Hoạt động1: Tạo tình huống học tập
Nêu vấn đề: ta đã biết ở một nơi trên trái đất trọng lực tác dụng vào một vật có giá trị không đổi. vậy khi ta kéo một gàu nước từ dưới đáy giếng lên thì trong khi kéo trọng lực tác dụng vào thùng nước có thay đổi không?
GV: đúng là càng lên cao trọng lực càng giảm nhưng rất nhỏ và khó nhận thấy. Vậy tại sao khi kéo thùng nước lên khi còn ngập trong nước ta lại “thấy” nhẹ hơn khi lên khỏi mặt nước?
Vào bài: để giải thích được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay “Lực đẩy Ac si mét”
Hoạt động2: Tìm hiểu lực t/dụng của c.lỏng lên vật nhúng trong nó.
1/Đặt vấn đề:
Hỏi: treo một quả nặng vào dưới một lực kế, lực kế chỉ P1.Đó là độ lớn của lực nào và có hướng như thế nào?
GV: lấy tay đẩy quả nặng lên, lực kế chỉ giá trị P2 < p1.="" vậy="" trọng="" lực="" tác="" dụng="" vào="" vật="" giảm,="" nguyên="">
Hỏi: lực của tay Thầy tác dụng vào vật có phương, chiều và độ lớn?
GV: làm lại TN tương tự nhưng nhúng vật vào trong chất lỏng.
Hỏi: số chỉ của lực kế cũng giảm, kết quả này chứng tỏ điều gì?
Hỏi: cái gì đã t.dụng lực đẩy vật lên?
Hỏi: qua TN,em rút ra được k.luận gì?
Ngày soạn: 1/11/2008 Tiết 12 Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1.Kiến thức: -Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác - si - mét. -Làm được thí nghiệm đo lực đẩy Ác - si - mét. -Viết được công thức tính lực đẩy Ác - si - mét. 2.Kĩ năng: rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. 3.Thái độ : Say mê tìm tòi, yêu thích môn học . II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Thầy: bộ TN gòm: +Một lực kế có GHĐ 3(N) và giá treo. +Một cốc thủy tinh có dây treo ở trên và móc treo ở dưới. +Một quả cân nặng 200 (g). +Một bình tràn +Một cốc hứng nước. +Một bình chứa nước. Mỗi nhóm HS: +Một lực kế có GHĐ 3(N) và giá treo. +Một quả cân nặng 200 (g). +Một cốc hứng nước. III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Trật tự + sỉ số 2.Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra 3. Bài mới: TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC 5 ph 8 ph 20 ph 7 ph 5 ph Hoạt động1: Tạo tình huống học tập Nêu vấn đề: ta đã biết ở một nơi trên trái đất trọng lực tác dụng vào một vật có giá trị không đổi. vậy khi ta kéo một gàu nước từ dưới đáy giếng lên thì trong khi kéo trọng lực tác dụng vào thùng nước có thay đổi không? GV: đúng là càng lên cao trọng lực càng giảm nhưng rất nhỏ và khó nhận thấy. Vậy tại sao khi kéo thùng nước lên khi còn ngập trong nước ta lại “thấy” nhẹ hơn khi lên khỏi mặt nước? Vào bài: để giải thích được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay “Lực đẩy Ac si mét” Hoạt động2: Tìm hiểu lực t/dụng của c.lỏng lên vật nhúng trong nó. 1/Đặt vấn đề: Hỏi: treo một quả nặng vào dưới một lực kế, lực kế chỉ P1.Đó là độ lớn của lực nào và có hướng như thế nào? GV: lấy tay đẩy quả nặng lên, lực kế chỉ giá trị P2 < P1. Vậy trọng lực tác dụng vào vật giảm, nguyên nhân? Hỏi: lực của tay Thầy tác dụng vào vật có phương, chiều và độ lớn? GV: làm lại TN tương tự nhưng nhúng vật vào trong chất lỏng. Hỏi: số chỉ của lực kế cũng giảm, kết quả này chứng tỏ điều gì? Hỏi: cái gì đã t.dụng lực đẩy vật lên? Hỏi: qua TN,em rút ra được k.luận gì? 2/Kết luận: GV: +yêu cầu HS hoàn chỉnh các kết luận trong SGK +Thông báo tên lực đẩy của chất lỏng: lực đẩy Ác si mét và cho HS ghi bài Hỏi: dựa trên kiến thức vừa học, em hãy giải thích vấn đề đã nêu ra ở đầu bài: vì sao khi kéo gàu nước khi còn ở trong nước nhẹ hơn khi lên khỏi mặt nước? Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ác si mét. 1/Nêu vấn đề: ? Hỏi: các em hãy dự đoán xem lực đẩy của chất lỏng phụ thuộc vào cái gì? GV: khẳng định 2 trường hợp HS nêu ra là: chất lỏng và vật đồng thời cho HS giơ tay biểu quyết từng trường hợp theo tỉ lệ %. Thông báo: để biết được dự đoán nào đúng các em hãy đọc phần dự đoán của Ác si mét, nếu dự đoán nào trùng với dự đoán của ông thì dự đoán đó đúng vì dự đoán của Ác si mét đã được chứng minh rồi. Hỏi: hãy nêu dự đoán của Ác si mét? GVkhẳng định: như vậy là phụ thuộc vào chất lỏng . Hỏi thêm: Ác si mét đã căn cứ vào đâu mà dự đoán như thế? GV khẳng định: Đúng: bình thường ta không nhận thấy rỏ sự phụ thuộc của lực đẩy vào chất lỏng.Chính vì thế sự phát minh của Ác si mét mới trở nên nổi tiếng trong lịch sử? Chúng ta hãy làm TN để kiểm tra xem dự đoán của Ác si mét có đúng không. 3/Thí nghiệm kiểm tra: GV: nêu vắn tắt cách làm TN: +treo vật vào lực kế, trọng lực tác dụng vào vật là P1. +Nhúng vật vào trong bình tràn đựng nước, trọng lực tác dụng vào vật là P2. +Lực đẩy là FA = P1 - P2 +lấy lượng nước tràn ra treo vào lực kế để đo trọng lượng rồi so sánh: -trọng lượng của chất lỏng với FA -thể tích nước tràn ra với thể tích của vật chiếm chỗ. GV: yêu cầu HS làm TN và rút ra kết luận. GV kết luận: lực đẩy Ác si mét là đúng GV: gọi V là thể tích của vật (thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ), d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Hãy tính trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Hoạt động 4: Vận dụng GV: yêu cầu HS chuẩn bị cá nhân, lần lượt trả lời các câu hỏi C5 và C6. GV: hướng dẫn câu C7 cho HS về nhà vẽ vào vỡ bài tập. Hoạt động 5: Củng cố GV: yêu cầu HS đọc phần “ghi nhớ” Hỏi: +Khi nào xuất hiện lực đẩy Ác si mét? +Nêu những yếu tố của lực đẩy Ác si mét (điểm đặt, phương, chiều, cường độ)? HS: thảo luận DK: + không thay đổi +Có thể thay đổi một ít vì càng lên thì trọng lực càng giảm. HS: suy nghĩ HS-yếu: trọng lực P, có hướng từ trên xuống. HS-yếu: do tay Thầy đã đẩy vật lên HS: +phương: thẳng đứng. +Chiều: từ dưới lên +Độ lớn: F = P1 - P2 HS-TB: có lực đẩy vào vật từ dưới lên làm cho số chỉ lực kế giảm. HS-yếu: nước HS: thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời: Một vật nhúng vào trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên. HS-TB: do lực đẩy Ác si mét nên trọng lực tác dụng vào vật giảm do đó ta kéo nhẹ hơn. HS: một số em nêu ý kiến : +Phụ thuộc vào vật nhúng trong nước. +Phụ thuộc vào chính chất lỏng. +Không thảo luận HS: đọc SGK HS-yếu: lực đẩy của nước bằng trọng lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. HS-khá: lực đẩy của nước càng lớn khi cơ thể càng chìm trong nước do đó phần nước bị cơ thể chiếm chổ càng lớn. HS: lực FA đẩy lên đúng bằng trọng lượng của lượng chất lỏng hứng được Pcl : FA = Pcl và thể tích nước bị chiếm chỗ bằng thể tích vật chiếm chỗ. HS: thảo luận nhóm, thành lập công thức: FA = Pcl = d.V HS: thảo luận chung ở lớp khi có ý kiến khác nhau. I/ Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó: Một vật nhúng vào trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác si mét. II/ Độ lớn của lực đẩy Ác si mét: F = d.V Trong đó: +V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) +d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) +FA : lực đẩy Ác si mét (N) III/Vận dụng : C4 : gầu nước ngập dưới nước thì: P = P1 - FA nên lực kéo giảm đi so với khi gầu ở ngoài không khí C5 : FA = d.VA FB = d.VB VA = VB " FA = FB C6: Fđ1 = d d .V Fđ2 = dn.V dn> d d " Fđ2 Fđ1 thỏi nhúng trong nước có lực đẩy lớn hơn. 4/ Dặn dò: làm bài tập và chuẩn bị trước Báo cáo thực hành (theo mẫu như SGK) IV/ RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................. ======================== Ngày soạn: 7/11/2008 Tiết 13 Bài 11: THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1.Kiến thức: -Viết được công thức tính lực đẩy Ác - si - mét: F = P chất lỏng mà vật chiếm chỗ - F = d.V; Nêu được tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức. -Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở dụng cụ thí nghiệm đã có. 2.Kĩ năng:sử dụng lực kế, bình chia độ...để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác si mét. 3.Thái độ : Say mê tìm tòi, yêu thích môn học . II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Mỗi nhóm HS: +Một lực kế có GHĐ 2,5(N) và giá treo. +Một bình nước. +Một vật nặng có V = 50 cm3 +Một khăn lau khô +Một bình chia độ. * Mỗi HS một mẫu báo cáo thí nghiệm đã phô tô III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Trật tự + sỉ số 2.Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới: TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC 15 ph 25 ph 5 ph Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ, Tạo tình huống học tập. GV: -kiểm tra mẫu báo cáo thí nghiệm -gọi một HS trả lời câu C4 -Gọi một HS khác trả lời câu C5 -Nếu HS phát biểu đúng thì khuyến khích và hoàn chỉnh kiến thức. -Nếu HS không phát biểu được thì gợi ý như sau: +Đo V bằng cách nào? +Đo trọng lượng của vật bằng cách nào? Hỏi: sau khi đo FA và P nước mà vật chiếm chỗ thì phải xử lý kết quả như thế nào? Hoạt động2: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm. GV: Yêu cầu HS: - chuẩn bị dụng cụ TN -làm việc cá nhân trả lời câu C4, C5 -làm việc theo nhóm, điền kết quả vào bảng 11.1 -trước mỗi lần đo phải lau khô bình chứa nước. -Cho HS tiến hành đo -chú ý thể tích nước ban đầu phải đổ sao cho mực nước trùng với vạch chia -HS có thể lấy V1 có giá trị khác nhau. -yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết quả F, P của nhóm mình. -Kết quả của HS thấy số đo của F và P khác nhau quá nhiều thì GV nên kiểm tra lại thao tác của học sinh. -Kết quả F, P gần giống nhau thì chấp nhận vì trong quá trình làm có sai số. Hoạt động 3: tổng kết -Nhận xét quá trình làm TN. -Thu báo cáo thực hành. HS1: Công thức: FA = d.V Trong đó: V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. d: trọng lượng riêng của chất lỏng. FA : lực đẩy của chất lỏng lên vật HS2: -kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác si mét cần phải đo lực đẩy: +Đo P1 của vật trong không khí +Đo P2 của vật trong chất lỏng FA = P1 - P2 -Đo trọng lượng chất lỏng mà vật chiếm chỗ. HS: đo V bằng cách: Vvật = V2 - V1 Với: V1 là thể tích nước lúc đầu V2 là thể tích nước sau khi bỏ bật vào. HS: Có V1 +Đo P1 bằng cách đổ nước vào bình, đo bằng lực kế. +Đổ nước đến V2 , đo P2 P của nước bị chiếm chỗ: Pcc = P2 - P1 HS: kết luận: FA = P của nước mà vật chiếm chỗ. HS: 1/Đo lực đẩy Ác si mét. +chuẩn bị dụng cụ. +trả lời câu C4, C5 vào báo cáo +HS tiến hành làm TN trong 10 phút: 2/Đo trọng lượng của nước mà vật chiếm chỗ. +Tiến hành đo +Ghi kết quả đo vào báo cáo thí nghiệm. +Tính P nước mà vật chiếm chỗ: 3/Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận. 1/Trả lời câu hỏi: C4: Công thức: FA = d.V Trong đó: V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. d: trọng lượng riêng của chất lỏn ... si mét khi vật nổi lên trên mặt thoáng của chất lỏng: FA = d.V/ FA = Pvật Trong đó: +V/: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (nhỏ hơn thể tích của vật) (m3) +d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) +FA : lực đẩy Ác si mét (N) III/Vận dụng : C6 : +Vật chìm: dcl < dV. +Vật nổi: dcl > dV +Vật lơ lửng: dcl = dV C7: Theo kết quả trên ta có: dbi > dcl(1) (bi chìm) và dtàu < dcl (2) (tàu nổi) Từ (1) và (2): dbi > dtàu (do Vtàu > Vbi) 4/ Dặn dò: xem trước bài 13 và 14 SGK IV/ RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ======================= Ngày soạn: 2/12/2007 Tiết 15 Bài 13+14: CÔNG CƠ HỌC - ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1.Kiến thức: -Biết được dấu hiệu để có công cơ học. -Nêu được công thức tính công, ý nghĩa và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức. -Vận dụng công thức tính công cơ học trong trường hợp phương của lực trùng với phươngchuyển dời của vật. -Phát biểu được định luật về công. -Vận dụng được định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động. 2.Kĩ năng: phân tích được lực thực hiện công, tính toán, quan sát thí nghiệm để xây dựng định luật về công. 3.Thái độ : Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác . II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Thầy: -Tranh vẽ: con bò kéo xe, vận động viên cử tạ, máy xúc đất đang làm việc. -Dụng cụ TN: 1 đòn bẩy; 2 thước thẳng; 1 quả nặng 200g; 1 quả nặng 100g Mỗi nhóm HS: +Một thước đo có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm +Một giá đỡ. +Một thanh nằm ngang +Một ròng rọc có dây kéo là cước. +Một quả nặng 100-200g +Một lực kế 2,5-5 (N). III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Trật tự + sỉ số (1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ : (4 phút) -Nêu điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng trong chất lỏng? -Nhúng một viên bi thép vào trong một chậu nước rồi thả tay. Hỏi viên bi nổi lên hay chìm xuống? Vì sao? (cho biết trọng lượng riêng của viên bi lớn hơn trọng lượng riêng của nước) Trả lời: -Các điều kiện lần lượt là: PV > FA; PV < FA; PV = FA. -Gọi V là thể tích của viên bi. Vì dbi > dnước " dbi .Vbi > dnước.Vnước " Pbi > FA : bi sẽ chìm xuống. 