Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 13 - Năm học 2007-2008

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 13 - Năm học 2007-2008

động để rút ra cách nhận biết sự nhanh , chậm của chuyển động đó ( gọi là vận tốc )

Nắm vững công thức tính vận tốc V=S/t và ý nghĩa của khái niệm vận tốc .

Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s; Km/h ;cách đổi đơn vị vận tốc .

Vận dụng công thức để tính quãng đường , thời gian trong chuyển động

-Rèn luyện kỹ năng tính toán suy luận

II – Chuẩn bị : Đồng hồ bấm giây , Tranh vẽ tốc kế của xe máy

III - Tổ chức hoạt động dạy học :

Bài cũ:

Căn cứ vào đâu để nhận biét một vật chuyển động hay đứng yên ? Người ta chọn vật nào để làm mốc ?

Kể tên nhữnh chuyển động thường gặp trong thực tế ? Lấy mỗi chuyển động một ví dụ minh hoạ .

Bài mới :

*Hoạt động 1:Tình huống học tập

HS suy nghĩ và đua ra dự đoán của mình

*Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vận tốc

-HS hoạt động nhóm

 GV đặt vấn đề :

? Làm thế nào để nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động

? Thế nào là vận tốc ? ->Nội dung bài học mới

GV tổ chức HS hoạt động nhóm (phát phiếu học tập cho HS mỗi nhóm )

 

