở ra. Trọng lượng riêng của nó nhẹ hơn trọng lượng riêng của lớp không khí bên kia tấm bìa. Nên nó bay lên, còn lớp không khí lạnh sẽ chìm xuống dưới.

C5: Để phần dưới nóng lên và đi lên, phần ở trên lạnh hơn sẽ đi xuống tạo thành dòng đối lưu.

C6: Không. Vì chân không và chất rắn không thể tạo ra dòng đối lưu.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27, Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Năm học 2008-2009 - La Văn Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 03/ 09
Ngày giảng: 8A:./.
8B:./.
Tuần 28: Bài 23
Tiết 27 	Bài 23. Đối lưu – bức xạ nhiệt
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết được 2 hình thức truyền nhiệt là đối lưu, bức xạ nhiệt là như thế nào?
- Biết được đối lưu, bức xạ nhiệt xảy ra với môi trường nào, không xảy ra với môi trường nào.
2. Kỹ năng.
- Tìm được VD trong thực tế về đối lưu, bức xạ nhiệt.
- Nêu được tên cách hình thức truyền nhiệt của các chất.
3. Thái độ: Hs nghiêm túc, tích cực, tự giác trong giờ.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: *) Đối với cả lớp:
	- Cốc, hương, nến, tấm bìa.
	- Một bình cầu phủ muội đen, ống thủy tinh chữ L.
	- Đèn cồn, tấm gỗ.
	- Bảng phụ bảng 23.1
	*) Đối với mỗi nhóm:
	- Giá TN, đèn cồn.
	- Nhiệt kế, cốc có nước, thuốc tím.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy – học.
1. ổn định tổ chức: 8A:./38.Vắng:...
 8B:./34.Vắng:
2. Kểm tra bài cũ. 
a) Câu hỏi: Hiện tượng nhiệt năng truyền từ vật này sang vật khác gọi là gì? Hãy nêu tính dẫn nhiệt của các chất?
b) Đáp án: Ghi nhớ (tr 79/SGK).
3. Bài mới. Giới thiệu bài: Như SGK.
Hoạt động của THầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng đối lưu.
Gv: Y/c hs quan sát hình 23.2 và thực hiện TN.
Hs: Quan sát và thực hiện.
Gv: - Theo dõi, kiểm tra.
 - Hướng dẫn hs thảo luận và trả lời C1-> C3.
Hs: - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
 - Thảo luận, nhận xét câu trả lời của các bạn
Gv: Tổng hợp, khái quát để có câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Vận dụng hiện tượng đối lưu.
Gv: - Thực hiện TN như hình 23.3.
 - Y/c hs trả lời C4.
Hs: Quan sát và trả lời.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét.
Hs: Nhận xét.
Gv: Y/c hs đọc nội dung C5, C6 và trả lời.
Hs: Thực hiện.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét.
Hs: Nhận xét để có câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng bức xạ nhiệt
Gv: Giới thiệu TN và thực hiện.
Hs: Quan sát TN.
Gv: Y/c hs lần lượt trả lời các câu C7 -> C9.
Hs: Tìm hiểu và trả lời.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét.
Hs: Nhận xét.
Gv: - Khái quát về hiện tượng bức xạ nhiệt.
 - Y/c hs đọc nội dung ghi nhớ.
Hs: Đọc bài.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Gv: Y/c hs đọc nội dung C10, C11 và trả lời.
Hs: Trả lời câu hỏi.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét những câu trả lời.
Hs: Nhận xét.
Gv: Treo bảng 23.1 để hs lên bảng điền vào chỗ trống.
Hs: Thực hiện.
Gv: Hướng dẫn hs nhận xét.
Hs: Nhận xét
I. Đối lưu.
1. Thí nghiệm.
Đun gói thuốc tím trong cốc nước.
2. Trả lời câu hỏi.
C1: Di chuyển thành dòng.
C2: Nước ở lớp bên dưới nóng lên trước nở ra, do đó trọng lượng riêng của lớp nước này nhẹ hơn trọng lượng riêng của lớp nước bên trên. Do vậy nước nóng sẽ nổi lên, còn nước lạnh sẽ chìm xuống tạo thành dòng.
C3: Nhờ nhiệt kế.
*) Kết luận: Sự truyền nhiệt nhờ tạo thành các dòng gọi là sự đối lưu.
3. Vận dụng.
C4: Do lớp không khí ở bên ngọn nến nóng sẽ nở ra. Trọng lượng riêng của nó nhẹ hơn trọng lượng riêng của lớp không khí bên kia tấm bìa. Nên nó bay lên, còn lớp không khí lạnh sẽ chìm xuống dưới.
C5: Để phần dưới nóng lên và đi lên, phần ở trên lạnh hơn sẽ đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
C6: Không. Vì chân không và chất rắn không thể tạo ra dòng đối lưu.
II. Bức xạ nhiệt.
1. Thí nghiệm.
Hình 23.4 và 23.5 
2. Trả lời câu hỏi.
C7: K2 trong bình nóng lên và nở ra.
C8: K2 trong bình lạnh đi. Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ đến bình theo đường thẳng.
C9: Không.Vì không khí dẫn nhiệt kém mà lại truyền theo đường thẳng.
*) Nhiệt được truyền bằng các tia nhiệt đi thẳng thì được gọi là bức xạ nhiệt.
*) Ghi nhớ: tr 79/SGK
III. Vận dụng.
C10: Để tăng khả năng hấp thụ nhiệt.
C11: Để giảm khả sự hấp thụ nhiệt.
C12: Bảng 23.1
Chất
Rắn
Lỏng
Khí
Chân không
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu
4. Củng cố- hướng dẫn.
Gv: - Y/c hs nhắc lại những nội dung kiến thức đã học.
 - Khái quát lại nội dung chính.
 - Y/c về nhà: +) Làm bài tập 23.1 23.6 (tr 30/SBT).
 +) Ôn tập toàn bộ kiến thức từ học kì II để tiết sau kiểm tra 1 tiết
5. Nhận xét, đánh giá giờ học.
 Gv: - Nhận xét quá trình học tập của lớp trong giờ học.
 - Đánh giá giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan28.doc