3. Bài mới: TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC 2 ph 10 ph 5 ph 12 ph 3 ph 8 ph Hoạt động1: Tạo tình huống học tập Hỏi: trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hay nghe nói đến từ “công”.Ví dụ như: +Công cha như núi Thái sơn +Trả công vận chuyển hàng hoá. +Gia đình có công với cách mạng Em hãy thảo luận xem, những từ “công” này có ý nghĩa gì? chúng khác nhau như thế nào? GV thông báo: công vận chuyển hàng hoá gọi là công cơ học. Vào bài: Vậy khi nào có công cơ học? Khi sử dụng các máy đơn giản để thực hiện công cho ta lợi về lực nhưng có cho ta lợi gì về công hay không? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động2: Tìm hiểu về công cơ học GV: -đưa ra ví dụ: a/Bò kéo xe CĐ trên đường. b/Bò kéo xe nhưng xe không CĐ được vì bánh xe bị lún. Hỏi: Trường hợp nào có công cơ học? dựa vào yếu tố nào mà em biết? Hỏi: vật nào là vật thực hiện công đối với xe? Hỏi: vậy con bò muốn thực hiện được công đối với xe thì cần phải có điều kiện gì? Hỏi: Vậy khi nào thì thực hiện được công cơ học đối với vật? GV: +yêu cầu HS tìm từ thích hợp điền vào chổ trống trong câu C2 ở phần kết luận. +gọi một vài em phát biểu kết luận, các HS khác bổ sung. +cho HS ghi bài vào vỡ. Chuyển ý: trong thực tế, để so sánh sự thực hiện công của vật này với vật khác thì phải làm thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính công GV: đưa ra ví dụ: +Con bò kéo xe gạch nặng 1 tấn đi được 1 km. +Ôtô chở 4 tấn hàng hoá đi được 2 km Em hãy dự đoán xem ôtô và con bò vật nào thực hiện được công lớn hơn? GV: muốn biết được vật nào thực hiện được công lớn hơn thì ta phải làm thế nào? GV: Vậy công được tính như thế nào? Y/c HS đọc mục II-công thức tính công. Hỏi: Nêu công thức tính công và giới thiệu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức? Hỏi: trong công thức này thì phương của lực và quãng đường đi của vật có quan hệ gì với nhau? Hỏi: đơn vị đo của công là gì? GV thông báo: -công thức này chỉ dùng để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với quãng đường dịch chuyển của vật còn nếu khác phương thì sẽ học ở lớp trên. -Nếu lực tác dụng vào vật vuông góc với quãng đường dịch chuyển của vật thì không có công (A = 0) Chuyển ý: bây giờ nếu cùng thực hiện công đối với vật trong hai trường hợp là : +Nâng một vật lên cao bằng tay +Nâng vật lên cao bằng máy đơn giản là RR động. Chúng ta cùng tính xem trong hai trường hợp này có trường hợp nào cho ta lợi về công hay không nhé? Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự thực hiện công khi dùng ròng rọc động GV: yêu cầu HS đọc mục I-SGK và làm thí nghiệm như hình 14.1 GV: hướng dẫn HS làm theo các bước sau: +móc quả nặng G vào lực kế và kéo đều lực kế lên đến độ cao S1.Đo lực kéo F1, quãng đường dịch chuyển của móc lực kế và tính công A1 thực hiện được. +Móc quả nặng G vào RR động rồi dùng lực kế buộc vào đầu sợi dây kéo đều vật lên độ cao S1.Đo lực kéo F2 và quãng đường đi được của móc lực kế. Tính công A2 thực hiện được. +So sánh lực kéo, quãng đường dịch chuyển của móc lực kế (lực kéo vật) và công thực hiện trong hai trường hợp, thảo luận nhóm rồi rút ra kết luận. Thông báo: làm TN tương tự đối với những máy cơ đơn giản khác kết quả vẫn xảy ra tương tự như RR động.Đây cũng chính là nội dung của định luật về công đối với các máy đơn giản. Hoạt động 4: tìm hiểu định luật về công đối với các máy đơn giản GV: yêu cầu HS tự đọc nội dung định luật,gọi 1 bài em phát biểu lại trước lớp. Hỏi: như vậy khi dùng các máy cơ đơn giản thì ta được lợi gì? thiệt và không được lợi gì? Hoạt động 5: Củng cố, vận dụng GV: -yêu cầu HS cần nắm: +Khi nào có công cơ học.Công thức tính công cơ học? +Nội dung định luật về công đối với các máy đơn giản. -Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C3 và C4? Hỏi: nêu cách giải câu C5 và C6? Hỏi: hãy giải thích câu hỏi C7? GV: -yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C5/trang 50 (lưu ý cho HS: lực kéo song song với tấm ván) và gọi HS trả lời trước lớp. -gợi ý cách giải câu c. -Hoàn chỉnh kiến thức cho HS ghi bài HS: thảo luận DK: +Công cha, có công với cách mạng có nghĩa là làm được việc tốt đáng trân trọng (có ý nghĩa tinh thần) +Công vận chuyển hàng hoá có nghĩa là làm một việc phải cần có lực tác dụng vào vật để vật chuyển động. HS: thảo luận: a.Vì có lực tác dụng vào xe và làm cho xe CĐ. HS-yếu: con bò. HS-TB: có lực tác dụng vào xe và làm cho xe CĐ. HS-yếu: có lực tác dụng vào vật và làm cho vật CĐ. HS-yếu: Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển động. HS: thảo luận và đưa ra dự đoán: ôtô, vì có lực kéo lớn hơn và đi được quãng đường dài hơn. HS-khá: tính công của mỗi vật đã thực hiện rồi so sánh với nhau HS: đọc SGK HS-yếu: A = F.S F: lực tác dụng vào vật S: quãng đường đi được của vật. A: công thực hiện đối với vật (công của lực F) HS-TB: cùng phương HS-yếu: Jun (J) HS: đọc SGK HS: theo dõi và làm TN HS: thảo luận nhóm, đưa ra nhận xét: dùng RR được lợi 2 lần về lực nhưng thiệt hai lần về đường đi của lực kéo, không có lợi gì về công. HS: làm việc cá nhân và phát biểu, các em khác bổ sung. HS-yếu: lợi về lực, thiệt về đường đi của lực, không được lợi gì về công. HS: C3- a,c, d C4: +lực kéo của đầu tàu +Trọng lực +lực kéo của người công nhân. HS: dùng công thức A = F.s HS-khá: vì P vuông góc với phương CĐ của hòn bi nên A = 0 HS: làm việc cá nhân trả lời câu hỏi GV nêu ra. I/Công cơ học: 1/Khi nào có công cơ học: Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển động. 2/Công thức tính công: -Nếu có một lực F tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực thì thì công của lực F được tính bằng công thức: A = F.s -Đơn vị của công: Jun (J) -Chú ý: +công thức trên chỉ áp dụng cho trường hợp lực tác dụng cùng phương với đường đi của vật. +Nếu lực kéo vuông góc với phương CĐ của vật thì A = 0 II/Định luật về công: 1/Thí nghiệm: -Đưa 1 vật lên độ cao S1 trong 2 trường hợp: +Dùng tay nâng vật. +Dùng RR động để nâng vật. -Kết quả: cả 2 trường hợp công bằng nhau 2/Nội dung định luật: Không một máy đơn giản nào cho ta lợi về công.Nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. III/Vận dụng: C3: a,c, d C4: +lực kéo của đầu tàu +Trọng lực +lực kéo của người công nhân. C5 và C6: A = F.s C5/trang 50: a/trường hợp dùng tấm ván dài, lực kéo nhỏ hơn 2 lần vì tấm ván dài gấp 2 lần. b/Công trong 2 trường hợp bằng nhau (định luật về công) c/A = P.h = 500(J) 4/ Dặn dò: xem trước bài 15- SGK, làm các bài tập ở SBT IV/ RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... =======================
Tài liệu đính kèm: