Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm (sgk).

? Nêu những dụng cụ thí nghiệm. Các bước tiến hành thí nghiệm?

- GV chia 2 bàn thành một nhóm, phát dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu Hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét và trả lời câu C1 (sgk).

- GV nhận xét kết quả và yêu cầu HS trả lời C2 (sgk).

? Nêu kết luận chung về lực đẩy acximét.

- GV: các tàu thuỷ lưu thông trên biển, trên sông là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hoá chủ yếu giữa các quốc gia. Nhưng động cơ của chúng thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính

Biện pháp: tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thuỷ dùng nguồn năng lượng sạch hoặc kết hợp lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tiết 11: LỰC ĐẨY ACXIMÉT
A- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nêu hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy – chất lỏng ( lực đẩy acximét), chỉ rõ đặc điểm của lực này.
Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy acximét, nêu tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức.
Giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp đối với vật nhúng trong chất lỏng.
Vận dụng công thức tính lực đẩy acximét để giải thích các hiện tượng đơn giản.
2. Kỹ năng:
Làm thí nghiệm cẩn thận để đo được lực tác dụng lên vật để xác định độ lớn của lực đẩy acximét. 
3. Thái độ:
Nghiêm túc, hợp tác làm thí nghiệm.
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm.
C- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
Hoạt động 1 
Kiểm tra bài cũ (8 ph)
- GV nêu câu hỏi kiểm tra:
HS1: Làm bài tập 9.1 – 9.3 (sbt).
HS2: Chữa bài tập 9.4 (sbt).
- GV vào bài mới như sgk.
- 2HS lên bảng làm bài tập kiểm tra.
- HS nhận xét.
Hoạt động 2
Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó.(10ph)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm (sgk).
? Nêu những dụng cụ thí nghiệm. Các bước tiến hành thí nghiệm?
- GV chia 2 bàn thành một nhóm, phát dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu Hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét và trả lời câu C1 (sgk).
- GV nhận xét kết quả và yêu cầu HS trả lời C2 (sgk).
? Nêu kết luận chung về lực đẩy acximét.
- GV: các tàu thuỷ lưu thông trên biển, trên sông là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hoá chủ yếu giữa các quốc gia. Nhưng động cơ của chúng thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính
Biện pháp: tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thuỷ dùng nguồn năng lượng sạch hoặc kết hợp lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất.
- HS nghiên cứu sgk thí nghiệm.
- HS nêu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm và trả lời C1: P1 < P nên trong nước vật chịu 2 lực tác dụng là P và FĐ. Mà P và FĐ ngược chiều nhau nên P1 = P - FĐ < P.
- HS: Thực hiện từ “ Dưới lên ”.
- HS nêu kết luận sgk.
Hoạt động 3
Công thức tính lực đẩy acximét( 15 ph)
- Yêu cầu HS đọc dự đoán sgk. Hãy mô tả tóm tắt dự đoán?
? Nếu nhúng trong chất lỏng càng nhiều thì chất lỏng sẽ dâng lên như thế nào.
- Hãy mô tả cách làm thí nghiệm sgk.
? So sánh P2 và P1 có bằng nhau không. Vì sao?
? Có nhận xét gì về FĐ và Pn tràn ra.
- Vận dụng kết quả trả lời C3 sgk.
? Vậy lực đẩy acximét được tính như thế nào
- HS đọc và tóm tắt dự đoán: Vật nhúng càng nhiều thì FĐ càng mạnh.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm theo các bước:
+ Đo P1 của cốc, vật.
+ Nhúng vật vào nước, nước tràn ra cốc, đo trọng lượng P2.
+ So sánh P1 và P2.
+ Đổ nước tràn ra ngoài vào cốc.
- Kết quả: 
+ P2 < P1 P1 = P2 + FĐ
+ P1 = P2 + Pnt 
+ Vậy FĐ = Pnt.
- HS vận dụng trả lời C3.
- HS nêu công thức tính lực đẩy acximét: 
FA = d.V với 
Hoạt động 4
Vận dụng – củng cố ( 10 ph)
- Yêu cầu Hs giải thích C4 (sgk).
- Cá nhân làm C5; C6 (sgk).
- GVnêu câu hỏi củng cố bài:
? Phát biểu ghi nhớ của bài học.
? Nêu công thức tính lực đẩy ácximét.
+ C4: Trong nước P = P1 – FĐ nên lực kéo giảm so với bên ngoài không khí.
+ C5: FĐA =d.VA; FĐB = d.VB. Mà VA = VB nên FĐA= FĐB.
+ C6: FĐ1 =dd.V; FĐ2 = dn.V . Mà dn > dd nên FĐ2 > FĐ1 tù đó ta có KL: Nhúng vào nước có lực đẩy CL lớn hơn.
- Hs trả lời các câu hỏi củng cố.
- Hs đọc phần ghi nhớ sgk.
Hoạt động 5
Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph)
Giáo viên hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ (sgk).
- Làm bài tập (sbt)
- Đọc thêm mục “ Có thể em chưa biết”.
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
HS nghe và ghi nhớ
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc