Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2009-2010

- GV giới thiệu sơ qua về nội dung chương trình Vật Lí 8.

- GV giới thiệu một số nội dung chính của chương I : Cơ Học.

- Yêu cầu 1 HS đọc phần in nghiêng đầu bài.

- Bài hôm nay sẽ giúp các em biết khi nào một vật là chuyển động hay đứng yên.

- Yêu cầu 1 HS đọc C1.

+ H : Làm thế nào để nhận biết một chiếc ôtô trên đường, một chiếc thuyền trên sông là đang chuyển động hay đứng yên ?

- GV giới thiệu : Trong Vật Lí để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta chọn một vật làm mốc, sau đó so sánh vị trí của vật với vật mốc.

+ H : Theo quan điểm trên thì khi nào một vật được coi là chuyển động ? Đứng yên ?

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/08/2009
Ngày dạy : 12/08/2009
CHƯƠNG I : CƠ HỌC
TIẾT 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này GV giúp HS :
- Phân biệt được khi nào một vật chuyển động, đứng yên.
- Biết được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Biết được một số dạng chuyển động cơ học.
2 . Kĩ năng :
- Lấy được ví dụ về vật chuyển động, đứng yên.
- Lấy được ví dụ minh hoạ tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
3 . Thái độ : Học tập nghiem túc, yêu thích môn học.
II . Chuẩn bị.
1 . Giáo viên : Tìm hiểu kĩ nội dung bài 1sgk.
2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 1sgk.
III . Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định :
2 . Bài mới :
Hoạt động học của trò
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.
- Lắng nghe. 
- Lắng nghe.
- Đọc phần in nghiêng đầu bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khi nào một vật là chuyển động hay đứng yên.
- Đọc C1.
+ Trả lời câu hỏi của GV.
- Lắng nghe.
+ Trả lời câu hỏi của GV :
 Khi vị trí của vật thay đổi so với vật được chọn làm mốc theo thời gian thì vật đó chuyển động. Ngược lại, nếu vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì vật được xem là đứng yên.
- Lắng nghe, tiếp thu.
- Lấy ví dụ minh hoạ hoàn thành C2, C3 theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Quan sát hình 1.2 sgk, thảo luận nhóm trả lời C4, C5 theo yêu cầu của GV. 
+ C4. So với nhà ga thì hành khách chuyển động. Vì vị trí của hành khách thay đổi so với nhà ga. 
+ C5. So với toa tàu thì hành khách đứng yên. Vì vị trí của hành khách không thay đổi so với toa tàu.
- Lắng nghe. 
+ C6. Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác.
- Lắng nghe, tiếp thu.
+ Lấy ví vị minh hoạ theo yêu cầu của GV, hòn thành C7. 
+ C8. Mặt Trời thay đổi vị trí so với Trái Đất khi chọn Trái Đất làm mốc. Do đó có thể coi Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu một số dạng chuyển động thường gặp. 
- Quan sát hình 1.3 sgk tìm hiểu một số dạng chuyển động thường gặp theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, tiếp thu.
+ Lấy ví dụ, hoàn thành C9 theo yêu cầu của GV. 
Hoạt động 5 : Vận dụng – tổng kết.
-Đọc và trả lời C10, C11 theo yêu cầu của GV.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Lắng nghe.
- GV giới thiệu sơ qua về nội dung chương trình Vật Lí 8.
- GV giới thiệu một số nội dung chính của chương I : Cơ Học.
- Yêu cầu 1 HS đọc phần in nghiêng đầu bài.
- Bài hôm nay sẽ giúp các em biết khi nào một vật là chuyển động hay đứng yên.
- Yêu cầu 1 HS đọc C1.
+ H : Làm thế nào để nhận biết một chiếc ôtô trên đường, một chiếc thuyền trên sông là đang chuyển động hay đứng yên ?
- GV giới thiệu : Trong Vật Lí để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta chọn một vật làm mốc, sau đó so sánh vị trí của vật với vật mốc.
+ H : Theo quan điểm trên thì khi nào một vật được coi là chuyển động ? Đứng yên ?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức về chuyển động cơ học.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa về vật chuyển động, đứng yên. (hoàn thành C2, C3) 
+ H : Có phải một vật chuyển động thì luôn luôn chuyển động? Đứng yên thì luôn đứng yên? Chúng ta cùng tìm hiểu phần II.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 sgk, thảo luận trả lời C4, C5.
- GV nhận xét.
- Từ C4, C5, GV yêu cầu HS hoàn thành C6.
- GV nhận xét và chốt lại : Một vật có thể là chuyển động dối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác, nó tùy thuộc vào việc ta chọn vật làm mốc, như vậy ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối. 
+ H : Hãy lấy một vài ví dụ minh họa cho tính tương đối của chuyển động và đứng yên, chỉ rõ vật được chọn làm mốc? 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đầu bài. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.3 sgk tìm hiểu một số dạng chuyển động thường gặp. 
- GV giới thiệu : chuyển động tròn là một dạng đặc biệt của chuyển động cong.
+ H : Em hãy cho một vài ví dụ về chuyển động tròn, chuyển động cong, chuyển động thẳng?
- Cho HS đọc và trả lời C10, C11.
- Yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc mục có thể em chưa biết.
- GV chốt lại kiến thức của bài học và dặn dò công việc về nhà của HS.
Nội dung ghi bảng :
CHƯƠNG I : CƠ HỌC
TIẾT 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I . Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?
C1. 
Chuyển động cơ học : Khi vị trí của một vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian ta nói vật đó chuyển động, và chuyển động này gọi là chuyển động cơ học. 
C2. 
C3. Khi vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc, ta nói vật đó đứng yên.
VD : Một người ngồi trên ôtô, người đó là đứng yên so với ôtô. (ôtô chọn làm vật mốc)
II . Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
C4. Hành khách chuyển động, vì vị trí của hành khách thay đổi đối với nhà ga.
C5. Hành khách đứng yên, vì vị trí của hành khách không thay đổi đối với toa tàu.
C6. (1) với vật này(2) đứng yên
C7. Một người đi xe đạp : người này chuyển động đối với cột cây số bên đường, đứng yên đối với xe.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, nó phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc.
C8. Mặt Trời thay đổi vị trí so với Trái Đất khi chọn Trái Đất làm mốc. Do đó có thể coi Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
III . Một số dạng chuyển động thường gặp. (sgk)
C9.
IV . Vận dụng.
C10.
C11. Nói : “ Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc” là không hoàn toàn chính xác. Vì đối với chuyển động tròn thì khoảng cách từ vật tới vật mốc (tâm) là luôn không thay đổi. 
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 1.doc