doc 22 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 13 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Vật lý 8
Ngày soạn: 8/9/2007
 Tuần 1 – Chương I - CƠ HOC
 Tiết 1: Chuyển động cơ học
I-Mục tiêu ; Nêu được những ví dụ vê chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày 
Nêu được tính tương đôi của chuyển động va đứng yên , đặc biêt biêt xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc . 
Nêu được ví dụ vê các dạng chuyển động thường gặp : Chuyển động thẳng , chuyển động cong , chuển động tròn 
-Rèn luyện kỹ năng quan sát các hiện tượng thực tế , có ý thức học bộ môn ngay từ tiết học đầu tiên 
II – Chuẩn bị : tranh vẽ hình 1 . 1 (SGK) , Hình 1.2(SGK) phục vụ cho bài giảng và bài tập .Tranh vẽ hình 1.3 SGK vê một số chuyển động thườnh gặp 
III – Tô chức hoạt động dạy học : 
 *Hoạt động1 : Tổ chức tình huống học tập : (2 ph)
Có thể đặt vấn đề từ hiện tượng thực tế : Thấy mặt trời mọc đằng đông , lặn đằng tây , có thể nhận xétvề sự chuyển động của mặt trời quanh trái đất? Có phải mặt trời chuyển động còn trái đát đứng yên không ? Bài này giúp các em trả lời các cau hỏi trên.
Hoạt động 2 : (13ph)
 Làm thế nào để nhận biết được một vật chuyển động hay đứng yên ?
Yêu cầu HS thảo luận làm thế nào để nhận biết một vật đứng yên yên hay chuyển động.
- Yêu cầu HS thảo luận làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên( gợi ý nêu cách khác nhau về kinh nghiệm đã có)
-Yêu cầu HS nghiên cứu câu C1
- GV giới thiệu đế HS nhận biêt một vật chuyển động hay đứng yên 
HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi của GV
HS suy nghĩ cá nhân tìm cách trả lời các câu hỏi GVđưa ra .
 người ta thường dựa vào vị trí của vật đó so với vật chọn làm mốc (vật mốc)
? Người ta chọn những vật nào làm mốc ?
?Khi nào vật được gọi la chuyển động
? Người ta chọn những vật nào làm mốc ?
?Khi nào vật được gọi la chuyển động
-Yêu cầu HS trả lời câu C2;C3.
- Hoạt động3
- Cho HS xem Hình 1.2 SGK (Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nhà ga)
-Yêu cầu HS quan sát và trả lời C4; C5;C6 SGK
-Hãy tìm ví dụ minh hoạ nhân xét trên?
-Nhận xét trên chứng tỏ điều gì ?
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đạt ra ở đầu bài : C8
*Hoạt động 4 : giớ thiệu một số chuyển động thường gặp (5 phút )
-Giáo viên dùng tranh vẽ 1.2SGK(a;b;c;)Hoặc GV có thể dùng ngay thí dụ về vật rơi ,vật ném ngang ,chuyển động của con lắc đơn , chuyển động của đầu kim đồng hồ , yêu cầu Hs sinh quan sát và mô tả lại các hình ảnhchuyển động của vật đó.
-Yêu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C9
*Hoạt động 5:Vận dụng (15phút)
-GVhướng dẫn HS trả lời và thảo luận C10; C11 và tóm tắt nội dung chính của bài
- Củng cố – Luyện tập
- Hướng dẫn Hs đọc phần có thể emchưa biết
Bài tập về nhà : 1.4đến 1.6 SBT
- Hướng dãn làm bài tập tại lớp : 1.1 đến 1.3
- Từng HS trả lời C2;C3
 HS hoạt động cá nhân trả lời C4 ; C5;C6 Chú ý : Đối vối từng trường hợp khi nhận xét chuyển động hay đứng yênnhất thiêt yêu cầu HS phải chỉ rõ chuyển đọng hay đứng yên so với vật nào? 
- Sau khi trả lời câu hỏi HS điềntừ thích hợp vào nhận xét “Một vật có thể là chuyển động so với vât này nhưng lại đứng yên so với vật khác “.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV đặt ra 
 - HS trả lời C9
-HS hoạt động nhóm trả lờicâu C10 ; C11 rồi tóm tắt nội dung chính của bài 
Ngày soạn : 15/9/2007
Tiết 2 : Vận tốc
I. Mục tiêu:
Từ ví dụ so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh , chậm của chuyển động đó ( gọi là vận tốc ) 
Nắm vững công thức tính vận tốc V=S/t và ý nghĩa của khái niệm vận tốc .
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s; Km/h ;cách đổi đơn vị vận tốc .
