Hoạt động 1 (10 ph): Kiểm tra sự chuẩn bị của hs và nêu mục tiêu của bài thực hành.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs bằng cách cho 3 hs trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 của phần nội dung thực hành.
HS: 3 hs trả lời các câu hỏi.
GV: Cho các hs khác nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
GV: Nêu tiêu chí đánh giá thực hành.
Hoạt động 2 (10 ph): hướng dẫn thí nghiệm:
GV: Yêu cầu 2 hs trả lời C4, C5.
HS: 2 hs trả lời.
GV: Gọi các hs khác nhận xét, sau đó nhận xét chung rồi đưa ra kết quả đúng nhất.
Hoạt động 3 (15 ph): Tổ chức thực hành.
GV: Yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành thực hành.
HS: Thực hành theo hướng dẫn của sgk và giáo viên.
GV: quan sát, hướng dẫn nhóm còn yếu và trả lời các câu hỏi của các nhóm.
Ngày giảng: Lớp 8A:/11/2008 Lớp 8B:/11/2008 Tiết: 13 Thực hành - kiểm tra thực hành Nghiệm lại lực đẩy ác si mét Mục Tiêu: Kiến thức: Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy ác si mét, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức. Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có Kĩ năng: Sử dụng được lực kế, bình chia độ...để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy ác si mét. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, cẩn thận. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 01 lực kế 0-2,5N, một vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50 cm3 01 bình chia độ, 01 giá đỡ, 01 khăn lau khô Học sinh: chuẩn bị 1 mẫu báo cáo thí nghiệm Tiến trình tổ chức dạy học: ổn định tổ chức lớp (1 ph) : Lớp 8A: Tổng số: vắng: . Lớp 8B: Tổng số: vắng: . Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài thực hành. Bài mới: Hoạt động của giáo viên- Học sinh Nội dung Hoạt động 1 (10 ph): Kiểm tra sự chuẩn bị của hs và nêu mục tiêu của bài thực hành. GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs bằng cách cho 3 hs trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 của phần nội dung thực hành. HS: 3 hs trả lời các câu hỏi. GV: Cho các hs khác nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. GV: Nêu tiêu chí đánh giá thực hành. Hoạt động 2 (10 ph): hướng dẫn thí nghiệm: GV: Yêu cầu 2 hs trả lời C4, C5. HS: 2 hs trả lời. GV: Gọi các hs khác nhận xét, sau đó nhận xét chung rồi đưa ra kết quả đúng nhất. Hoạt động 3 (15 ph): Tổ chức thực hành. GV: Yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành thực hành. HS: Thực hành theo hướng dẫn của sgk và giáo viên. GV: quan sát, hướng dẫn nhóm còn yếu và trả lời các câu hỏi của các nhóm. Hoạt động 4 (5 phút): Đánh giá thực hành Đánh giá theo tiêu chí: * Kĩ năng thực hành: (4 điểm): - Thành thạo trong công việc đo lực đẩy ác si mét. (2 điểm) - Còn lúng túng: (1 điểm) - Thành thạo trong công việc đo trọng lượng của chất lỏng (2 điểm) - Còn lúng túng (1 điểm) * Đánh giá kết quả TH (4 điểm) - Báo cáo đầy đủ, trả lời chính xác (2đ) - Báo cáo không đầy đủ, có chỗ chưa chính xác (1 điểm) - Kết quả phù hợp, có đơn vị: (2 điểm) - Còn thiếu sót: 1 điểm) * Đánh giá thái độ, tác phong: (2 điểm). - Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực: (2đ) - Tác phong chưa tốt (1 điểm). I. chuẩn bị: II. Hướng dẫn thí nghiệm. C4: Fa = P = d.V. C5: a) đo P1 vật trong kk. đo P2 vật trong chất lỏng. Fa = P1 – P2. b) Đo trọng lượng chất lỏng mà vật chiếm chỗ. - Đo P1 bằng cách đổ nước vào bình, đo băng lực kế. - Đổ nước đến V2, đo P2 Pnước = P2 – P1. III. Thực hành. IV. Đánh giá. Củng cố (3 ph): Thu báo cáo kết quả thí nghiệm của các cá nhân về nhà đánh giá cho điểm theo thang điểm đã nêu ra ở đầu bài. Thu dọn dụng cụ, vât liệu thực hành, vệ sinh sạch sẽ Nhận xét giờ thực hành: ý thức, thái độ, tác phong, kỹ năng Hướng dẫn học ở nhà (1ph): Về nhà đọc trước bài “Sự nổi”
Tài liệu đính kèm: