Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 13, Bài 12: Sự nổi - Năm học 2005-2006

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 13, Bài 12: Sự nổi - Năm học 2005-2006

HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập

-Viên gạch nặng hơn miếng gỗ, thả vào nước thì vật nào chìm,vật nào nổi? Tại sao?

-Vậy có thể nói chung là vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì nổi được không? Cho ví dụ?

- Ay thế mà lại có những trường hợp ngược lại: cái kim nhẹ hơn cái tàu thuỷ rất nhiều, thế mà tàu nổi, kim chìm .Tại sao?

Bài hôm nay ta sẽ xét kĩ xem khi nào vật nổi, khi nào vật chìm.

*Thảo luận chung ở lớp:

- Viên gạch chìm vì viên gạch nặng còn miếng gỗ nổi vì miếng gỗ nhẹ .

- Được, ví dụ cái lá nhẹ thì nổi, hòn đá nặng thì chìm.

* HS lúng túng.Không thảo luận.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 13, Bài 12: Sự nổi - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần13: 	Ngày 22/11/05
Tiết 13: Bài12
 SỰ NỔI
I. MỤC TIÊU
Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
Nêu được điều kiện nổi của vật.
Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ
Cho mỗi nhóm HS: 
1cốc thuỷ tinh to đựng nước.
1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ.
1 ống nghiệm nhỏ đựng cát( vật lơ lửng) có nút đậy kín.
Bảng vẽ các hình trong SGK.
Mô hình tàu ngầm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Oån định lớp
KTBC(5phút)
Lực đẩy Ac-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng thì có trạng thái chuyển động như thế nào?
Bài mới:
TL
THẦY 
TRÒ
GHI BẢNG
5
HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập
-Viên gạch nặng hơn miếng gỗ, thả vào nước thì vật nào chìm,vật nào nổi? Tại sao?
-Vậy có thể nói chung là vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì nổi được không? Cho ví dụ?
- Aáy thế mà lại có những trường hợp ngược lại: cái kim nhẹ hơn cái tàu thuỷ rất nhiều, thế mà tàu nổi, kim chìm .Tại sao?
Bài hôm nay ta sẽ xét kĩ xem khi nào vật nổi, khi nào vật chìm.
*Thảo luận chung ở lớp:
- Viên gạch chìm vì viên gạch nặng còn miếng gỗ nổi vì miếng gỗ nhẹ .
- Được, ví dụ cái lá nhẹ thì nổi, hòn đá nặng thì chìm.
* HS lúng túng.Không thảo luận.
Bài 12: Sự nổi
12
HĐ 2: Tìm hiểu điều kiện để 1 vật nổi hay chìm trong chất lỏng?
- Muốn xét xem vật nhúng trong chất lỏng sẽ chìm xuống hay nổi lên, nghĩa là sẽ c/đ như thế nào, ta hãy xét những lực tác dụng lên vật.
- Yêu cầu HS trả lời C1,C2 để tìm ra điều kiện để 1 vật nhúng trong nước sẽ nổi hay chìm.
- Cần chú ý rằng vật chìm xuống có nghĩa là vật c/đ xuống phía dưới, vật nổi lên là vật c/đ hướng lên trên.
*Thảo luận nhóm:
- Xác định hai lực tác dụng lên vật là P và FA.
- Vẽ các vectơ lực trên hình 12.1sgk.
-Rút ra nhận xét:
H12.1a: vật chìm xuống.
H12.1b:vật lơ lửng.
H12.1c: vật nổi lên.
*Thảo luận về các nhận xét.
I .Điều kiện để vật nổi, vật chìm:
C1: Một vật ở trong chất lỏng chịu tác dụng của các lực : trọng lực P và lực đẩy Ac-si-mét.
Các lực này cùng phương và ngược chiều.
C2:Có thể xảy ra 3 trường hợp sau đây:
a)P>FA b) P = FA c)P <FA
Vật sẽ chìm; vật sẽ lơ lửng; vật se nổi
Kết luận:
*Nhúng một vật vào chất lỏng thì:
+Vật chìm xuống khi trọng lượng P lớn hơn lực đẩy Ac-si-met F: P>F.
+Vật nổi lên khi: P<F.
+Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: P= F.
8
HĐ 3: Tìm hiểu điều kiện để vật nổi trên mặt nước:
Đvđ: như ở trên ta đã thấy, khi FA>P thì vật nổi lên,c/đ từ dưới lên trên. Cuối cùng vật lên đến mặt nước thì sẽ c/đ như thế nào?
-Khi vật đứng yên trên mặt nước thì quan hệ giữa Pvà FA như thế nào?
- Ta đã biết P không đổi. Vậy lên đến mặt nước FA lại giảm đi. Tại sao? Hãy quan sát miếng gỗ nổi trên mặt nước và cho biết vì sao khi miếng gỗ nổi trên mặt nước thì FA lại nhỏ hơn khi vật chìm hẳn trong nước?
-Yêu cầu HS trả lời C4,C5.
-Hãy rút ra nhận xét khi vật nổi trên mặt nước thì lực đẩy Aùc-si-mét tác dụng lên vật được tính như thế nào?
- Nêu thêm câu hỏi củng cố. Nếu ta đặt thêm lên miếng gỗ ở hình 12.2 sgk 1 quả cầu nhỏ thì trọng lượng tổng cộng của khúc gỗ và quả cầu sẽ lớn hơn lực đẩy Acsimét. Tại sao khúc gỗ vẫn nổi?
- Vật sẽ không c/đ nữa mà đứng yên trên mặt nước.
- Lúc đó FA = P.
* Thảo luận nhóm. Làm TN theo nhóm rút ra nhận xét:
- Khi vật nổi trên mặt nước chỉ có một phần của vật chìm trong nước, phần này có thể tích V1 bé hơn thể tích V của vật. Bởi vậy:
 V1.d < Vd.d
 FA1 < FA
-FA1 = d.V1 trong đó V1 là phần vật chìm trong chất lỏng ( nhỏ hơn V của vật)
*Cá nhân suy nghĩ trả lời chung ở lớp. Thảo luận.
-P + P’>FA cho nên vật chìm xuống, phần thể tích chìm trong chất lỏng tăng lên cho nên FA cũng tăng lên, đến khi bằng P + P’ thì vật lại đứng yên trên mặt nước.
II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng:
C3: Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng của nó và lực đẩy Acsimét cân bằng nhau, vì vật đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng.
C5: Câu B.
Kết luận: 
* Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ac-si-met : F = d.V, trong đó V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, (không phải là thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
8
HĐ 4: Vận dụng.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C6. Hướng dẫn như sau:
Hãy vận dụng điều kiện của vật nổi lên hay chìm xuống đã xét ở trên, kết hợp với công thức tính lực đẩy Aùcimét và trọng lượng của vật để giải bài toán.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C7,C8.
Hướng dẫn : vận dụng kết quả của C7.
- Cho HS tự làm C9.
- Cá nhân tìm lời giải, một HS trình bày trước lớp, các HS khác theo dõi, tham gia thảo luận.
C6: FA = dl.V
 P = dv.V
Từ điều kiện để vật nổi lên
FA >P dl.V> dv.V
 dl>dv - vật nổi lên.
FA=P dl.V= dv.V
dl=dv vật lơ lửng.
FA<P dl.V<dv.V
 dl<dv vật chìm xuống.
C7: Hòn bi làm bằng thép có dv>dn nên bị chìm.Tàu làm bằng thép, nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, nên con tàu có thể nổi trên mặt nước.
C8: Thả một hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi thép sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của Hg.
C9: FA = FA
 FA < PM
 FA = PN
 PM > PN
5
HĐ 5: Tổng kết bài học
-Yêu cầu HS tự đọc phần ghi nhớ.
-Trả lời các câu hỏi sau:
+Nêu điều kiện để 1 vật nhúng trong nước nổi lên. Lơ lửng và chìm xuống.
+Nêu điều kiện để 1 vật nổi trên mặt nước.
+Nêu điều kiện để 1vật đặc nổi hay chìm.
-HS tự đọc phần ghi nhớ SGK và ghi vào vở.
-HS trả lời các câu hỏi .
GHI NHỚ : SGK
Dặn dò: (2phút)
Học bài trong vở và phần ghi nhớ sgk.
Làm các bài tập trong SBT.
Xem trước bài 13: Công cơ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT13.doc