Vận dụng công thức để tính quãng đường , thời gian trong chuyển động 
-Rèn luyện kỹ năng tính toán suy luận  
II – Chuẩn bị : Đồng hồ bấm giây , Tranh vẽ tốc kế của xe máy 
III - Tổ chức hoạt động dạy học :
Bài cũ: 
Căn cứ vào đâu để nhận biét một vật chuyển động hay đứng yên ? Người ta chọn vật nào để làm mốc ? 
Kể tên nhữnh chuyển động thường gặp trong thực tế ? Lấy mỗi chuyển động một ví dụ minh hoạ . 
Bài mới :
*Hoạt động 1:Tình huống học tập
HS suy nghĩ và đua ra dự đoán của mình
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vận tốc 
-HS hoạt động nhóm 
GV đặt vấn đề :
? Làm thế nào để nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động 
? Thế nào là vận tốc ? ->Nội dung bài học mới
GV tổ chức HS hoạt động nhóm (phát phiếu học tập cho HS mỗi nhóm ) 
 HS suy nghĩ , HĐ nhóm, thảo luận định hướng nghiên cứu và trả lời câu hỏi của GV rồi điền vào bảng 2.1 (SGK)
-HS trả lời câu hỏi C1, C2,C3.
+HS cần nắm được :
Từ TN trên : quãng đường chạy được trong một giây gọi là vận tốc.
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh chậm của cđ và được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Cá nhân suy nghĩ ,trả lời câu hỏi của GV ; thảo luận cả lớp để xây dựng công thức tính vận tốc: V= S/t
-Đơn vị đo vận tốc là m/s ; Km/h ; m/ph;km/s
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s; km/h.
1km/h = 0,28 m/s
1m/s = 3,6 km/h
*HĐ3(15’)
Vận dụng 
Hướng dẫn học sinh vận dụng trả lời câu
C5 đến C8
*HĐ4(Luyện tập – Củng cố)
Tóm tắt kiến thức cơ bản của tiết học 
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ 
Dặn dò học sinh đọc bài ở nhà và đọc phần có thể em chưa biết 
Bài tập về nhà từ 2.1 đến 2.6 SBT
Hướng dẫn HS vào vấn đề so sánh sự nhanh chậm của chuyển động của các bạn trong nhóm căn cứ vào cuộc chạy 60m
? Căn cứ vào đâu để các em có thể sắp xếp thứ tự chuyển động nhanh chậm của các bạn ?
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1,C2,C3 để rút ra khái niệm về vận tốc chuyển động.
Từ bảng 2.1
? Hãy cho biết vận tốc của mỗi học sinh 
? Các em tính vận tốc bằng cách nào 
Gọi vận tốc là v; quãng đường là s , thời gian là t . Hãy viết công thức tính vận tốc ?
Yêu cầu học sinh đọc thông tin về đơn vị vận tốc ? Đơn vị vận tốc phụ thhuộc gì ? HS thực hiện câu C4( Cá nhân )
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì ?
? Người ta đo vận tốc bằng dụng cụ gì ?
? Hãy đổi 1km/h ra m/s và 1m/s ra km/ h
Cá nhân học sinh trả lời từ C5 dến C8
Ngày soạn :28/9/2007
Tiết 3 : Chuyển động đều – chuyển động không đều
Mục tiêu:
- Phát biểu định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều .
- Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp được xác định dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian .
- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường .
- Mô tả thí nghiệm hình 3.1SGK dựa vào số liệu đã ghi ở bảng 3.1 trong thí nghiệm để trả lời những câu hỏi trong bài .
II. Chuẩn bị :
Mỗi nhóm học sinh 1 bộ thí nghiệm : máng nghiêng , bánh xe , đồng hồ gõ nhịp .
- Cần hướng dẫn học sinh tập trung xét 2 quá trình chuyển động trên 2 quãng đường AB và DF.
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
*HĐ1(5’)
Tình huống học tập
Cung cấp thông tin về dấu hiệu của chuyển động đều , chuyển động không đều và rút ra định nghĩa về mối quan hệ loại chuyển động này .
- Có thể gợi ý để học sinh tìm một ssố ví dụ về hai loại chuyển động này .
*HĐ2(10’)
Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều .
- Hướng dẫn học sinh lắp ráp thí nghiệm và tập cho các em biết xác định quãng đường liên tiếp , khi đó sử dụng các số liệu do các em tự đo 
*HĐ3(10’)
Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển động không đều .
