Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23: Các chất được cấu tạo như thế nào - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Mai Phương

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23: Các chất được cấu tạo như thế nào - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Mai Phương

• GV làm thí nghiệm HS quan sát : đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước và o trong một bình trụ. Quan sát xem ta có thu được 100cm3 hỗn hợp rượu và nước không? Tại sao lại có hiện tượng lạ vậy. có phải chúng đã bốc hơi không? Để giải quyết vấn đề này ta sang bài học hôm nay

Hoạt động 2: tìm hiểu xem các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không

Cho HS đọc thông tin trong sgk

• Vật chất có liền một khối không? Vật chất được cấu tạo từ đâu?

• Các hạt riêng biệt được gọi là gì? phân từ từ đâu mà có?

• Mắt thường có thể nhìn thấy các hạt này không? Người ta dùng dụng cụ nào để nhìn thấy các hạt này?

GV nhấn mạnh các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử

• Vậy giữa các nguyên tử và phân tử có đặc điểm gì?

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23: Các chất được cấu tạo như thế nào - Năm học 2009-2010 - Vũ Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:24
Tiết :23
Tieát 23. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
Ngày soạn:23/1/2010
Ngày dạy :26/1/2010
Mục tiêu:
Kiến thức:
HS biết các chất được cấu tạo từ các hạt rất nhỏ bé là nguyên tử và phân tử
Biết giữa các nghuên tử và phân tử có khoảng cách 
Biết được thế nào là thí nghiệm mô hình 
Kĩ năng:
Quan sát hình, biết làm thí nghiệm mô hình 
Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng trong thực tế 
Thái độ:
Nghiêm túc, tự lực trong học tập 
Chuẩn bị:
HS: xem nội dung bài trước 
GV : thí nghiệm hình 19.1, tranh hình 19.2,19.3
Thí nghiệm mô hình: cát và ngô 
Hoạt động dạy học:
Hoạt động học của HS
Trợ giúp của GV
Hoạt động 1: ổn định lớp_ tổ chức tình huống học tập
HS quan sát hiện tượng xảy ra 
GV làm thí nghiệm HS quan sát : đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước và o trong một bình trụ. Quan sát xem ta có thu được 100cm3 hỗn hợp rượu và nước không? Tại sao lại có hiện tượng lạ vậy. có phải chúng đã bốc hơi không? Để giải quyết vấn đề này ta sang bài học hôm nay
Hoạt động 2: tìm hiểu xem các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không
HS đọc thông tin sgk
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời 
Cá nhân trả lời 
HS chú ý 
Cho HS đọc thông tin trong sgk
Vật chất có liền một khối không? Vật chất được cấu tạo từ đâu?
Các hạt riêng biệt được gọi là gì? phân từ từ đâu mà có?
Mắt thường có thể nhìn thấy các hạt này không? Người ta dùng dụng cụ nào để nhìn thấy các hạt này?
GV nhấn mạnh các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử
Vậy giữa các nguyên tử và phân tử có đặc điểm gì? 
Hoạt động 3: tìm hiểu xem giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách không
HS tự đọc thí nghiệm 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS chú ý
HS đọc C1
Cá nhân trả lời 
Nhóm làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Lớp thảo luận thống nhất câu trả lời 
HS đọc C2
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS chú ý 
Để thấy được giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách hay không cho HS tìm hiểu thí nghiệm mô hình 
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm mô hình và cho biết:
Thế nào là thí nghiệm mô hình?
GV nhấn mạnh về thí nghiệm mô hình cho HS nắm 
Yêu cầu HS đọc C1
ở thí nghiệm mô hình người ta thay rượu và nước bằng gì? tại sao dùng ngô và cát? Thí nghiệm được tiến hành như thế nào? 
GV chốt lại nội dung và yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, quan sát có hỗn hợp sau khi đổ cát và ngô? 
Hỗn hợp thu được như thế nào? Có bằng lúc ban đầu không? Tại sao có hiện tượng trên?
GV cho lớp thảo luận thống nhất câu trả lời 
Như vậy do giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách
Yêu cầu HS đọc C2
GV đặt câu hỏi để HS giải thích hiện tượng 
Vhh như thế nào so với Vn + Vc 
	Vhh như thế nào so với Vr + Vc
Tại sao các hạt cát lại xen lẫn vào các hạt ngô? Vậy thể tích hỗn hợp thu được có bằng với thể tích ban đầu của các cát và ngô không?
Tại sao thể tích hỗn hợp rượu và nước lại giảm ?
GV chốt lại cách giải thích của HS 
Tóm lại giữa các nguyên tử và phân tử có đặc điểm gì?
Người ta ứng dụng đặc điểm này vào thực tế như thế nào ta sang mục 3
Hoạt động 4: vận dụng
HS đọc và trả lời câu hỏi C3
HS đọc và trả lời C4
HS đọc và trả lời C5
HS chú ý 
Yêu cầu HS đọc và trả lời C3
Tại sao sau khi pha đường vào nước ta lại thấy nước có vị ngọt?
Yêu cầu HS đọc và trả lời C4
Sau khi bơm căng quả bóng cao su hay bóng bay thì dù có buộc chặt thì cũng thấy xẹp dần?
Yêu cầu HS đọc và trả lời C5
Tại sao ở dưới nước mà cá vẫn sống được?
GV thống nhất các câu trả lời của HS 
Hoạt động 5: củng cố _ dặn dò
Cá nhân trả lời câu hỏi 
HS ghi phần dặn dò của GV 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Các chất được cấu tạo từ đâu? Đặc điểm giữa các nguyên tử và phân tử?
Dặn HS học bài_ đọc có thể em chưa biết 
Làm bài tập trong SBT
Chuẩn bị bài mới 
Phần ghi bảng
Tiết: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
CÁC CHẤT CÓ ĐƯỢC CẤU TẠO TỪ CÁC HẠT RIÊNG BIỆT KHÔNG?
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử 
GIỮA CÁC PHÂN TỬ CÓ KHOẢNG CÁCH KHÔNG?
Thí nghiệm mô hình:
C1. Không. Vì giữa các nguyên tử có khoảng cách 
Giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách:
C2. Giữa các hạt ngô có khoảng cách, nên đổ cát vào thì các hạt cát xen lẫn vào hạt ngô, nên thể tích hỗn hợp giảm. tương tự giữa các phân tử rượu có khoảng cách nên khi đổ rượu vào nước thì các phân tử này xen kẽ vào nhau, nên thể tích hỗn hợp giảm 
VẬN DỤNG:
C3. Do các phân tử đường và nước có khoảng cách nên khi khuẩy lên thì chúng xen kẽ vào nhau, nên ta thấy nước có vị ngọt 
C4. Giữa các phân tử trên thành bóng cao su có khoảng cách, nên các phân tử không khí trong bóng đã chui qua các khoảng cách này, làm bóng xẹp dần 
C5. Vì giữa các phân tử nước và không khí có khoảng cách nên các phân tử không khí đã xen vào các phân tử nước, nên cá sống được 
GHI NHỚ: ( sgk)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 18.doc