Giáo án Vật lí Lớp 8 học kì II - Năm học 2008-2009

Giáo án Vật lí Lớp 8 học kì II - Năm học 2008-2009

Hoạt động 1 (2ph): Tổ chức tình huống học tập

GV: ĐVĐ như sgk

HS: Nhận thức vấn đề.

Hoạt động 2 (3ph): Thông báo khái niệm cơ năng:

GV: Thông báo KN cơ năng.

HS: Ghi nhớ. I.Cơ năng:

Khi vật có khẳ năng thực hiện công cơ học , ta nói vạt đó có cơ năng.cơ năng được đo bằng đơn vị Jun.

Hoạt đông 3 (15ph): Hình thành KN thế năng.

GV:Thực hiện TN h16.1a và hỏi khi quả nặng A đứng yên mặt đât có khả năng thực hiện công hay không?

HS: Không có khả năng thực hiện công.

GV: Thực hiện TN hình 16.1b và hỏi khi quả nặng ở một độ cao nào đó thì nó có cơ năng không? tại sao?

HS: Có, vì nó có khả năng thực hiện công.

GV: Cơ năng có được như vậy gọi là thế năng.

GV: Nếu vật ở vị trí càng cao thì khả năng thực hiện công của vật càng lớn nên thế năng càng lớn.

GV: Nêu khái niệm về thế năng hấp.

HS: Chú ý, ghi nhớ.

GV: Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ và cho biết thế năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

GV: Làm TN hình 16.2 yêu cầu hs quan sát và trả lời C2.

HS: Quan sát gv làm TN và trả lời C2.

GV: Thông báo KN thế năng đàn hồi. II.Thế năng:

1.Thế năng hấp dẫn.

C1 -Như vậy khi đưa quả nặng lên độ cao nó có khẳ năng thực hiện công cơ học, do đó nó có cơ năng. gọi là thế năng.

- Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khẳ năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn .

- Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

- khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng của vật bằng 0.

* Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào:

 +Mốc tính độ cao

 +Khối lượng của vật`

2.Thế năng đàn hồi.

C2:lò xo có cơ năng vì nó có khẳ năng sinh công cơ học.

-Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi nên gọi là thế năng đàn hồi.

 

