Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12,13

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12,13

Yêu cầu học sinh dự đoán và mô tả tóm tắt dự đoán.

HS dự đoán:

Nếu nhúng trong chất lỏng càng nhiều thì chất lỏng sẽ dân lên như thế nào ?

GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để đưa ra phương án thí nghiệm.

Yêu cầu học sinh tìm hiểu thí nghiệm 10.3 và nêu các bước tiến hành.

HS : Nêu các bước tiến hành

Dựa vào kết quả thí nghiệm các em có nhận xét gì về Fđ và Pnước tràn ra.

- Fđẩy của chất lỏng lên vật được tính như thế nào?

- Qua công thức. Vậy lực đẩy Acsimét phụ thuộc yếu tố nào ? II. Độ lớn của lực đẩy Acsimét:

1.Dự đoán:

Vật nhúng trong chất lỏng càng nhiều thì Fđ của nước càng mạnh.

2.Thí nghiệm kiểm tra:

B1: Đo P1 của cốc + vật

B2: Nhúng vật vào nước, nước tràn ra cốc, đo trọng lượng P2.

B3: So sánh P2 và P1

B4: Đổ nước tràn ra vào cốc P1 = P2 + Pnc tràn ra

 Nhận xét:Fđ = Pnc tràn ra

C3: Vật càng nhúng chìm nhiều -> Pnước dâng lên càng lớn -> Fđ nước càng lớn

3.Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét

Fđ = d.V

Trong đó: d là TLR của chất lỏng

 V là thể tích mà vật chiếm chỗ

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12,13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 12: LỰC ĐẨY ACSIMÉT
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 	
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại lực đẩy Acsimét
2. Kĩ năng: Vận dụng được công thức về lực ẩy Ác-si-mét F = V.d.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm việc tập thể và cẩn thẩn trong công việc.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thí nghiệm khảo sát, nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm: 1 lực kế, 1giá đỡ, 1cốc nước, 1bình tràn, 1quả nặng (1N)
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức: (1’) 
 II. Bài cũ: (4’) 	- HS1: Chữa bài tập 9.1; 9.2; 9.3
 	- HS2: Chữa bài tập 9.4
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1: (2ph) Tổ chức tình huống học tập
Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao ?
HOẠT ĐỘNG 2: (15ph)Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm ở hình 10.2, thí nghiệm gồm có những dụng cụ gì? Các bước tiến hành thí nghiệm ?
HS trả lời theo yêu cầu của GV.
GV : Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm đo P và P1 trả lời C1.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh.
Thông qua th/ng yêu cầu HS trả lời C2:
HS: Trả lời C2, hoàn chỉnh nội dung.
GV giới thiệu về lịch sử Acsimet
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó:
Thí nghiệm:
C1: P1 chứng tỏ vật nhúng trong nước chịu 2 lực tác dụng : P và Fđ (lực đẩy), Fđ và P ngược chiều nên: P1 = P - Fđ < P
C2: Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên 
HOẠT ĐỘNG 3:(10ph) Tìm công thức tính lực đẩy Acsimét
Yêu cầu học sinh dự đoán và mô tả tóm tắt dự đoán.
HS dự đoán:
Nếu nhúng trong chất lỏng càng nhiều thì chất lỏng sẽ dân lên như thế nào ?
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để đưa ra phương án thí nghiệm.
Yêu cầu học sinh tìm hiểu thí nghiệm 10.3 và nêu các bước tiến hành.
HS : Nêu các bước tiến hành
Dựa vào kết quả thí nghiệm các em có nhận xét gì về Fđ và Pnước tràn ra.
- Fđẩy của chất lỏng lên vật được tính như thế nào?
- Qua công thức. Vậy lực đẩy Acsimét phụ thuộc yếu tố nào ?
II. Độ lớn của lực đẩy Acsimét:
1.Dự đoán:
Vật nhúng trong chất lỏng càng nhiều thì Fđ của nước càng mạnh.
2.Thí nghiệm kiểm tra:
B1: Đo P1 của cốc + vật
B2: Nhúng vật vào nước, nước tràn ra cốc, đo trọng lượng P2.
B3: So sánh P2 và P1
B4: Đổ nước tràn ra vào cốc P1 = P2 + Pnc tràn ra
 Nhận xét:Fđ = Pnc tràn ra
C3: Vật càng nhúng chìm nhiều -> Pnước dâng lên càng lớn -> Fđ nước càng lớn
3.Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét
Fđ = d.V
Trong đó: d là TLR của chất lỏng
 V là thể tích mà vật chiếm chỗ
HOẠT ĐỘNG 4:(8ph) Vận dụng
Yêu cầu học sinh giải thích C4
HS giải thích C4
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời C5, C6
HS: Trả lời C5, C6, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
III. Vận dụng:
C4: Gầu nước ngập dưới nước thì: 
 P = P1 – Fđ nên lực kéo giảm đi so với khi gầu ở ngoài không khí.
C5: Fđ nhôm = d.Vnhôm
 Fđ thép = d.Vthép
 Vnhôm = Vthép -> Fđ nhôm = Fđ thép 
C6: Fđ1 = dd.V
 Fđ2 = dn.V
 dn > dd -> Fđ1 < Fđ2 
 IV. CỦNG CỐ: (2’)
- Phát biểu ghi nhớ của bài học.
- Làm thế nào để đo lực đẩy Acsimét? Fasm phụ thuộc yếu tố nào?.
- HS đọc nội dung ghi nhớ của bài học.
 V. DẶN DÒ: (3’)
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Đọc phần có thể em chưa biết và trả lời C7 (SGK). 
- Làm bài tập (SBT). Chuẩn bị bài thực hành: Trả lời các câu hỏi trong bài thực hành, nắm được các bước tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
 TIẾT 13: THỰC HÀNH - NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ACSIMÉT
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại lực đẩy Acsimét
2. Kĩ năng: Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm việc theo nhóm và cẩn thẩn trong công việc
B. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích và quan sát thực nghiệm:
C. CHUẨN BỊ:
Mỗi nhóm: 1lực kế GHĐ: 2,5N, vật nặng có V = 50cm3 
 1bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 bình nước, 1 khăn lau khô.
Mỗi HS: Mẫu báo cáo thí nghiệm.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định tổ chức: (1’) 	
II. Bài cũ: (4’)
- Hãy viết công thức tính lực đẩy Acsimét và giải thích các đại lượng trong công thức?
- Nêu cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước?
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1:(15ph) Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm
Đo lực đẩy Acsimet cần có dụng cụ nào?
HS: Trả lời C4, C5
Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm
nhóm đo FA
Học sinh đo và ghi vào báo cáo
GV: Yêu cầu học sinh tiến hành như hình 11.3 và 11.4 (SGK) hoàn thành C2, C3 và ghi kết quả vào báo cáo
1.Lực đẩy Acsimét
B1: Trả lời C4, C5 vào báo cáo
B2: Đo 3 lần
2. Đo trong lượng nước mà vật chiếm chỗ
Tính P nước mà vật chiếm chỗ.
3.Nhận xét kết quả đo vav rút ra kết luận:
HOẠT ĐỘNG 2: (20ph) Học sinh làm thí nghiệm
GV quan sát các nhóm tiến hành thí nghiệm.
-Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm và điền vào báo cáo
Báo kết quả thí nghiệm
IV. CỦNG CỐ:(2’) Nhận xét quá trình làm thí nghiệm, thu báo cáo của học sinh
V. DẶN DÒ: (3’) Xem trước bài Sự nổi, xem lại đặc điểm của áp suất chất lỏng, lực đẩy Acsimet.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12 Vat Ly8.doc