Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2009-2010 - Trần Ngọc Tuyển

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2009-2010 - Trần Ngọc Tuyển

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại lực đẩy của chất lỏng (lực đẩy Ac-si-mét), chỉ rõ đặc điểm của lực này.

- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức.

- Giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp đối với vật nhúng trong chất lỏng.

- Vận dụng công thức tính lực đẩy Ac-si-mét để giải các hiện tượng đơn giản.

2. Kĩ năng:

 Làm thí nghiệm cẩn thận để đo được lực tác dụng lên vật để xác định độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét.

3. Thái độ:

Có thái độ yêu thích môn học

II.CHUẨN BỊ:

1. GIÁO VIÊN:

 -Chuẩn bị 6 bô dụng cụ thí nghiệm cho 6 nhóm làm thí nghiệm H10.2 và H10.3.

 -Bảng so sánh kết quả TN H10.2

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2009-2010 - Trần Ngọc Tuyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12	Ngày: ..
Tiết : 12	
Bài 10
LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại lực đẩy của chất lỏng (lực đẩy Aùc-si-mét), chỉ rõ đặc điểm của lực này.
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp đối với vật nhúng trong chất lỏng.
- Vận dụng công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét để giải các hiện tượng đơn giản.
2. Kĩ năng:
 Làm thí nghiệm cẩn thận để đo được lực tác dụng lên vật để xác định độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét.
3. Thái độ:
Có thái độ yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ:
GIÁO VIÊN:
	-Chuẩn bị 6 bôï dụng cụ thí nghiệm cho 6 nhóm làm thí nghiệm H10.2 và H10.3.
 	 -Bảng so sánh kết quả TN H10.2
Nhóm
P(N)
P1(N)
So sánh P và P1
Bảng kết quả TN H10.3
Nhóm
Hình a
Hình b
Hình c
So sánh P1 và P2’
P1=
P2=
P3=
P1=
P2=
P3=
P1=
P2=
P3=
HỌC SINH:
	Tìm hiểu trước bài:
+ Đọc trước bài: tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm ở SGK.
+ Tại sao khi nâng vật ở trông nước ta cảm thấy nhẹ hơn khi nâng trong không khí?
III.Tổ chức hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp (1phút)
2. Kiểm tra bài cu õ(5phút) :
	Học sinh trung bình.
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Nói áp suất khí quyển bằng 76cm Hg có nghĩa là gì? 
Tính áp suất khí quyển ra N/m2? Biết trọng lượng riêng của HG là 136000 N/m3.
Nêu công thức tính trọng lượng của một vật?
có nghĩa là áp suất của khí quyển gây nên tại 1m2 bằng áp suất của cột thủy ngân cao 76cm gây nên.
Aùp suất khí quyển :
Ta có: PO = PHg =dHg* h
 = 136000*0.76 = 103360N/m
 Vậy áp suất khí quyển là: Po=103360N/m.
Công thức tính trọng lượng của một vật:
P=d.V
P= m .10 
4đ
4đ
2đ
3)Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (2 phút)
 a.Đặt vấn đề (2 phút)
	GV: Tại sao khi nâng vật ở trong nước ta cảm thấy nhẹ hơn khi nâng trong không khí?
	HS: Đưa ra dự đoán.
	GV; Để tìm hiểu vấn đề này hôm nay chúng ta cùng học bài:” LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT”
 b. Tiến trình tiết day.
TL
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Kiến Thức Cở Bản
11’
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
1. Thí nghiệm : H10.2SGK.
2. Kết luận:
 Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng.
- Lệnh HS nghiên cứu TN H10.2 Trả lời TN gồm có dụng cụ gì? Các bước tiến hành TN ntn?
Chốt các bước làm thí nghiệm
- Lệnh HS đọc câu C1 và tiến hành TN đo P; P1.
HD trả lời câu C1.
H. H10.2a: Lực kế chỉ độ lớn của lực nào? Lực này có hướng như thế nào?
H. H10.2b: Vì sao số chỉ của lực kế lại giảm?
H. Cái gì đã tác dụng lực đẩy vào quả nặng?
-Từ nhận xét của TN hãy trả lời câu C1.
- Lệnh HS hoàn thành kết luận C2.
Thông báo: Lực có đặc điểm trên được gọi là lực đẩy Ac-si-mét.
Chốt lại cho học sinh ghi vở
 Chuyển ý: Ta đã biết về một vật nhúng vào chất lỏng thì bị chất lỏng đẩy lên một lực.Ngoài những yếu tố: điểm đặt, phương chiều thì yếu tố rất quan trọng đó là độ lớn của lực. Liệu độ lớn của lực này có đo được không? Làm cách nào để đo được?
-> II
-HS quan sát hình vẽ 10.2 SGK và suy nghĩ trả lời được:
Tb. Dụng cụ: Giá thí nghiệm, cốc nước, lực kế, quả nặng.
K. Trả lời
B1: -Lực kế treo vật đo P.
B2: -Lực kế treo vật nhúng trong nước đo trọng lượng P1.
N Tiến hành TN,báo cáo kết quả vào bảng kết quả H10.2.
TB: Lực kế chỉ trọng lượng P có hướng từ trên xuống dưới.
K: Có lực đẩy vào quả nặng từ dưới lên.
N nhỏ: Thảo luận.
Y Chỉ có nước
TB: C1: P1< P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy hướng từ dưới lên.
TB: C2:.dưới lên trên theo phương thẳng đứng.
HS lắng nghe và ghi vở.
HS lắng nghe.
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét
II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét:
1. Dự đoán:
 SGK
2. Thí nghiệm kiểm tra:
 H10.3a,b,c SGK.
3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét:
Công thức: F = d.v
Trong đó: 
- d là trọng lượng riêng của chất lỏng
- v là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
Như chúng ta đã biết lực này do nhà bác học Ac-si-mét tìm ra. Vậy ông đã dự đoán lực này được tính như thế nào?
- Lệnh HS đọc dự đoán và mô tả tóm tắt dự đoán.
GV: Chúng ta cùng tiến hành TN kiểm tra dự đoán của Ac-si-mét.
- Lệnh HS các nhóm tập trung thảo luận cách thực hiện TN kiểm tra H103a,b,c theo từng bước. 
HD.
+ Cốc B dùng để làm gì?
+ Nước cốc B được dùng để làm gì?
Thống nhất các bước làm thí nghiệm, phát dụng cụ cho các nhóm làm thí nghiệm.
Lệnh các nhóm tiến hành TN theo các bước đã thống nhất và ghi kết quả vào bảng H10.3
- Lệnh 3 nhóm ghi kết quả vào bảng phụ 2.
-GV dùng bảng kết quả: điều khiển lớp thảo luận chứng minh dự đoán của Acsimet là đúng.
H. Ở TN H10.3a. lực kế chỉ lực nào?
H. Nhúng quả nặng vào bình tràn. Hứng lượng nước tràn ra. So sánh thể tích nước tràn ra với thể tích của vật.
H. Vì sao khi nhúng vật vào nước lực kế lại có số chỉ P2 nhỏ hơn P1?
H. Đổ nước hứng được vào cốc A. Lực kế bây giờ chỉ bao nhiêu?
HD. Thế P2 vào trên ta thấy
P1= (P1-F )+Pcl
=> Kết luận: Fđ = Pnước tràn ra
Vậy dự đoán của Acsimet về độ lớn của lực đẩy Acsimet là đúng.
Rút ra kết luận : 
H. Vậy lực đẩy Acsimet bằng lực nào?
- Lệnh HS đọc mục 3 SGK .
- Lực đẩy của chất lỏng lên vật được tính bằng công thức nào?
 Chốt cho HS ghi vở.
 Đọc và rút ra dự đoán Ac-si-mét:
K. FA có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
