Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 3: Chuyển động không đều - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 3: Chuyển động không đều - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Câu 1: Chuyển động không đều là chuyển động có:

A- Quỹ đạo là một đường tròn, độ lớn vận tốc không đổi theo thời gian.

B- Quỹ đạo là một đường thẳng, độ lớn vận tốc không đổi theo thời gian.

C- Độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian.

D- Hướng của chuyển động luôn luôn thay đổi theo thời gian.

Câu 2: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều :

A- Cánh quạt quay ổn định.

B- Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5km/h.

C- Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước.

D- Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất.

Câu 3: Trên các xe thường có đồng hồ đo vận tốc (hình 3.2). Khi xe chạy, kim

đồng hồ chỉ :

A- Vận tốc lớn nhất của xe trên

đoạn đường đi.

B- Vận tốc lớn nhất mà xe có thể

đạt đến.

C- Vận tốc trung bình của xe.

D- Vận tốc của xe vào lúc xem đồng hồ.

Câu 4: Vận tốc và thời gian chuyển động trên các đoạn đường AB, BC, CD lần

lượt là v1, v2, v3 và t1, t2, t3. Vận tốc trung bình trên đoạn đường AD là:

 

pdf 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 3: Chuyển động không đều - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 21 
 CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU 
(Hình 3.1) 
Chuyển động của vận động viên khi về gần đích, chuyển động của 
môtô khi qua khúc quanh . . . là những chuyển động không đều. 
 Thế nào là một chuyển động không đều ? 
 Xác định vận tốc của một chuyển động không 
đều bằng cách nào ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 22 
Câu 1: Chuyển động không đều là chuyển động có: 
 A- Quỹ đạo là một đường tròn, độ lớn vận tốc không đổi theo thời gian. 
 B- Quỹ đạo là một đường thẳng, độ lớn vận tốc không đổi theo thời gian. 
 C- Độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian. 
 D- Hướng của chuyển động luôn luôn thay đổi theo thời gian. 
Câu 2: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều : 
 A- Cánh quạt quay ổn định. 
 B- Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5km/h. 
 C- Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước. 
 D- Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất. 
Câu 3: Trên các xe thường có đồng hồ đo vận tốc (hình 3.2). Khi xe chạy, kim 
đồng hồ chỉ : 
 A- Vận tốc lớn nhất của xe trên 
đoạn đường đi. 
 B- Vận tốc lớn nhất mà xe có thể 
đạt đến. 
 C- Vận tốc trung bình của xe. 
 D- Vận tốc của xe vào lúc xem đồng hồ. 
Câu 4: Vận tốc và thời gian chuyển động trên các đoạn đường AB, BC, CD lần 
lượt là v1, v2, v3 và t1, t2, t3. Vận tốc trung bình trên đoạn đường AD là: 
 A- v = 
3
321 vvv ++ 
 B- v = 
321 ttt
CDBCAB
++
++ 
 C- v = 
1t
AB + 
2t
BC + 
3t
CD 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 23 
 D- Các công thức trên đều đúng. 
Câu 5: Nếu trên một đoạn đường, vật có lúc chuyển động nhanh dần, chậm dần, 
chuyển động đều thì chuyển động được xem là chuyển động : 
 A- Đều. 
 B- Không đều. 
 C- Chậm dần. 
 D- Nhanh dần. 
Câu 6: Tuyến đường sắt từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh dài 1730 km. Tàu hoả 
đi trên tuyến đường này mất 32 giờ. 
 a) Tính vận tốc trung bình của tàu hỏa trên tuyến đường này. 
 c) Chuyển động của tàu trên đoạn đường này có phải là chuyển động 
đều không ? Tại sao ? 
Câu 7: Để đo vận tốc xe chạy trên quốc lộ, cảnh sát giao thông thường dùng 
một dụng cụ đo vận tốc (gọi là súng bắn tốc độ). Dụng cụ này phát ra các sóng 
vô tuyến đến xe cần đo và cho giá trị vận tốc của xe trên mặt đồng hồ của dụng 
cụ. Giá trị vận tốc đo được có phải là vận tốc trung bình không ? 
Câu 8: Trong (hình 3.3), biết khoảng thời gian giữa hai vị trí liên tiếp A và B, 
B và C là 2s. 
 a) Tính vận tốc trung bình của xe trên từng giai đoạn. 
 b) Sau mỗi giai đoạn, vận tốc tăng thêm một lượng là bao nhiêu ? Có 
giai đoạn nào chuyển động là đều không ? 
 c) Tính vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường từ A đến đích. Câu 
9: Trong hình 3.4 khi xe đạp ở các vị trí A, B, C, D, E thì đồng hồ chỉ các giá trị 
tương ứng 1s, 2s, 3s, 5s, 8s. Đây có phải là chuyển động đều không ? 
(Hình 3.3) 
(Hình 3.4) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 24 
Câu 10: Một xe mô tô chuyển động có vận tốc 
mô tả trong đồ thị sau : 
a) Hãy cho biết tính chất của chuyển động 
trong từng giai đoạn. 
b) Tính đoạn đường mà vật đi được trong giai 
đoạn vật có vận tốc lớn nhất. 
 - Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của 
vận tốc thay đổi theo thời gian. 
- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên 
một quãng đường được tính bằng độ dài quãng đường đó 
chia cho thời gian để đi hết quãng đường : v = 
t
s 
(Hình 3.5) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 25 
Để cất cánh, vận tốc máy bay phải đạt một giá 
trị nào đó gọi là vận tốc cất cánh hoặc vận tốc 
tách đất. Giá trị này phụ thuộc vào từng loại 
máy bay, trung bình vào khoảng từ 100km/h 
đến 290 km/h. 
Để có vận tốc đó, máy bay phải chuyển động 
nhanh dần trên một đường băng. Vận tốc cất 
cánh càng lớn thì đường băng càng dài. Nếu 
đường băng ngắn (trên tàu sân bay), máy bay 
phải có các thiết bị hỗ trợ để tăng tốc nhanh. 
1-Ngồi trên một ôtô, khi ôtô tăng tốc, em bị kéo 
về phía sau. Còn khi xe thắng gấp, em bị chúi về 
phía trước. Vậy có cách nào nhận biết một chiếc 
xe đang chuyển động đều. 
2- Em hãy tìm cách xác định vận tốc khi em đi 
học từ nhà đến trường. 
Bạn Thảo : Trong thực tế, chuyển động đều xảy 
ra nhiều hơn chuyển động không đều". 
 Bạn Phương : " Mình nghĩ rằng chuyển động 
không đều xảy ra nhiều hơn chuyển động đều". 
Em hãy đóng vai bạn Thảo, chọn một bạn 
khác đóng vai bạn Phương, chọn mặt đất làm 
mốc và liệt kê các chuyển động thường gặp 
hàng ngày rồi thống kê chuyển động nào xảy 
ra nhiều hơn ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 26 
Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: D 
Câu 4: B ; Câu 5: B 
Câu 6: a) 50,06 km/h b) Không đều, vì tàu có lúc chạy nhanh, chạy chậm. 
Câu 7: Đó là vận tốc vào thời điểm máy đang đo (gọi là vận tốc tức thời ) chứ 
không phải là vận tốc trung bình. 
Câu 8: a) vAB = 2,5m/s vBC = 5m/s vCD = 7,5 m/s 
 vDE = 10 m/s vE-đích = 10 m/s 
 b) Từ A đến E, vận tốc tăng đều, cứ 2s thì tăng thêm 2,5 m/s. Còn từ D 
đến đích, chuyển động là đều vì vận tốc có độ lớn không thay đổi. 
 c) Vận tốc trung bình trên đọan đường này là v = 70m/10s = 7 m/s 
Câu 9: Không, vì đoạn đường như nhau, nhưng thời gian để thực hiện các đọan 
đường ấy là khác nhau. 
Câu 10: a) 1 : nhanh dần 2 : đều 3 : chậm dần 4 : đứng yên 
 5 : nhanh dần 6 : đều 7 : chậm dần 
 b) Mô tô chuyển động với vận tốc cực đại là 75 km/h trong 2 phút, như 
thế đi được mô tô đi được 2,5 km. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf03-Chuyen dong khong deu.pdf