- Yêu cầu học sinh tính đoạn đường lăn được của trục bánh xe trong mỗi giây ứng với các quãng đường : AB, BC, CD và nêu rõ khái niệm vận tốc trung bình là : Trong chuyển động không đều , trung bình mỗi giây vật chuyển động bao nhiêu mét thì vận tốc ttrung bình này là bấy nhiêu mét trên giây .
- Tổ chức cho hcọ sinh tính toán , ghi kết quả và giải đáp C3 
Cần chốt lại 2 ý : 
+ Vtb trên các quãng đường chuyển động không đều thường khác nhau , Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường thường khác TB cộng của các vận tốc trên các quãng đường liên tiếp của đoạn đường đó
* HĐ4(10’)
Vận dụng
- GV hướng dẫn học sinh tóm tắt các kết luận quan trọng của bài và vận dụng trả lời C4 đến C7 
- Học sinh đọc thông tin trong SGK về chuyển động không đều và chuyển động đều 
? Lờy ví dụ về chuyển đọng đề và chuyển động không đều trong thực tế ?
- Hoạt động nhóm , làm thí nghiệm trả lời C1 : Quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi các quãng đường mà nó lăn được sau khoảng thời gian 3s liên tiếp trên mặt nghiêng AD và mặt ngang DF.
- Từ kết quả trên : Học sinh tự trả lời câu hỏi .
- Thảo luận nhóm và thống nhất câu trả lời C1, C2.
- Dựa vào kết quả TN 3.1 để tính vận tốc trung bình trên các quãng đường AB, BC, CD và trả lời C3.
- Học sinh trả lời câu hỏi của GVđể khắc sâu phần ghi nhớ .
- Trả lời từ C4 đến C7 
 Ngaỳ soạn : 29/10/2007
Tuần4 Tiết 4: Biểu diễn lực
I.Mục tiêu :
 - Nắm được thí dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
 - Nhận biết được : Lực tác dụng véctơ. Biểu diễn bằng véc tơ lực.
 - Rỡn luyện kỹ năng quan sát, biểu diễn lực bằng véctơ.
II. Chuẩn bị :
 Nhắc lại HS xem bài lực – Hai lực cân bằng ( bài 6 – Vât. lý 6)
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
 Bài cũ : Khi có lực tác dụng lên vật thì vật đó sẽ như thế nào ?
 * HĐ 1 : Tình huống học tập ( 5’) .
 Từ việc kiểm tra bài cũ đặt vấn đề : Lực có thể làm biển đổi chuyển động ( hoặc thay đổi vận tốc mà vận tốc biểu thị sự nhanh chậm của chuyển động vậy giữa lực và vận tốc có sự liên quan thế nào không ?)
 Ví dụ : Thả viên bi rơi vận tốc của viên bi tăng dần là nhờ tác dụng nào ? Muốn biết điều này ta phải xét sự liên quan giữa lực tác dụng với vận tốc ( Hoặc dặt vào vấn đề như SGK).
 *HĐ2 : Tìm hiểu sự liên quan giữa lực với vận tốc ( 5’).
 - Ôn lại khai’ niêm lực
 - HS quan sát hình 4.1,4.2.
 *HĐ3 :
 Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng Véctơ.
 - HS cần nhắc lại đầy đủ đặc điểm của Vec tơ lực đã học ở lớp 6.
 + Vừa có độ lớn.
 + Vừa có phương chiều.
 - HS hoạt động cá nhân làm Ví dụ theo sự gợi ý của GV.
 * HĐ4: Vận dụng (10’):
 - HS hoạt động nhóm làm câu C2.
 - HS trả lời câu hỏi của GV và làm câu C4.
 - Ôn lại khái niêmk lực.
 - GV dùng hình vẽ 4.1 và 4.2 yêu cầu HS quan sát.
 - Hãy trả lời C1.
 - Giáo viên cần thông báo 2 nội dung:
 + Lực là đại lượng Véc tơ.
 + Cách biểu diễn vectơ lực phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố.
 . Gốc là điểm đặt mà lực tác dụng lên vật ( gọi là điểm đặt).
 . Độ dài biểu diễn cường độ lực theo tỷ xích cho trước.
 - Giới thiệu ký hiệ véctơ lực : F à, cường độ lực: F
 - Hướng dẫn HS làm VD trong SGK. GV vẽ sắn hình 4.3, yêu cầu HS nói lên được: A là điểm đặt; phương của lực là năm ngang, chiều từ trái à phải, cường độ lực : F= 15N
 - Cho HS tóm tắt những kiến thức cơ bản trong bài để khắc sâu phần ghi nhớ.
 ? Vật có khối lượng 5kg thì trọng lượng là bao nhiêu N ?
 - GV hướng dẫn HS để biết cách chọn tỷ xích.
 ? 0,5 cm ứng với 10N à 1cm ứng với ?N
 ? Biểu diễn trọng lượng thì theo phương nào ? Điểm đặt lực ở đâu?
 ( Điểm đặt phả di qua trọng tâm vật)
 ? Cũng hỏi như trên với lực 1 ... Hg sang đơn vị N/m2.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát , lắp ráp thí nghiệm , tư duy trừu tượng .
- Thái độ cẩn thận , trung thực , nghiêm túc.
II. Chuẩn bị: cho mỗi nhóm học sinh
- Hai vỏ trai nước khoáng bằng nhựa mỏng .
- Một ống thuỷ tinh dài 10-> 15 cm tiết diện 2-> 3mm2.
- Một cốc đựng nước .
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
*HĐ1(5’)
Tình huống học tập 
GV đặt vấn đề : Chất lỏng và chất rắn đều gây ra áp suất, còn chất khí có gây ra áp suất không ?Nếu có thì chúng khác nhau ở những điểm nào ? những hiện tượng nào trong tự nhiên chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển ?
*HĐ2(10’)
Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển 
- GV giới thiệu về lớp khí quyển của trái đất , hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích sụ tồn tại của khí quyển . Khí quyển có gây ra áp suất không ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm như hình 9.2, 9.3 SGK.
- Quan sát hiện tượng rồi trả lời câu C1- C3 SGK
- Yêu cầu học sinh tự đọc phần thí nghiệm Ghê- Rích và yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng 
*HĐ3 : (7’)
Tìm hiểu về độ lớn của áp suất khí quyển 
- Trước hết cần làm cho học sinh hiểu rõ tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển mà phải tính áp suất chất lỏng ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm để mô tả thí nghiệm : dụng cụ , cách bố trí và tiến hành thí nghiệm , kết quả thí nghiệm .
- Lưu ý : Cột thuỷ ngân trong ống đứng cân bằng ở độ cao 76cm và phía trên ống là chân không .
- Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm để tính độ lớn của áp suất khí quyển bằng cách trả lời C5-> C7.
- Yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa cách nói áp suất khí quyển theo cm Hg.
* Hoạt động 4 : ( 8’) Vận dụng 
- Yêu câù học sinh trả lời C8,C9 .
- Các nhóm học sinh trả lời C10 – C12
*HĐ5 : Luyện tập- Củng cố 
- Cho 1 vài học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc phần ‘ có thể em chưa biết vì đây là phần kiến thức mở rộng .
- Bài tập về nhà : 9.1 -> 9.6 ( SBT)
- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- Nghe phần trình bày của giáo viên và giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển 
- Hoạt động nhóm làm thí nghiệm như hình 9.2, 9.3 SGK. Quan sát hiện tượng và trả lời C1 – C3
- Thảo luận và trả lời câu C4 áp suất khí quyển .
- Học sinh chú ý nghe phần trình bày của GV
- Học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm để tính độ lớn của áp suất khí quyển bằng cách trả lời C5 -> C7.
Phát biểu về cách tính độ lớn của áp suất khí quyển .
- HS hoạt động cá nhân trả lời C8 -> C9.
- Các nhóm trả lời C10 -> C12 
Ngày soạn : 18/10/2007
Tiết 10 : Kiểm Tra 1 tiết
Mục tiêu :
 - Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS về : Chuyển động, cách tính vận tốc, Hai lực cân bằng, lực ma sát, quán tính, áp suất chất lỏng, chất rắn, chất khí.
 - Rèn luyện tính trung thực, tác phong làm việc khoa hoạ, chính xác.
 - Kiểm tra kiến thức toán học của HS, khả năng suy luận, tính toán nhanh.
II. Đề bài : Có bài kiểm tra kèm theo.
III. Đáp án: 
 Câu I: Đúng 1, 3, 4, 5 mỗi câu 0,5 điểm; câu 2: 1 điểm.
 Câu II: Đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
 Câu III: Đúng cho 2 điểm.
 Câu IV: Đúng Câu a -> cho 1 điểm
 Câu b -> cho 2 điểm ( mỗi ý 1 điểm)
 Cụ thể: 
 Câu I: 1-a; 2-c; 3-c; 4-c; 5-d.
 Câu II: 1-s; 2-s; 3-d; 4-s.
 Câu III: Nghĩa là áp suất khí quyển ở nơi đó bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống TO – RI – XE – LI cao 76 cm.
 Câu IV: ( 3đ)
 a, áp suất của xe tác dụng lên mặt đất:
 Px= F/S= 45000/1,25= 36000 N/m2 (1đ)
 b, áp suất của người tác dụng lên mặt đường :
 PN= P/S= m*10/ 2*s= 650/ 2*0,90= 650/0,018
 => PN ~~ 36111,11 N/m2 (1,5 đ)
