Gv nêu các trường hợp thực hiện công
(con bò kéo xe và người lực sĩ nâng quả tạ) trong đó 1 trường hợp thực hiện công cơ học và 1 trường hợp không thực hiện công cơ học.
? Hãy phân tích các ví dụ trên về lực tác dụng, về độ chuyển dời của vật, phương lực tác dụng với phương chuyển động của vật.
? Vậy khi nào thì có công cơ học.
? Hãy lấy thêm ví dụ về vật thực hiện công cơ học.
? Yêu cầu Hs hoàn thành kết luận sgk.
- Gv củng cố:
? Chỉ có công cơ học khi nào.
? Công cơ học của lực là gì.
? Công cơ học gọi tắt là gì.
- Giáo viên chia mỗi bàn thành một nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm làm C3; C4 và phát biểu.
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả và chốt kiến thức phần I.
Tiết 14: CÔNG CƠ HỌC A- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được dấu hiệu để có công cơ học. Nêu được ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học. Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Nêu được tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng trong công thức. Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật. 2. Kỹ năng: Phân tích lực, thực hiện công. Tính công cơ học. 3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác làm thí nghiệm. B- CHUẨN BỊ : Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm, tranh vẽ. C- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 (8 ph) Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập. - Gv nêu yêu cầu kiểm tra: ? Viết lại công thức tính lực đẩy acsimet ? Chữa bài tập 12.5 (sbt). ? Chữa bài tập 12.7 (sbt). - Gv đặt vấn đề vào bài mới như sgk - 3 Hs lên bảng chữa bài tập . + Học sinh phát biểu. + 12.2: Khi vật nổi trên chất lỏng: PA1 = FĐ1; PA2 = FĐ2 FĐ1 = FĐ2 d1V1 = d2V2 . Mà V1 > V2 d1 < d2 CL2 có trọng lượng riêng lớn hơn. +12.5: PH = FĐ = d1.V. Do PH không đổi nên d1.V không đổi V chìm trong nước không đổi (vật) mực nước không đổi. + 12.7: Đáp số PVKK = 243, 75N. - Hs nhận xét. Hoạt động 2 Khi nào có công cơ học(13ph) - Gv nêu các trường hợp thực hiện công (con bò kéo xe và người lực sĩ nâng quả tạ) trong đó 1 trường hợp thực hiện công cơ học và 1 trường hợp không thực hiện công cơ học. ? Hãy phân tích các ví dụ trên về lực tác dụng, về độ chuyển dời của vật, phương lực tác dụng với phương chuyển động của vật. ? Vậy khi nào thì có công cơ học. ? Hãy lấy thêm ví dụ về vật thực hiện công cơ học. ? Yêu cầu Hs hoàn thành kết luận sgk. - Gv củng cố: ? Chỉ có công cơ học khi nào. ? Công cơ học của lực là gì. ? Công cơ học gọi tắt là gì. - Giáo viên chia mỗi bàn thành một nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm làm C3; C4 và phát biểu. - Gv nhận xét, đánh giá kết quả và chốt kiến thức phần I. - Hs đọc ví dụ sgk. - Hs phân tích: + Bò kéo xe, khi đó bò tác dụng vào xe một lực F > 0, xe dịch chuyển quãng đường s > 0 và phương F trùng với phương chuyển động, lúc này bò đã thực hiện công cơ học. + Quả tạ đứng yên, FN lớn, s dịch chuyển bằng không, lúc này công cơ học bằng 0. - Hs: Có lực tác dụng vào vật và làm vật dịch chuyển. Tức là: F >0 s > 0 - Hs lấy thêm ví dụ. - Hs nêu kết luận sgk. - Hs trả lời các câu hỏi củng cố của giáo viên. - Hs hoạt động nhóm trả lời C3; C4. + C3: a, c, d có công cơ học. + C4: Cả 3 trường hợp. Hoạt động 3 Xây dựng công thức tính công cơ học(10ph). ? Đọc sgk và xây dựng công thức tính công cơ học. ? Nêu đơn vị tính công cơ học. - Gv giới thiệu chú ý (sgk). - Gv phân tích: Khi có lực tác tác dụng nhưng vật không di chuyển, con người và máy móc vẫn tốn năng lượng. Trong GTVT đường gồ ghề, đi lại khó khăn, máy cần tốn nhiều năng lượng. Khi tắc đường các phương tiện vẫn nổ máy tốn năng lượng, thải nhiều khí độc hại. Biện pháp: Cải thiện đường giao thông, có biện pháp giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. - Hs: A = F.s với - Hs nêu đơn vị tính (J) có giải thích. - Hs đọc chú ý sgk. Hoạt động 4 Vận dụng – củng cố ( 12 ph) - Yêu cầu Hs vận dụng làm C5 – C7 (sgk). - Gv nêu câu hỏi củng cố: ? Công cơ học chỉ sử dụng trong những trường hợp nào. ? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào. Công thức tính công, đơn vị công cơ học? + C5: Đáp số A = F.s = 5.106 J. + C6: Đáp số A = P.h = 120J. + C7: Phương P vuông góc phương chuyển động nên AP = 0. - Hs trả lời các câu hỏi củng cố. + Công cơ học chỉ dùng khi có lực tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển. + Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển... Hoạt động 5 Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph) Giáo viên hướng dẫn học sinh học ở nhà - Học thuộc phần ghi nhớ (sgk). - Làm bài tập (sbt) - Đọc thêm mục “ Có thể em chưa biết”. HS nghe và ghi nhớ - Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: