. Nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? (4đ)
2. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? Thả một ít muối vào ca nước, thấy nước có vị mặn. Giải thích ? (6đ)
Đáp án
1. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ càng cao các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh nhiệt năng càng lớn
2. Thực hiện công và truyền nhiệt. Các phân tử muối chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, giữa chúng có khoảng cách, nên va chạm các phân tử nước, ta thấy nước có vị mặn
Tuần:27 Tiết :26 Tiết 26. DẪN NHIỆT Ngày soạn:28/2/2010 Ngày dạy :1/3/2010 MỤC TIÊU: Kiến thức: Hiểu được sự dẫn nhiệt là gì? Biết được chất nào dẫn nhiệt tốt, chất nào dẫn nhiệt kém Kĩ năng: Làm các thí nghiệm về sự dẫn nhiệt và tính dẫn nhiệt của các chất Tìm các ví dụ trong đời sống về sự dẫn nhiệt Quan sát hiện tượng vật lí xảy ra Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc tích cực trong học tập CHUẨN BỊ: Gv: 1 đèn cồn, giá thí nghiệm, đinh nhỏ, nến thanh đồng Giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm, nước khăn ướt, nút đậy ống nghiệm HS : đọc và nghiên cứu bài ở nhà trước HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH LỚP_ KIỂM TRA 15’ Hs chép đề và làm bài Đề bài 1. Nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? (4đ) 2. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? Thả một ít muối vào ca nước, thấy nước có vị mặn. Giải thích ? (6đ) Đáp án 1. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ càng cao các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh nhiệt năng càng lớn 2. Thực hiện công và truyền nhiệt. Các phân tử muối chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, giữa chúng có khoảng cách, nên va chạm các phân tử nước, ta thấy nước có vị mặn HOẠT ĐỘNG 2: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP HS trả lời câu hỏi Truyền nhiệt là gì? Vậy sự truyền nhiệt được thực hiện bằng những cách nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu một trong những hình thức truyền nhiệt là dẫn nhiệt HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU SỰ DẪN NHIỆT HS đọc thí nghiệm HS trả lời câu hỏi HS chú ý HS chú ý HS quan sát GV làm thí nghiệm HS mô tả hiện tượng xảy ra HS đọc và trả lời C1 HS trả lời các câu hỏi của GV HS chú ý HS trả lời câu hỏi HS chú ý HS dự đoán Yêu cầu HS đọc thí nghiệm hình 22.1 Thí nghiệm này cần dụng cụ nào? Mục đích của thí nghiệm làm gì? Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? GV chốt lại các ý của HS trả lời GV giới thiệu các dụng cụ và tiến hành thí nghiệm Yêu cầu HS quan sát khi GV làm thí nghiệm Sau khi tiến hành thí nghiệm xong, GV yêu cầu HS mô tả hiện tượng đã xảy ra Cho HS đọc và trả lời C1 Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì? Các đinh rơi xuống theo thứ tự nào? Nhiệt năng được truyền từ đâu tới đâu? GV gọi bất kì HS nào trong nhóm trả lời câu hỏi GV nhận xét và thống nhất câu trả lời Vậy sự truyền nhiệt năng như trong thí nghiệm trên gọi là gì? GV nhấn mạnh về sự dẫn nhiệt cho HS nắm Ta vừa biết sự dẫn nhiệt xảy ra như thế nào trong thí nghiệm 1. giờ có 3 chất rắn,lỏng khí thì tính dẫn nhiệt của các chất này có giống nhau không? Để biết điều này ta tìm hiểu tính dẫn nhiệt của một số chất HOẠT ĐỘNG 4:TÌM HIỂU TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT HS đọc thí nghiệm 1 Cá nhân trả lời câu hỏi Cá nhân trả lời HS quan sát Cá nhân mô tả hiện tượng HS đọc và nhóm thảo luận HS chú ý HS ghi vở HS đọc thí nghiệm 2 Cá nhân trả lời câu hỏi Nhóm làm thí nghiệm HS mô ta hiện tượng xảy ra HS đọc và trả lời C6 HS nhận xét HS ghi vở HS trả lời câu hỏi HS đọc thí nghiệm 3 Cá nhân trả lời câu hỏi HS quan sát hiện tượng xảy ra HS trả lời HS rút ra nhận xét HS ghi vở Cá nhân so sánh HS ghi kết luận Cá nhân trả lời câu hỏi Để biết tính dẫn nhiệt của các chất có giống nhau không ta làm thí nghiệm 1 tính dẫn nhiệt của chất rắn Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 Thí nghiệm gồm những dụng cụ nào? Mục đích và cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? Yêu cầu HS nêu nhận xét về cách gắn 3 đinh ở các thanh? GV làm thí nghiệm 1, yêu cầu HS quan sát GV gọi HS mô tả hiện tượng và yêu cầu HS trả lời C4 Yêu cầu HS đọc C5, nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi GV yêu cầu HS rút ra nhận xét GV thống nhất câu trả lời và cho HS ghi vở Vậy chất rắn dẫn nhiệt tốt còn chất lỏng dẫn nhiệt như thế nào? Ta sẽ tiến hành thí nghiệm 2 Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2 Thí nghiệm gồm những dụng cụ nào? Mục đích và cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? GV chốt lại ý chính và giao dụng cụ cho các nhóm làm thí nghiệm GV nhắc nhở các nhóm làm thí nghiệm an toàn và cẩn thận Yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra Cho HS đọc và trả lời C6 Yêu cầu HS rút ra nhận xét về thí nghiệm vừa làm GV kết luận cho HS ghi vở Qua hai thí nghiệm trên, GV đặt câu hỏi: Chất rắn dẫn nhiệt tốt hay chất lỏng dẫn nhiệt tốt? Vậy đối với chất khí thì tính dẫn nhiệt như thế nào ta làm thí nghiệm 3 kiểm tra Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 3 GV đặt câu hỏi: Thí nghiệm gồm những dụng cụ nào? Mục đích và cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? GV làm thí nghiệm trước lớp cho HS quan sát hiện tượng xảy ra GV đặt câu hỏi: Cục sáp có bị nóng chảy không? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì? Yêu cầu HS rút ra nhận xét GV kết luận và cho HS ghi vở Tóm lại qua 3 thí nghiệm trên yêu cầu HS so sánh tính dẫn nhiệt của các chất GV nhận xét câu trả lời và cho HS ghi kết luận Bài học hôm nay chúng ta cần nắm được yêu cầu gì? Để xem các em nắm bài như thế nào, cho HS làm vận dụng HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG HS đọc và làm C8 Cá nhân tự làm Cá nhân làm HS đọc C11 Cá nhân suy nghĩ làm HS đọc C12 HS chú ý và giải thích Yêu cầu HS đọc và tự làm C8 Yêu cầu HS đọc C9. mỗi em tự nghiên cứu trả lời GV nhận xét câu trả lời của HS Yêu cầu HS đọc C10 GV nhận xét và đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh Yêu cầu HS đọc C11 Yêu cầu mỗi cá nhân tự suy nghĩ trả lời GV nhận xét và làm lại Yêu cầu HS đọc C12 GV gợi ý thêm: Về mùa rét nhiệt độ cơ thể và kim loại như thế nào? Như vậy nhiệt sẽ truyền từ cơ thể vào kim loại. Yêu cầu HS giải thích tiếp GV nhận xét và ghi câu trả lời đúng HOẠT ĐỘNG 6: CỦNG CỐ_ DẶN DÒ HS trả lời các câu hỏi HS ghi phần dặn dò của GV Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Tính dẫn nhiệt của các chất có giống nhau không? Chất nào dẫn nhiệt tốt, chất nào dẫn nhiệt kém Dặn HS học bài_ đọc có thể em chưa biết Làm bài trong sbt Chuẩn bị bài mới Phần ghi bảng TIẾT 26. DẪN NHIỆT SỰ DẪN NHIỆT: C1. Nhiệt đã truyền đến sáp làm sáp nóng và chảy ra C2. Theo thứ tự từ a,b,c,d,e C3. Nhiệt được truyền dẫn từ đầu a đến đầu b TÍNH DẪN NHIỆT CỦA CÁC CHẤT: C4. Không đồng thời. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh C5. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất C6. Sáp không bị nóng chảy. Chất lỏng dẫn nhiệt kém C7. Chất khí dẫn nhiệt kém hơn chất lỏng Chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém VẬN DỤNG: C9. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém hơn C10. Vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém C11. Để tạo ra lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim C12. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt GHI NHỚ: (SGK)
Tài liệu đính kèm: