Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 13: Áp suất khí quyển - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 13: Áp suất khí quyển - Năm học 2011-2012

I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển.

- Trái đất được bao bọc bởi bởi lớp không khí dày hàng ngàn Km gọi là khí quyển.

- Vì không khí có trọng lượng nên mọi vật trên trái đất và trái đất đều chịu tác dụng của áp suất lớp không khí này đó là áp suất khí quyển.

* TN: HS: Hoạt động nhóm. Quan sát hiện tượng và giải thích.

C1: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.

HS: Làm TN theo hình vẽ 9.3. Trả lời C2

C2: Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.

C3: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì thì nước sẽ chảy ra khỏi ống. Vì khi đó khí trong ống thông với khí quyển. áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển → nước chảy từ ống ra.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 13: Áp suất khí quyển - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/11/2011 Ngày dạy: 15/11/2011	
Tiết 13: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS mô tả và giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển.
2. Kĩ năng: Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển và xác định được áp suất khí quyển.
3. Thái độ: Yêu thích môn học và nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng : Cho mỗi nhóm:
	+ 2 vỏ chai nước khoáng bằng nhựa.
	+ 1 Cốc đựng nước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức Kiểm tra sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
HS1: Phát biểu kết luận về áp suất chất lỏng?Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng trả lời bài tập 8.1; 8.3.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển
Mục tiêu: Qua các thí nghiệm HS tìm hiểu được sự tồn tại của áp suất khí quyển
GV: Giới thiệu về lớp khí quyển của trái đất.
 (?) Em hãy giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển?
GV: Y/c HS: Làm TN 1 theo hình (H9.2). Trả lời C1.
Làm TN 2 theo hình 9.3: Cắm 1 ống thuỷ tinh ngập trong nước lấy ngón tay bịt kín đầu trên và kéo ống ra khỏi nước.
(?) Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì xảy ra hiện tượng gì? Hãy giải thích.
GV mô tả TN Ghê-rích và Y/c HS giải thích hiện tượng.
GV: Qua các TN trên cho thấy áp suất khí quyển có độ lớn. Độ lớn của Pkhí quyển được tính như thế nào? -> II,
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Trái đất được bao bọc bởi bởi lớp không khí dày hàng ngàn Km gọi là khí quyển.
- Vì không khí có trọng lượng nên mọi vật trên trái đất và trái đất đều chịu tác dụng của áp suất lớp không khí này đó là áp suất khí quyển.
* TN: HS: Hoạt động nhóm. Quan sát hiện tượng và giải thích.
C1: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
HS: Làm TN theo hình vẽ 9.3. Trả lời C2
C2: Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.
C3: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì thì nước sẽ chảy ra khỏi ống. Vì khi đó khí trong ống thông với khí quyển. áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển → nước chảy từ ống ra.
HS: Đọc – tìm hiểu TN3- Trả lời C4.
C4: Vì khi hút hết không khí trong quả cầu ra thì pqủa cầu = 0. Trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm 2 bán cầu ép chặt với nhau.
Hoạt động 2: Vận dụng
GV: Yêu cầu trả lời các câu C8, C9
III. Vận Dụng
C8: Nước không chảy ra vì trọng lượng của cột nước nhỏ hơn áp suất khí quyển gây ra ( po)
C9: Đục 1 lỗ trên quả Dừa -> nước dừa không chảy ra được. Đục thêm 1 lỗ nữa -> nước dừa chảy ra được.
IV. CŨNG CỐ
(?) Tại sao mọi vật trên trái đất chịu tác dụng của áp suất khí quyển?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học bài và làm bài tập 9.1- 9.6 (SBT)
+ Đọc trước bài 10: Lực đẩy Ác- si – mét

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13 TUAN 10(1).doc