Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Năm học 2009-2010

I . Khoanh tròn câu trả lời em chọn :

Câu 1. Khi một vật chỉ truyền nhiệt cho môi trường ngoài thì :

A . Nhiệt độ của vật giảm. B . Nhiệt độ của vật tăng.

C . Khối lượng của vật giảm. D . Khối lượng và nhiệt độ của vật giảm.

Câu 2. Nhiệt dung riêng của một chất là :

A . Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy 1kg của chất đó.

B . Nhiệt lượng cần thiết để tăng hoặc giảm 10C của 1kg chất đó.

C . Nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của vật.

D . Nhiệt lượng có trong 1kg của chất ấy ở nhiệt độ bình thường.

Câu 3. Nếu hai vật đặt gần nhau thì :

A . Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

B . Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 00C.

C . Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.

D . Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.

Câu 4. Điều nào sau đây đúng với nguyên lí truyền nhiệt :

A . Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.

B . Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C . Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng nhỏ hơn.

D . Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có nhiệt dung riêng cao hơn.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05/04/2010
Ngày dạy : 07/04/2010
TIẾT 31 : NĂNG SUẤT TOẢ NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU
I . Mục tiêu :
1 .Kiến thức : Sau bài này, GV giúp HS :
Phát biểu được định nghĩa năng suất toả nhiệt.
Viết được công thức tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy nhiên liệu. Giải thích các đại lượng và đơn vị các đại lượng có trong công thức.
2 .Kỹ năng : 
Giải được các bài toán đơn giải về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
3 .Thái độ : 
Học nghiêm túc và có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm .
Có ý thức bảo vệ môi trường.
II . Chuẩn bị :
1 . Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ nội dung bài 26 sgk.
2 . Học sinh :
Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 26 sgk.
III . Hoạt động dạy và học :
1 . Ổn định :
2. Bài cũ : 	Kiểm tra 15 phút 
Nội dung kiểm tra :
Bài : công thức tính nhiệt lượng.
Bài : phương trình cân bằng nhiệt.
MA TRẬN ĐỀ
 Bậc nhận 
 thức
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 1 : công thức tính nhiệt lượng.
2x0,5đ
1x1đ
1x4đ
2đ
4đ
Bài 2 : phương trình cân bằng nhiệt.
3x1đ
2x0,5đ
4đ
Tổng 
6đ
4đ
NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
A . Trắc nghiệm.
I . Khoanh tròn câu trả lời em chọn :
Câu 1. Khi một vật chỉ truyền nhiệt cho môi trường ngoài thì :
A . Nhiệt độ của vật giảm.	B . Nhiệt độ của vật tăng.
C . Khối lượng của vật giảm. 	D . Khối lượng và nhiệt độ của vật giảm.
Câu 2. Nhiệt dung riêng của một chất là :
A . Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy 1kg của chất đó.
B . Nhiệt lượng cần thiết để tăng hoặc giảm 10C của 1kg chất đó.
C . Nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của vật.
D . Nhiệt lượng có trong 1kg của chất ấy ở nhiệt độ bình thường.
Câu 3. Nếu hai vật đặt gần nhau thì :
A . Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
B . Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 00C.
C . Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.
D . Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.
Câu 4. Điều nào sau đây đúng với nguyên lí truyền nhiệt :
A . Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
B . Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C . Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng nhỏ hơn.
D . Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có nhiệt dung riêng cao hơn.
II . Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :
a) Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc ba yếu tố :
của vật,  của vật và nhiệt dung riêng của chất làm lên vật.
b) Nếu hai vật tiếp xúc với nhau có sự chênh lệch về nhiệt độ, thì có sự truyền nhiệt từ vật có sang vật có nhiệt độ 
B . Tự luận :
Một thỏi đồng có khối lượng 3,5kg ở nhiệt độ 2600C. Sau khi nó toả ra một nhiệt lượng 250kJ thì nhiệt độ của nó là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K	
3 . Bài mới :
Hoạt động học của trò
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập 
- Đọc phần in nghiêng đầu bài theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về về nguyên liệu.
- Kể tên các chất, vật trong thực tế dùng để đun nấu, đốt nóng theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- Lắng nghe, tiếp thu.
- Phát biểu khái niệm năng suất toả nhiệt của nhiên liệu theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, tiếp thu.
- Lắng nghe, tiếp thu.
+ Trả lời câu hỏi của GV.
- Quan sát bảng 26.1 tìm hiểu năng suất toả nhiệt của một số loại nhiên liệu theo yêu cầu của GV.
+ Trả lời câu hỏi của GV.
- Lắng nghe.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
- Lắng nghe, tiếp thu.
- Giải thích các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 5 : Vận dụng – Tổng kết.
- Trả lời các câu C1, C2 phần vận dụng theo hướng dẫn của GV.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc phần in nghiêng đầu bài.
- GV đặt vấn đề : Nhiên liệu là gì? Nói dầu hoả là nhiên liệu tốt hơn củi có nghĩa là thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.
- Yêu cầu HS kể tên các chất, vật trong thực tế dùng để đun nấu, đốt nóng. 
- GV nhận xét và chốt lại : Than đá, củi, xăng, dầu, cồn  là các nhiên liệu.
- GV : Thông báo cho học sinh về khái niệm năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- Yêu cầu một vài HS phát biểu lại khái niệm năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- GV thông báo về kí hiệu và đơn vị của năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- GV lấy ví dụ về năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu và gải thích ý nghĩa của nó.
+ H : Nói năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 44.106 J/kg có ý nghĩa như thế nào? 
- Cho HS quan sát bảng 26.1 tìm hiểu năng suất toả nhiệt của một số loại nhiên liệu.
+ H : Từ bảng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu, hãy cho biết vì sao dầu hoả là nhiên liệu tốt hơn củi?
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu : Việc khai thác các loại nhiên liệu gây ra những ảnh hưởng xấu về môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Việc khai thác cũng như sử thải ra môi trường những chất thải độc hại, là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
Do đó mỗi chúng ta phải có ý thức sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, nhà nước phải có kế hoạch khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, đồng thời tìm cách khai thác các nguồn nhiên liệu sạch : Điều chế Hiđrô, sử dụng năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió
- GV thông báo công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
- Yêu cầu HS giải thích các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu C1, C2 phần vận dụng.
- Yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ bài.
- Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết.
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 27 sgk.
Nội dung ghi bảng :
TIẾT 31 : NĂNG SUẤT TOẢ NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU.
I . Nhiên liệu. 
Than, củi, dầu, xăng, cốn  là các nhiên liệu.
II . Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
Khái niệm : đại lượng vật lí cho biết, nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu được gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
Kí hiệu : q
Đơn vị : J/kg
Năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu : sgk.
III . Công thức tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy nhiên liệu.
Q = q.m
Trong đó : 	Q : nhiệt lượng toả ra (J)
	q : năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (j/kg)
	m : khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
VI . Vận dụng :
C1 : Vì than có năng suất toả nhiệt lớn hơn củi.
C2.
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm :
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA.
A . Trắc nghiệm : 6 đ.
Phần I. Chọn câu : 4đ, mỗi ý đúng được 1đ.
Câu 1 : A	, 	Câu 2 : B	, 	Câu 3 : A	, 	Câu 4 : B
Phần II. Điền khuyết : 2đ; mỗi ý đúng được 0,5đ.
khối lượng; độ tăng nhiệt độ
nhiệt độ cao hơn; thấp hơn
B . Tự luận : 4đ.
Giải
Nhiệt độ của thỏi đồng sau khi toả nhiệt là : 	0,25đ
Ta có : Q = m.c.rt = m.c(t1 – t2) 	1đ
Q = m.c.t1 – m.c.t2 => t2 = (m.c.t1 – Q)/m.c 	1đ
t2 = 720C	0,5đ
ĐS : t2 = 720C	0,25đ	
Tóm tắt (1đ)
m = 3,5kg.
t1 = 2600C
Q = 250kJ = 250000J
C = 380J/kg.K
Hỏi : t2 = ? 0C
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA
LỚP
S S
ĐIỂM
ĐẠT YÊU CẦU
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
SL
%
8A6
8A10
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 31.doc