Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 14, Bài 12: Sự nổi - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 14, Bài 12: Sự nổi - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

- 2 Hs lên bảng chữa bài tập:

+ 10.2: Ta có FA = d.V (d không đổi) nếu V2 > V3 > V1 F2 > F3 > F1.

+ 10.6:

- Trong không khí PĐ = Pn = P

 0A = 0B.

- Trong nước: F1 = PĐ - FĐ1 = P – d.VĐ ;

 F2 = Pn – FĐ2 = P – d.Vn .

 Do Vn VĐ F1 F2

 Cân không thăng bằng.

Hoạt động 2:

Nghiên cứu điều kiện vật nổi, vật chìm( 8 phút).

- C1: Hs phân tích lực:

Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của 2 lực là: Trọng lực và lực đẩy acximét ( cùng phương, ngược chiều.)

- Hs lên bảng vẽ hình minh hoạ.

- C2: a ) Vật chìm P > F.

 b) Vật lơ lửng P = F.

 c) Vật nổi P <>

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 14, Bài 12: Sự nổi - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14: SỰ NỔI
A- MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Giải thích được hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
 2. Kỹ năng:
- Làm thí nghiệm, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng. 
 3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác làm thí nghiệm.
B- CHUẨN BỊ :
Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm.
C- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
Hoạt động 1 
Kiểm tra – tổ chức tình huống học tập (13 ph)
- Gv nêu yêu cầu kiểm tra:
? Chữa bài tập 10.2 (sbt).
? Chữa bài tập 10.6 (sbt).
- Gv đặt vấn đề vào bài mới như sgk.
- 2 Hs lên bảng chữa bài tập:
+ 10.2: Ta có FA = d.V (d không đổi) nếu V2 > V3 > V1 F2 > F3 > F1.
+ 10.6: 
- Trong không khí PĐ = Pn = P 
 0A = 0B.
- Trong nước: F1 = PĐ - FĐ1 = P – d.VĐ ; 
 F2 = Pn – FĐ2 = P – d.Vn . 
 Do Vn VĐ F1 F2 
 Cân không thăng bằng.
Hoạt động 2: 
Nghiên cứu điều kiện vật nổi, vật chìm( 8 phút).
- Yêu cầu Hs nghiên cứu C1 và phân tích lực.
- Yêu cầu hs tiếp tục trả lời C2 (sgk).
? Dự đoán trạng thái của vật.
Vật nổi
P < F
Vật lơ lửng
P = F
Vật chìm
P > F
- C1: Hs phân tích lực: 
Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của 2 lực là: Trọng lực và lực đẩy acximét ( cùng phương, ngược chiều..)
- Hs lên bảng vẽ hình minh hoạ.
- C2: a ) Vật chìm P > F.
 b) Vật lơ lửng P = F.
 c) Vật nổi P < F.s
Hoạt động 3(10ph)
Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy acximét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng.
- Yêu cầu Hs thực hiện C3 (sgk).
? Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi.
- Giáo viên chia 2 bàn thành một nhóm, yêu cầu Hs hoạt động nhóm làm C4; C5 (sgk). Sau đó đại diện nhóm báo cáo.
- Gv nhận xét, đánh giá.
? Khi vật nổi lên hãy so sánh FĐ và P.
? Khi vật nổi lên mặt thoáng của chất lỏng thì V phần vật chìm trong chất lỏng sẽ như thế nào. Khi đó FĐ như thế nào.
- Gv giới thiệu: Khi P = FĐ thì vật nổi lên trên mặt thoáng chất lỏng.
- Hs trả lời C3 (sgk).
- Hs: Do PG < FĐCL
- Hs hoạt động nhóm :
+ C4: Khi miếng gỗ nổi thì vật cân bằng nên vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng. Khi đó FĐ = P.
+ C5: F = d.V 
- Hs: Giảm dần.
- Hs: FĐ giảm.
 Hoạt động 4
Vận dụng – củng cố ( 12 ph)
Yêu cầu Hs vận dụng kiến thức làm 
C6 – C8 (sgk).
- Gv nêu câu hỏi củng cố:
? Khi nhúng vật trong nước thì có thể xảy ra những trường hợp nào với vật. So sánh P và F .
? Vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì vật phải có điều kiện nào.
- Gv : chất lỏng nào có khối lượng riêng nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước.
+ Dầu rò rỉ khi khai thác , nổi lên mặt nước, SV không lấy được ô xi sẽ chết.
+ Sinh hoạt và SX thải ra lượng khí thải lớn nặng hơn không khí nên chuyển xuống sát mặt đất, ảnh hưởng môi trường và sức khoẻ con người.
? Ta có biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?
+ C6: Vật nhúng trong nước VV =VCL mà vật chiếm chỗ.
+ C7: Ta có dt = ; dtp = .
(dt, dtp cùng một chất).
- dthép của bi > dnước nên chìm.
- Tàu được chế tạo sao cho có khoảng chống để dtàu < dnước. Lúc này tàu có thể nổi trên mặt nước.
+ C8: Bi thép sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của Hg.
Hs trả lời:
a) Vật lơ lửng: PV= PL dV.V = dL.V 
 dV = dL.
b) Vật chìm xuống: P > FĐ 
 dV.V > dL.V dV > dL.
c) Vật nổi: Tương tự: dV < dL.
Hs nêu biện pháp:
+ Nơi tập trung đông người, trong nhà máy CN cần có biện pháp lưu thông khí (quạt gió, XD ống khói...)
+ Hạn chế khí thải độc hại.
+ Có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu, ứng cứu kịp thời khi tràn dầu.
Hoạt động 5
Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph)
Giáo viên hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ (sgk).
- Làm bài tập (sbt)
- Đọc thêm mục “ Có thể em chưa biết”
HS nghe và ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14.doc