Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 26: Kiểm tra - Năm học 2010-2011 - La Văn Tài

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 26: Kiểm tra - Năm học 2010-2011 - La Văn Tài

*) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Công suất không có đơn vị đo là

 A. Oát (W) B. Jun trên giây (J/s)

 C. Kilô oát (KW) D. Kilô Jun (KJ)

Câu 2: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng vừa có động năng?

 A. Chỉ khi vật đang đi lên C. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống

 B. Chỉ khi vật đang rơi xuống D. Cả khi vật đang ở điểm cao nhất và thấp nhất

Câu 3: Một công nhân khuân vác trong 2 giờ chuyển được 48 thùng hàng từ ô tô vào trong kho hàng, biết rằng để chuyển mỗi thùng hàng từ ô tô vào kho hàng phải tốn một công là 15000J. Công suất của người công nhân đó là

 A. 100W B. 7500W C. 312,5 W D. 24W

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 26: Kiểm tra - Năm học 2010-2011 - La Văn Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 8A. ..
8B. ..
Tiết 26 	KIỂM TRA 
Môn: Vật Lý 8
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về: công suất, cơ năng, cấu tạo của các chất và nhiệt năng
2. Kỹ năng: Kiểm tra kĩ năng trình bày bài tập 
3. Thái độ: HS tích cực, nghiêm túc và tự giác trong giờ.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Kết hợp TNKQ 30% + TNTL 70%
- HS làm bài trên lớp 
III. MA TRẬN HAI CHIỀU
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
1. Cơ học
4 tiết
Nêu được công suất là gì?
- Phân biệt được vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
- Phân biệt được khi sự chuyển hoá của các dạng cơ năng
- So sánh được công suất của các máy khi làm việc
Áp dụng thành thạo công thức tính công suất để giải được các bài tập đơn giản và một số hiện tượng liên quan
Áp dụng thành thạo công thức tính công suất và các công thức khác để giải được các bài tập 
Số câu hỏi
1
Câu 1
2
Câu 2;4
1
Câu 8
1
Câu 3
1
Câu 9
6
Số điểm
0,5đ
1đ
2,5đ
0,5đ
1đ
5,5đ
(55%)
2. Cấu tạo nguyên tử
2 tiết
Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
Áp dụng được hiện tượng khuếch tán thường gặp trong thực tế
Số câu hỏi
1
Câu 5
1
Câu 6
1
Câu 10
3
Số điểm
0,5đ
0,5đ
1,5đ
2,5đ
(25%)
3. Nhiệt năng
1 tiết
Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
Số câu hỏi
1
Câu 7
1
Số điểm
2đ
2đ 
(20%)
TS câu hỏi
3
4
3
10
TS điểm
3 đ
(30%)
4 đ
(40%)
3 đ
(30%)
10
(100%)
IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – Mỗi ý đúng được 0,5đ)
*) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Công suất không có đơn vị đo là
	A. Oát (W)	B. Jun trên giây (J/s)	
	C. Kilô oát (KW)	D. Kilô Jun (KJ)
Câu 2: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng vừa có động năng?
	A. Chỉ khi vật đang đi lên 	C. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống
	B. Chỉ khi vật đang rơi xuống 	D. Cả khi vật đang ở điểm cao nhất và thấp nhất
Câu 3: Một công nhân khuân vác trong 2 giờ chuyển được 48 thùng hàng từ ô tô vào trong kho hàng, biết rằng để chuyển mỗi thùng hàng từ ô tô vào kho hàng phải tốn một công là 15000J. Công suất của người công nhân đó là
	A. 100W	B. 7500W	C. 312,5 W	D. 24W
Câu 4: Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết
	A. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó
	B. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.
	C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó
 	D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất đúng?
	A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
	B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.
	C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.
 D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách.
Câu 6: Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm. Lí giải không hợp lí là
	A. Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp học
	B. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không khó ở trong lớp học nên ta chỉ ngửi thấy mùi nước hoa.
	C. Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không khí nên có thể chuyển động ra khắp lớp học
	D. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp lớp học
B. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 7: (2đ) Phát biểu định nghĩa Nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của một vật?
Câu 8: (2,5đ) An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một công 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn? 
Câu 9: (1đ) Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó bước đi được 10 000 bước và mỗi bước cần một công 40J?
Câu 10: (1,5đ) Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng?
V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – Mỗi ý đúng được 0,5đ)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
A
B
A
B
B. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 7: (2 điểm) 
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Đơn vị nhiệt năng là jun (J).
- Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
 Câu 8: (2,5 điểm) 
Công suất làm việc của An: 
Công suất làm việc của Bình: 
	Ta thấy P1 > P2 Þ An làm việc khoẻ hơn Bình.
1 điểm
1 điểm
0,5 điểm
 Câu 9: (1 điểm)
Tóm tắt
t = 2h = 7200s
A1=40J
10 000 bước
P = ?
Bài giải
Công thực hiện được khi đi là:
A = 10 000 x 40 = 400 000 (J)
Công suất của người đó là:
ADCT: P = 
Thay số: P = 
ĐS: P = 55,55W
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 10: (1,5 điểm)
Vì cốc nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra 
chậm hơn.	1,5 điểm
*) Học sinh có phương án trả lời khác đáp án, nhưng đúng vẫn được điểm tối đa
NHÀ TRƯỜNG DUYỆT
Dương Cảnh Tiệp
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ma Thị Ngô
Ngày 21 tháng 3 năm 2011
GIÁO VIÊN RA ĐỀ
La Văn Tài

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet27.doc