 => PN > Px ( 0,5 đ)
 Tổng 10 đ: HS làm theo cách khác cho kết quả đúng -> cho điểm tối đa.
 Ngày soạn: 20/10/2007
Tiết 11: Lực đẩy ác – si – mét
Mục tiêu :
 - Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimet chỉ rõ các đặc điểm của lực này.
 - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo đại lượng có trong công thức.
 - Giải thích được các đại lượng đơn giản thường gặp có liên quan .
 - Vận dụng được công thức tính lực đẩy Acsimet để giải các bài tập đơn giản.
 II. Chuẩn bị: Chuẩn bị TN để HS làm TN ở hình 10.2 ( SGK) theo nhóm.
 - Chuẩn bị dụng cụ TN để giáo viên làm TN hình 10.3 để HS quan sát.
 III. Tổ chức hoạt động dạy học:
 *HĐ1 : Tổ chức tình huống học tập ( 5’)
 Như phần mở bài SGK.
 *HĐ2 ( 15’): Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
 - Để nghiên cứu tác dụngc ủa chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó ta tiến hành TN như hình 10.2 (SGK), yêu cầu HS nghiên cứu hình vẽ để tìm hiểu dụng cụ TN. Cách bố trí và tiến hành TN như cấu 1.
 - Phát dụng cụ cho các nhóm làm TN.
 - Trước khi làm TN yêu cầu các nhóm dự đoán : So sánh trong lượng của vật khi nhúng vào nước và khi không nhung vào nước.
 - Đại diện các nhóm lên điền kết quả vào bảng.
 - Cho HS nhận xét kết quả của TN của các nhóm.
 ? Các kết quả này có đặc điểm chung gì ? Hãy rút ra nhận xét.
 ? Nêu đặc điểm của lực này ?
 - Yêu cầu HS thống nhất hoàn thành câu C2 cho 1HS đọc lại.
 - GV nói về tiểu sử Acsimet như SGK
 ? Độ lớn của lực đẩy ácimet phụ thuộc gì ? ( HS dự đoán)
 - Cho HS dự đoán SGK ( có thể giới thiệu về Acsimet ở phần có thể em chưa biết).
 - Hãy kiểm tra dự đoán bằng TN hình 10.3 (SGK)
 *HĐ3 : Tìm hiểu độ lớn lực đẩy Acsimet (15’)
 - Cho HS tìm hiểu TN kiểm tra ở hình 10.3 SGK.
 - HS tiến hành làm TN theo nhóm .
 - Cho HS các nhóm lên ghi kết quả TN.
 ? Qua kết quả TN: Độ lớn FA= ? 
 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C3.
 ? Độ lớn của lực đẩy Acsimet được tính như thế nào?
 - GV gợi ý: Trọng lực của vật được xác định bởi công thức nào?
 - Yêu cầu HS viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet. Nêu lên các đợn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức đó.
 - HS nghiên cứu thí nghiệm qua hình vẽ để tìm hiểu dụng cụ TN, cách bố trí và tiến hành TN.
 - HS hoạt động nhóm.
 - HS dự đoán trong không khí và trong nước.
 - Đại diện các nhóm lên điền kết quả đúng.
 ? Nhận xét kết quả TN.
 - HS trả lời câu hỏi váut ra KL câu C2dưới lên
 - HS ghi kết luận.
 - Hs suy nghĩ và đưa ra dự đoán về F4.
 - HS đọc phần dự đoán SGK.
 - Các nhóm HS tiến hành làm TN.
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả TN.
 - Nghe và trả lời câu hỏi của GV. Từng HS trả lời C3.
 - Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
 - HS viết công thức tính lực đẩy Acsimet.
 *HĐ4: Củng cố bài học, nhận xét và đánh giá công việc:
 - Yêu cầu HS nêu lại két luận về tác dụng chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
 ? Viết công thức tính lực đẩy Acsimet.
 ? Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
 - BT về nhà: 10.1 -> 10.6 SGK.
Ngày soạn: 22/10/2007
Tiết 12: Thực hành
 Nghiệm lại lực đẩy ác -si –met
 I. Mục tiêu: 
 - Viết được công thức tính lực đẩy Acsimet, nêu đúng tên và tên các đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
 - Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những công thức đã có.
 - Sử dụng được lực kế, bình chia độ để làm TN kiểm chứng của lực đẩy Acsimet.
II. Chuẩn bị: cho môĩ nhóm HS.
 Một lực kế 0 -> 2,5N; 1 vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50 cm3 , 1 bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 bình nước 1 khăn lau.
 - Mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu báo cáo TN.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
 * HĐ1 : GV kiểm tra bài cũ bằng các câu hỏi ở phần đầu của mẫu báo cáo.
 *HĐ2 : GV phân nhóm thực hành.
 *HĐ3 : GV yêu cầu HS nêu mục tiêu, dụng cụ thực hành :
 ? Nêu phương án làm TN.
 *HĐ4: HS tự làm Tn theo hướng dẫn SGK.
 - GV hướng dẫn làm TN đô FA ba lần, lấy giá trị TB vào mẫu báo cáo.
 - Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng V của vật. Yêu cầu HS làm theo hướng dẫn của SGK.
 - GV trả lời câu hỏi khi HS thắc mắc.
 - Trong khi làm TN yêu cầu HS theo dõi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và tiến bộ chậm.
 - Hướng dẫn HS trả lời C3 và C2.
 - Yêu cầu HS so sánh , kết quả đo P và FA. Nhận xét và rút ra kết luận.
 *HĐ5: HS ghi kết quả TN vào mẫu báo cáo tổ chức thảo luận về các kết quả đánh giá cho điểm.
 *HĐ6: Củng cố.
 - Nhận xét buổi thực hành.
 - Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ thí nghiệm.
 - Nêu phương án làm TN kiểm chứng để đo lực đẩy Acsimet theo hướng dẫn của GV.
 - HS hoạt động nhóm đo V phần nước do vật chiếm chỗ sau đó đo P của phần nước đó.
 - HS trả lời C2 và C3.
 So sánh kết quả đo P và FA. Nhận xét và rút ra kết luận?
 - HS ghi báo cáo kết quả TN, hoàn chỉnh báo cáo nộp cho GV.
Ngày soạn: 24/10/2007
Tiết 13: Sự nổi
I. Mục tiêu: 
 - Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm? vật lơ lửng.
 - Nêu điều kiện để vật nổi?
 - Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, suy luận.
II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm HS.
 Một cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ, 1 ống nghiệm đựng cát ( làm vật lơ lửng) có nút đậy kín, bảng vẽ sẵn các hình trong SGK, mô hình tàu ngầm.
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
 *HĐ1 : Tình huông học tập ( 5’)
 - GV có thể tổ chức tình huống học tập như phần mở bài SGK. Làm TN để HS quan sát vật nổi, vật chìm, lơ lửng trong chất lỏng ( sử dụng TN đã nêu ở trên)
 *HĐ2 :
 - Yêu cầu HS đọc thông tin câu C1 và cá nhân trả lời câu hỏi đó.
 - GV hướng dẫn, giúp đỡ, theo dõi HS trả lời câu hỏi cùng HS cả lớp thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS nghiên cứu câu C2 : Phân tích câu hỏi, nghiên cứu hình vẽ, để trả lời câu C2.
 - Cá nhân trả lời câu hỏi, cả lớp thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
 *HĐ3 : Xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nôỉ trên mặt thoáng của chất lỏng ( 15’)
 - GV làm TN :Thả miếng gỗ trong nước, nhấn cho miếng gỗ chìm xuống rồi buông tay ra, miếng gỗ nổi trên mặt thoáng của nước.
 - Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu câu C3 ; C4 ; C5 và trả lời các câu hỏi đó.
 - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm .
 - GV hướng dẫn cả lớp thảo luận sau khi nghe đại diện các nhóm trình bày.
 *HĐ4 : Vận dụng ( 5’)
 - Yêu cầu HS trả lời câu C6 ; giáo viên gợi ý dựa vào câu C2 và :
 P = dv. V
 FA= dl. V
 - Vật sẽ chìm xuống khi :
 P > FA => dv. V > dl. V
 => dv > dl
 - Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi :
 P= FA => dv. V =>dl . V
 - Vật sẽ nổi trên mặt chất lỏng khi :
 P dv < dl 
 - Hướng dẫn HS trả lời C7 -> C9 giúp các em hiểu rõ báo cáo hiện tượng khi vật nổi, vật chìm cần phải có điều kiện gì ?
 - HS suy nghĩ trả lời C1.
 - HS cả lớp trả lời C2.
 - HS thảo luận C2.
 - Hs quan sát Tn đọc và nghiên cứu các câu C3 -> C5 trả lời các câu hỏi đó.
 - Đại diện các nhóm trình bày câu hỏi -> cả lớp thảo luận.
 - HS dựa vào gợi ý của GV để trả lời câu C6.
 + HS suy nghĩ trả lời C7 =>C9 dưới sự hướng dẫn của GV.
*HĐ5: Luyện tập củng cố:
 - Cho HS đọc phần kiến thức ghi nhớ trong khung.
 - Hướng dẫn học và làm BT ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ly 8_1.doc