Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2011-2012 - Phan Quang Hiệp

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2011-2012 - Phan Quang Hiệp

- Hướng dẫn và theo dõi các làm thí nghiệm về các cách làm biến đổi nội năng cuả vật ?

- GV ghi các ví dụ hs đưa ra lên bảng và hướng dẫn HS phân tích để có thể qui chúng về hai loại biến đổi nội năng của vật đó là truyền nhiệt và thực hiện công

- Cho hs trả lời C1,C2 ? - Thảo luận nhóm về các cách làm biến đổi nội năng cuả vật

- Thảo luận nhóm : C1,C2 :Tuỳ thuộc vào học sinh

- Hai cách làm biến đổi nội năng của vật đó là truyền nhiệt và thực hiện công

- Truyền nhiệt :Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật màkhông cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt II.Các cách làm thay đổi nhiệt năng :

1.Thực hiện công : - Khi thực hiện công lên miếng đồng, nó có thể nóng lên, nhiệt năng tăng.

2.Truyền nhiệt :

- Có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật không bằng cách thực hiện công gọi là truyền nhiệt.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2011-2012 - Phan Quang Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25 Ngày soạn : 26-02-2012
Bài 21:
NHIỆT NĂNG
Tiết : 25	 Ngày dạy : 28-02-2012
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nĩ càng lớn.
- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì ?
2. Kĩ năng : - Sử dụng đúng thuật ngữ: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt .
3. Thái độ : - Kiên trì trong thí nghiệm, yêu thích môn học .
II. Chuẩn bị :
1. GV : - Qủa bóng cao su, phích nước nóng, bình thuỷ tinh, miếng kim loại, thìa nhôm .
2. HS : - Chuẩn bị các thìa nhôm .
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : - Các chất được cấu tạo như thế nào? Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ chuyển động của các hạt ?-Khái niệm động năng? Động năng phụ thuộc các đại lượng nào?
3. Tiến trình :
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới :
- Thả qủa bóng rơi cho HS quan sát, mô tả và rút ra kết luận.=>Cơ năng qủa bóng giảm dần, chúng biến thành các dạng năng lượng nào?
- HS đề xuất phương án giải quyết
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nhiệt năng :
- GV : Xây dựng khái niệm nhiệt năng ( Thông báo khái niệm )
- Cho hs tìm mối liên hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật ?
- Làm như thế nào để biết được nhiệt năng của một vật tăng hay giảm ?
- Thu thập thông tin và ghi vở :
-Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nội năng của vật 
-Tìm mối liên hệ giữa động năng và thế năng :
- Nhiệt độ cuảa vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt độ của vật càng lớn 
I.Nhiệt năng :
- Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh nghĩa là nhiệt năng của vật càng lớn.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng cảu vật :
- Hướng dẫn và theo dõi các làm thí nghiệm về các cách làm biến đổi nội năng cuả vật ?
- GV ghi các ví dụ hs đưa ra lên bảng và hướng dẫn HS phân tích để có thể qui chúng về hai loại biến đổi nội năng của vật đó là truyền nhiệt và thực hiện công 
- Cho hs trả lời C1,C2 ?
- Thảo luận nhóm về các cách làm biến đổi nội năng cuả vật 
- Thảo luận nhóm : C1,C2 :Tuỳ thuộc vào học sinh
- Hai cách làm biến đổi nội năng của vật đó là truyền nhiệt và thực hiện công 
- Truyền nhiệt :Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật màkhông cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt 
II.Các cách làm thay đổi nhiệt năng :
1.Thực hiện công : - Khi thực hiện công lên miếng đồng, nó có thể nóng lên, nhiệt năng tăng.
2.Truyền nhiệt :
- Có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật không bằng cách thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về nhiệt lượng :
- Thông báo định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng 
- Vì sao đơn vị của nhiệt lượng là jun ?
- Để cho HS hiểu độ lớn của 1 J GV thông báo :Muốn cho 1 g nước nóng lên 10C thì phải cần một nhiệt lượng gần 4 jun
- Ghi vở :
- Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hoặc được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng 
- Ký hiệu nhiệt lượng bằng chữ Q . Đơn vị nhiệt lượng là Jun (J)
III.Nhiệt lượng :
- Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
- Đơn vị là Jun(J).
- Nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp.
Hoạt động 5 : Vận dụng:
- Cho hs làm việc cá nhân trả lời C3;C4;C5 ?
- Hướng dẫn HS Trả lời C3;C4;C5
- Gọi một hs khác trả lời câu hỏi ?
- Cho hs khác nhận xét nội dung trả lời của bạn 
- Chốt lại đáp án đúng và cho các em ghi vở
- C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm , của nước tăng . đây là sự truyền nhiệt 
- C4 :Từ cơ năng sang nhiệt năng đây là sự thực hiện công 
- C5:Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng 
IV. Vận dụng :
- C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm , của nước tăng . đây là sự truyền nhiệt 
- C4 :Từ cơ năng sang nhiệt năng đây là sự thực hiện công 
- C5:Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng
IV. Củng cố: - Cho HS đọc ghi nhớ SGK ?
 - Hệ thống hóa các nội dung bài học cho HS.
V. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà đọc phần có thể em chưa biết . 
 - Về nhà xem lại các cách làm, làm các bài tập 21.2 trong SBT . 
 - Học ghi nhớ SGK . Chuẩn bị bài 22 SGK.
VI. Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................
...............

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25.doc