N Thảo luận các bước tiến hành TN:
HSK:
 B1: H10.3a: Đo P1 của cốc và vật.
B2: H10.3b: Nhúng vật vào nước, nước tràn ra cốc đo trọng lượng P2.
B3: H10.3c: Đổ nước tràn ra vào cốc, đo trọng lượng P3.
- Các nhóm tiến hành TN, ghi kết quả vào bảng kết quả H10.3
-HS thảo luận nhóm.
Tb. B1: H10.3a: Lực kế chỉ P1 của quả nặng và của cốc. P1= Pc + Pv
TB. B2:H10.3b: Thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật chiếm chỗ.
G Vật nhúng trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên. Số chỉ của lực kế lúc này là P2: 
P2 = P1-F <P1
K.B3:H10.3c: Chỉ đúng bằng P1. Nghĩa là: 
P1= P2+Pcl
HS lắng nghe và ghi vở.
K. FA = Pci = d.v
HS đọc thông tin SGK
Tb. Hs trả lời
6’
Hoạt động 4: Củng cố - Vận dụng:
III. Vận dụng:
C4
-C5: 
 Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Aùcimet bằng nhau vì: FA chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước và thể tích của nước bị mỗi vật chiếm chỗ.
1. Củng cố
- Lệnh HS đọc và ghi phần ghi nhớ vào vở.
 - Trả lời các câu hỏi:
H. Khi nào xuất hiện lực đẩy Acsimet?
H. Nêu những yếu tố của lực đẩy Acsimet (điểm đặt, phương, chiều, cường độ).
Lệnh HS khác nhận xét.
2. Vận dụng:
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời C4, C5, C6, sau đó tổ chức thảo luận cả lớp để đưa ra câu trả lời đúng :
+ Kiểm tra 2 HS giải thích câu C4.
Chốt nhận xét cho HS.
- Lệnh HS làm việc cá nhân câu C5. Gọi 1 HS trả lời.
HD 
FđA = d.vA
FđB = d.vB
VA = VB ® FđA = FđB
- Chốt cho HS ghi vở
- Lệnh HS làm việc cá nhân câu C6. Gọi 1 HS trả lời.
- Chốt cho HS ghi vở
Đọc phần có thể em chưa biết.
2HS lần lược đọc ghi nhớ.
Y Khi có vật bị nhúng vào trông chất lỏng.
TB Lực đẩy Ac-si-mét:
+ Phương thẳng đứng. Chiều từ dưới lên trên.
+ Điểm đặt: lên vật.
+ Cường độ: F = d.v
Cá nhân HS tự làm bài tập này.
Tb: C4: Kéo gàu nước lúc ngập trong nước nhẹ hơn trong không khí vì gá nước chìm trong nước bị nước t/d 1 lực đẩy Ac-si-mét hướng từ dưới lên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gàu chiếm chỗ.
-C5: 
K. Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Aùcimet bằng nhau vì: FA chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước và thể tích của nước bị mỗi vật chiếm chỗ.
C6: 
Fđ1 = dd . v
Fđ2 = dn . v
dn > dd ® Fđ2 > Fđ1
thỏi nhúng trong nước có lực đẩy chất lỏng lớn hơn thỏi nhúng vào dầu.
	4. Dặn dò – hướng dẫn về nhà:(2phút)
	1. Học bài
+ HSY: Học thuộc phần ghi nhớ.
 C1: Nêu những yếu tố của lực đẩy Acsimet (điểm đặt, phương, chiều, cường độ).
 C2: Viết công thức tính lực đẩy Aùc si mét, và giải thích các đại lượng có trong công thức đó.
+ HSTB: Học thuộc bài học, làm lại các bài tập có trong sách giáo khoa.
	2. Làm bài tập:
+ HSY: Bài tập SBT: 10.1;10.2.
+ HSTB: Bài tập SBT: 10.1;10.2;10.3;10.4;10.5.
+ HSK-G: Bài tập SBT: 10.1;10.2;10.3;10.4;10.5;10.6. Làm câu C7 và bài tập trong SGK
	3. 15 phút
 Hướng dẫn giải bài tập:10.1;10.2;10.3;10.4;10.5.
4.Chuẩn bị bài thực hành:
- Tìm hiểu quy trình thực hành ( Trả lời các câu hỏi trong bài thực hành.)
- Phôtô báo cáo thí nghiệm. Trả lời trước câu C4; C5
RÚT KINH NGHIỆM: .
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 12.doc