Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 24, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Hương

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 24, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Hương

Câu 1: Giữa các nguyên tử, phân tử có .

 A. Nước. B. Không khí. C. Khoảng cách. D. Chân không.

Câu 2: Quả bóng bay dù được buộc thật chặt lâu ngày vẫn bị xẹp vì:

 A. Khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau lạnh dần nên

 co lại.

B. Cao su là chất đàn hồi, sau khi thổi căng nó sẽ tự động co lại.

C. Không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử khí có thể lọt ra ngoài.

Câu 3: Nước biển mặn vì:

 A. Các phân tử nước biển có vị mặn.

 B. Các phân tử nước và muối liên kết với nhau.

 C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Câu 4: Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm 3 nước, thu được một hỗn hợp

 rượu- nước có thể tích:

 A. V = 100 cm3. B. V > 100 cm3. C. V < 100="">

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 24, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:25 - Tiết 24.
Ngày soạn:10/2/2010.
Ngày dạy: 8a/2/2010.
 8b/2/2010.
 8c/2/2010. 
Bài 21
Nhiệt năng
I- Mục tiêu
*Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
 - Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng
*Kĩ năng: - Sử dụng đúng thuật ngữ: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt,...
*Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
	II- Chuẩn bị
1.Học sinh : Học bài và làm bài tập, chuẩn bị giấy kiểm tra 15 phút.
2.Giáo viên: Giáo án, đề kiểm tra 15 phút.
 * Mỗi nhóm: 1 miếng kim loại, 1 cốc thuỷ tinh, 1 quả bóng cao su, 1 phích nước nóng, 1 cốc thuỷ tinh, 2 miếng kim loại, 1 đèn cồn, diêm.
 III- Tổ chức hoạt động dạy học
A- Tổ chức: Lớp: 8A/.. 8B/..8C /. 
B- Kiểm tra: Đề kiểm tra 15 phút.
Câu 1: Giữa các nguyên tử, phân tử có ......
	A. Nước.	 B. Không khí.	 C. Khoảng cách.	 D. Chân không.
Câu 2: Quả bóng bay dù được buộc thật chặt lâu ngày vẫn bị xẹp vì: 
 A. Khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau lạnh dần nên 
	co lại.	
B. Cao su là chất đàn hồi, sau khi thổi căng nó sẽ tự động co lại.
C. Không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử khí có thể lọt ra ngoài.
Câu 3: Nước biển mặn vì:
	A. Các phân tử nước biển có vị mặn.
	B. Các phân tử nước và muối liên kết với nhau.
	C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Câu 4: Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm 3 nước, thu được một hỗn hợp
 rượu- nước có thể tích:
	A. V = 100 cm3. B. V > 100 cm3. C. V < 100 cm3.
Câu 5: Khi hơi nước ngưng tụ thành nước ở thể lỏng, thể tích giảm vì:
	A Kích thước của phân tử giảm. B. Khoảng cách giữa các phân tử giảm. 	C. Cách sắp xếp các phân tử thay đổi.	 D. Cả A,B và C.
Câu 6: Đổ dầu ăn vào nước thì tạo thành 2 lớp trong bình, dầu ở trên, nước ở dưới vì:
	A. Giữa các phân tử dầu không có khoảng cách.
	B. Phân tử dầu nhẹ hơn phân tử nước nên nổi ở trên.
C. Dầu không hoà tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
Câu 7: Hạt chất của nước là hạt nào?
A. Electron.	 B. Nguyên tử nước.	 C. Phân tử nước. D. Cả A,B và C.
Câu 8: Đổ 5ml dầu ăn vào cốc có chứa sẵn 10ml nước, thể tích của hỗn hợp 
	dầu ăn - nước là:
	A. 15ml.	 B. Nhỏ hơn 15ml.	 	 C. Lớn hơn 15m.
Câu9: Hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các 
	nguyên tử, phân tử gây ra?
	A. Sự khuếch tán của đồng sunfát vào nước.
	B. Quả bóng dù buộc chặt đến đâu vẫn bị xẹp.
	C. Sự tạo thành gió.	D. Đường tan vào nước.
Câu 10: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào tăng?
A. Khối lượng của vật.	B. Trọng lượng của vật.
C. Cả A và B.	D. Nhiệt độ của vật.
Câu 11: Trong thí nghiệm Brao người ta quan sát được:
	A. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn, không ngừng.
	B. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn, không ngừng.
	C. Các nguyên tử nước chuyển động hỗn độn, không ngừng.
	D. Cả B và C. 
Câu 12: Các nguyên tử, phân tử chuyển động ....... 
A. Nhanh.	B. Chậm.	C. Không ngừng.
Câu 13: Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất khi tiếp xúc với nhau thì:
	A. Kết hợp với nhau.	B. Hoà lẫn vào nhau
	C. Một chất này xâm nhập vào chất kia.	 
