Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Hoạt động 1

Giới thiệu chương trình vật lí 8 (3 phút)

Giáo viên giới thiệu chương trình vật lý lớp 8 có hai ch¬ương .

Giáo viên đặt vấn đề như trong SGK.

Chúng ta vẫn thường nói vật chuyển động hay đứng yên. Vậy căn cứ vào đâu mà ta nói vật chuyển động hay đứng yên?

Hoạt động 2

Tìm hiểu cách xác định một vật chuyển động hay đứng yên (12 phút)

Gọi 2 học sinh nêu ví dụ về một vật chuyển động và một vật đứng yên.

- Tại sao em cho nó là đang chuyển động?

Có thể HS sẽ nói căn cứ vào khói, rung, bánh xe quay

Khi học sinh nêu hiện tượng, để khẳng định lại vật đó đang chuyển động là vì vị trí của nó so với “một mốc nào đó trong ví dụ của HS chẳng hạn như gốc cây” đang thay đổi

Vật đó so với “gốc cây” không đổi chứng tỏ vật đó đứng yên.

- Vậy khi nào một vật chuyển động, khi nào một vật đứng yên?

Giáo viên yêu cầu học sinh làm C1

Lưu ý cho HS vấn đề thời gian, giáo viên có thể lấy ví dụ với một vật lúc chuyển động. Lúc đứng yên.

Giáo viên yêu cầu học sinh làm C2

Giáo viên yêu cầu học sinh làm C3

 - Cây cột điện là đứng yên hay chuyển động? Nếu bảo nó là đứng yên thì có đúng hoàn toàn không?

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1	 BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A- MỤC TIÊU:
Nêu được ví dụ về chuyển động trong đời sống hàng ngày, nêu được vật làm mốc
Nêu được tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trạng thái.
Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: 	+Tranh vẽ 1.2, 1.4, 1.5 phóng to, câu C6.
	+ Cho mỗi nhóm:1 xe lăn, 1 búp bê, 1 khúc gỗ, 1 quả bóng bàn
C- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1 
Giới thiệu chương trình vật lí 8 (3 phút)
Giáo viên giới thiệu chương trình vật lý lớp 8 có hai chương.
Giáo viên đặt vấn đề như trong SGK.
Chúng ta vẫn thường nói vật chuyển động hay đứng yên. Vậy căn cứ vào đâu mà ta nói vật chuyển động hay đứng yên?
Học sinh nghe
Hoạt động 2 
Tìm hiểu cách xác định một vật chuyển động hay đứng yên (12 phút) 
Gọi 2 học sinh nêu ví dụ về một vật chuyển động và một vật đứng yên.
- Tại sao em cho nó là đang chuyển động?
Có thể HS sẽ nói căn cứ vào khói, rung, bánh xe quay
Khi học sinh nêu hiện tượng, để khẳng định lại vật đó đang chuyển động là vì vị trí của nó so với “một mốc nào đó trong ví dụ của HS chẳng hạn như gốc cây” đang thay đổi 
Vật đó so với “gốc cây” không đổi chứng tỏ vật đó đứng yên.
- Vậy khi nào một vật chuyển động, khi nào một vật đứng yên?
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C1 
Lưu ý cho HS vấn đề thời gian, giáo viên có thể lấy ví dụ với một vật lúc chuyển động. Lúc đứng yên.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C2 
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C3 
 - Cây cột điện là đứng yên hay chuyển động? Nếu bảo nó là đứng yên thì có đúng hoàn toàn không?
HS phát biểu
HS nghe
HS phát biểu: So sánh vị trí của vật với vật làm mốc
HS trả lời câu C1
HS nghe và ghi nhớ
HS đọc phần kết luận
HS phát biểu
Hoạt động 3 
Tính tương đối của chuyển động và đứng yên (10 phút)
- Gv treo tranh 1.2 đã phóng to
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C4 
Chú ý câu trả lời của học sinh: Vật chuyển động so với cái gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm C5 
- Giáo viên chuẩn lại kiến thức, Giáo viên yêu cầu học sinh làm C6 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm C7 
Giáo viên gọi một số học sinh trả lời
- Giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm đẩy cái xe lăn chở búp bê và đối chiếu với hộp bút.
? Kể ra hiện tợng minh họa lại nhận xét trên
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C8 
- GV nói thêm: Trong Thái Dương Hệ thì mặt trời có khối lượng lớn, gần tâm của Thái Dương Hệ nên người ta coi MT là mốc đứng yên, còn các hành tinh khác chuyển động.
HS phát biểu
3 HS trả lời
3 HS trả lời
HS: Một vật có thể là chuyển động với vật này nhưng lại đứng yên với vật kia
HS trả lời
HS làm thí nghiệm
HS phát biểu
HS: Nếu coi một điểm trên mặt đất làm mốc thì vị trí của mặt trời thay đổi từ Đông sang Tây
Hoạt động 4 
Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp (5 phút)
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK và trả lời:
- Quỹ đạo là gì?
- Nêu các quỹ đạo mà em biết?
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C9 
 Giáo viên treo một số tranh vạch rõ quỹ đạo chuyển động của các vật.
HS nghiên cứu SGK và trả lời
Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra.
Quỹ đạo cong, quỹ đạo thẳng, quỹ đạo tròn
HS phát biểu
 Hoạt động 5: Vận dụng (10 phút)
Yêu cầu cá nhân hoàn thành câu C10, gọi học sinh phát biểu.
-Vật đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào yếu tố nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C11 
 “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc” điều này có phải lúc nào cũng đúng không?
GV nhấn mạnh lại điều học sinh vừa trả lời
GV lấy ví dụ van xe đạp đang đi so với trục của xe, khoảng cách là không đổi nhưng vị trí của van và trục xe là thay đổi nên ta nói van xe chuyển động so với trục xe.
GV cho học sinh lấy ví dụ?
HS phát biểu
- Người lái xe chuyển động với cột điện đứng yên so với ô tô
-Ô tô chuyển động so với cột điện đứng yên so với người lái xe
- Người đứng bên cột điện chuyển động so với ô tô nhưng đứng yên so với cột điện
Vật đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
HS: Nhận xét như thế là chưa hoàn toàn đúng, mà muốn xét vật đứng yên hay chuyển động là phải xem xét đến vị trí của vật đó với vật làm mốc chứ không phải là khoảng cách.
Hoạt động 6: 
Củng cố hướng dẫn học ở nhà (5 phút)
Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời
 - Thế nào là chuyển động cơ học?
- Tại sao nói chuyển động cơ học chỉ có tính tơng đối?
- Các chuyển động cơ học thường gặp ở dạng nào?
GV hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ, đọc bài có thể em chưa biết
- Làm các bài tập trong SBT
- Giáo viên nói thêm về dạng chuyển động của van xe đạp
HS phát biểu
Các chuyển động cơ học thường gặp ở dạng thẳng và cong

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1.doc