Câu 14: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động........ 
	A. Càng nhanh. B. Càng chậm.	C. Không đổi vận tốc.
 Đáp án và biểu điểm
Câu
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
Câu7
Câu8
Câu9
Câu10
Câu11
Câu12
Câu13
Câu14
Điểm
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
í đúng
A
D
C
C
B
C
C
A
C
D
A
C
B
A
C- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(5ph)
- GV làm thí nghiệm: thả một quả bóng rơi. Yêu cầu HS quan sát, mô tả hiện tượng.
- GV: trong hiện tượng này, cơ năng giảm dần. Cơ năng của quả bóng đã biến mất hay chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời ở bài hôm nay.
HĐ2: Tìm hiểu về nhiệt năng (10ph)
- GV yêu cầu HS nhắc lại thế nào là động năng của một vật và đọc mục I-SGK.
- Yêu cầu HS trả lời: Nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích?
- Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật?(Căn cứ vào sự thay đổi nhiệt độ của vật)
HĐ3: Các cách làm thay đổi nhiệt năng (10ph)
- Làm thế nào để tăng nhiệt năng của một đồng xu?
- GV ghi các phương án lên bảng và hướng dẫn HS phân tích, quy chúng về hai loại: thực hiện công và truyền nhiệt.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra với những phương án khả thi.
- Nêu phương án và làm thí nghiệm làm thay đổi nhiệt năng của vật không cần thực hiện công?
- Cách làm giảm nhiệt năng của một đồng xu?
- GV chốt lại các cách làm thay đổi nhiệt năng.
HĐ4: Tìm hiểu về nhiệt lượng (5ph)
- GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.
- Khi cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc thì nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nào sang vật nào? Nhiệt độ sẽ thay đổi như thế nào?
- GV thông báo: muốn 1g nước nóng thêm 10C thì cần nhiệt lượng khoảng 4,2J
HĐ5:Vận dụng và ghi nhớ(7ph)
- Yêu cầu và theo dõi HS trả lời các câu hỏi C3, C4, C5.
- Tổ chức thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
*Qua bài học ghi nhớ nội dung gì?
- HS quan sát thí nghiệm và mô tả hiện tượng.
 (Chú ý: gập SGK)
 Ghi đầu bài
I- Nhiệt năng
- HS nghiên cứu mục I-SGK và trả lời câu hỏi của GV:
+ Nhiệt năng của một vật bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
+ Nhiệt độ của vật càng cao thì phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
II- Các cách làm thay đổi nhiệt năng
- HS thảo luận đề xuất phương án làm biến đổi nhiệt năng của vật và đưa ra những ví dụ cụ thể. Trả lời C1, C2
1- Thực hiện công: Khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng nóng lên, nhiệt năng của nó thay đổi.
C1: Cọ xát đồng xu,...
VD: Giã gạo , bơm xe đạp, cưa xẻ gỗ.
2- Truyền nhiệt: Là cách làm thay đổi nhiệt năng không cần thực hiện công.
C2: Hơ lên ngọn lửa, nhúng vào nước nóng,...
VD:nhúng thìa nhôm vào cốc nước nóng.
III- Nhiệt lượng
- HS ghi vở định nghĩa, đơn vị nhiệt lượng
+ Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
+ Đơn vị: Jun (J), Kí hiệu:Q
IV- Vận dụng
- Cá nhân HS trả lời các câu C3, C4, C5.
- Tham gia thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời.
1.Bài C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của cốc nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước.
2.Bài C4: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đây là quá trình thực hiện công.
3.Bài C5: Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, không khí gần quả bóng và mặt sàn.
4.Ghi nhớ: SGK(t75).
Hai HS đọc nội dung ghi nhớ.
D- Củng cố
	- Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những vấn đề gì?
	- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK)
E- Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài tập 21.1, 21.2, 21.3(SBT)
	- Ôn tập giờ sau kiểm tra một tiết
HD: 21.1C; 21.2B ; 21.3 Động năng thế năng nhiệt năng.
 Câu hỏi ôn tập:
1. Điều kiện có công cơ học, phát biểu định luật về công.
2. Công suất được tính như thế nào công thức và đơn vị.
3. Cơ năng gồm có những dạng năng lượng nào , nêu sự phụ thuộc của các dạng năng lượng đó, mỗi loại lấy một ví dụ.
4.Định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng.
5. Các chất được cấu tạo như thế nào , cho VD trong thực tế.
6. Nhiệt năng các cách làm biến đổi nhiệt năng. nhiệt lượng là gì?
 ******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT24.doc