doc 38 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 học kì II - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục giáo án vật lí 8
Quay lại Học kì I
T19 – Công suất
T20 – Cơ năng, thế năng, động năng
T21 – Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
T22 – Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I 
T23 – Các chất được cấu tạo như thế nào? kt15ph
T24 – Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
T25 – Nhiệt năng
T26 – Dẫn nhiệt
T27 – Đối lưu – bức xạ nhiệt 
T28 – Kiểm tra.
T29 – Công thức tính nhiệt lượng
T30 – Phương trình cân bằng nhiệt
T31 – Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
T32 – sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt
T33 – Động cơ nhiệt
T34 – Câu hỏi ôn tập và tổng kết chương II
T35 – Kiểm tra học kì II
Ngày giảng:
Lớp 8A: /01/2009
Lớp 8B: /01/2009
Tiết 19
 Công suất
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của vật.
Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất, tên các đại lượng.
Vận dụng giải các bài tập đơn giản.
2. Kĩ năng: Biết khái quát các hiện tượng tực tế để xây dựng khái niệm công suất.
3. Thái độ: Nghiêm túc
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức lên lớp:
1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
Lớp 8A: tổng số:  vắng: .
Lớp 8B: tổng số:  vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu hỏi: Phát biểu định luật về công?
Trả lời: Ghi nhớ sgk tr51.
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu xem ai làm việc khỏe hơn.
GV: Yêu cầu hs đọc thông báo và tóm tắt thông tin
HS: đọc thông báo tóm tắt thông tin.
GV: Yêu cầu hs tra lời C1.
HS: Cá nhân C1.
GV: Yêu cầu cá nhân đọc và trả lời C2
HS: Cá nhân đọc và trả lời C2.
GV: Cho hs thảo luận với nhau để đưa ra đáp án đúng nhất và hợp lí nhất.
HS: Thảo luận và đưa ra phương án đúng nhất, hợp lí nhất.
GV: Nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu hs hoàn thành C3.
HS: hoạt động cá nhân hàon thành câu C3.
I. Ai làm việc khoẻ hơn:
h = 4m.
P1v = 16N
FA = 10viên.P1v = 160N. 
tA = 50s
FD = 15viên.P1v = 150N 
tD = 60s.
C1: AA = FA.h = 640J
AD = .FD.h = 960J
C2: - phương án b không đựơc vì công thực hiện của hai người khác nhau.
 - phương án a không được vì thời gian thực hiện công của hai người khác nhau.
 - phương án c đúng nhưng phương án giải phức tạp.
 cũng thực hiện một công là 1J thì anh Dũng thực hiện trong thời gian gắn hơnnên anh Dũng khoẻ hơn.
 - Phương án d vì so sánh công thực hiện trong 1 giây.
trong 1 giây anh Dũng thực hiện đựoc một công là 12,8J, còn anh An thực hiện một công là 16J.
vì vậy anh An khẻo hơn. 
C3: Anh Dũng làm việc khoẻ hơn vì trong thời gian 1 giây anh dũng thực hiện một công lớn hơn anh An.
Hoạt động 2: Công suất.(5 phút)
GV: đểbiết máy nào thực hiện công nhanh hơn thì ta cần so sánh đại lượng nào?
HS: để so sánh mức độ sinh công ta cần so sánh công thực hiện được trong 1 giây. -> công suất.
II. Công suất:
- Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.
- Nếu trong thời gian t, công hiện được là A thì công suất là P
Hoạt động 3 (5ph): đơn vị công suất:
GV: Cho các giá trị của A và t yêu cầu hs tính giá trị của P
HS: P = 1J/1s
GV: Thông báo đơn vị chính của công suất là W và một số đơn vị bội của W là KW và MW, cách đổi giữa các đơn vị đấy.
III. Đơn vị của công suất:
- Nếu A = 1J, t = 1s thì P = 1J/1s
- Vậy đơn công suất J/s gọi là W
1J/1s = 1W 
1KW = 1 000W
1MW = 1 000KW = 1 000 000W
Hoạt động 4(10ph) vận dụng:
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi C4, C5.
HS: Thảo luận C4, C5.
GV: Yêu cầu 2 hs trình bày trên bảng, các hs khác hoàn thiện vào vở bài tập.
HS: 2 hs trình bày, các hs hoàn thiện.
GV: Yêu cầu các hs khác nhận xét, bổ xung rồi chuẩn hóa kiến thức.
GV: trong 1 giờ (3600s) con ngựa kéo xe đi được đoạn đường s là bao nhiêu?
HS: 9km = 9000m
GV: Tính A của lực kéo của ngựa?
HS: A = F.s = 200.9000 = 1800000J 
GV: Tính P
HS: = = 500W
GV: Biến đổi từ ct để cm 
HS: Ghi nhớ.
IV. Vận dụng.
C4. PA = = 12.5W
PD = = 16W
C5. Cùng cày một sào đất, nghĩa là công thực hiện của trâu và của máy cày là như nhau
- Trâu cày mất thời gian t1 = 2 giờ = 120phút
- Máy cày mất thời gian t2 = 20phút
- t1 = 6t2 vậy máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
C6: a) trong 1 giờ (3600s) con ngựa kéo xe đi được đoạn đường s = 9km = 9000m.
Công của lực kéo của ngựa trên đoạn đường là:
 A = F.s = 200.9000 = 1800000J
Công suất của ngựa:
= = 500W
b) công suất:
 => P = = F. v
4. Củng cố (5ph):
Để biết máy nào thực hiện công nhanh hơn thì ta cần so sánh đại lượng nào?
Công suất là gì? Công thức tính P, đơn vị của P
5. Hướng dẫn học ở nhà (1ph):
Học bài và làm các bài tập của bài 15 sbt
Đọc trước bài “cơ năng, thế năng, động năng”
Ngày giảng:
Lớp 8A: /01/2009
Lớp 8B: /01/2009
Tiết 20
Cơ năng, THế NĂNG, Động năng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng ,thế năng ,động năng.
Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của của vật ,tìm được ví dụ minh hoạ.
2. Kĩ năng: Có thói quen quan sát các hiện tượng tronh thực tế vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiẹn tượng đơn giản.
3. Thái độ : Có thái độ đúng mực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Bộ TN hình 16.1 gồm 1 vật nặng A, 1 miếng gỗ B, 1 ròng rọc cố định.
1 hòn bi thép.
1 máng nghiêng.
1 miếng gỗ.
1 lò xo bằng thép.
1 miếng gỗ nhỏ.
1 bao diêm
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học 
1. ổn định tổ chức lớp (1ph) 
Lớp 8A: tổng số:  vắng: .
Lớp 8B: tổng số:  vắng: .
2. Kiểm tra (4 ph)
Câu hỏi: Công suất là gì? Viết công thức tính công suất, giải thích kí hiệu và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
Đáp án: ghi nhớ sgk tr54.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 (2ph): Tổ chức tình huống học tập
GV: ĐVĐ như sgk
HS: Nhận thức vấn đề.
Hoạt động 2 (3ph): Thông báo khái niệm cơ năng:
GV: Thông báo KN cơ năng.
HS: Ghi nhớ.
I.Cơ năng:
Khi vật có khẳ năng thực hiện công cơ học , ta nói vạt đó có cơ năng.cơ năng được đo bằng đơn vị Jun.
Hoạt đông 3 (15ph): Hình thành KN thế năng.
GV:Thực hiện TN h16.1a và hỏi khi quả nặng A đứng yên mặt đât có khả năng thực hiện công hay không?
HS: Không có khả năng thực hiện công.
GV: Thực hiện TN hình 16.1b và hỏi khi quả nặng ở một độ cao nào đó thì nó có cơ năng không? tại sao?
HS: Có, vì nó có khả năng thực hiện công.
GV: Cơ năng có được như vậy gọi là thế năng. 
GV: Nếu vật ở vị trí càng cao thì khả năng thực hiện công của vật càng lớn nên thế năng càng lớn.
GV: Nêu khái niệm về thế năng hấp.
HS: Chú ý, ghi nhớ.
GV: Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ và cho biết thế năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV: Làm TN hình 16.2 yêu cầu hs quan sát và trả lời C2.
HS: Quan sát gv làm TN và trả lời C2.
GV: Thông báo KN thế năng đàn hồi.
II.Thế năng:
1.Thế năng hấp dẫn.
C1 -Như vậy khi đưa quả nặng lên độ cao nó có khẳ năng thực hiện công cơ học, do đó nó có cơ năng. gọi là thế năng.
- Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khẳ năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn .
- Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
- khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng của vật bằng 0.
* Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào:
 +Mốc tính độ cao
 +Khối lượng của vật`
2.Thế năng đàn hồi.
C2:lò xo có cơ năng vì nó có khẳ năng sinh công cơ học.
-Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi nên gọi là thế năng đàn hồi.
Hoạt động 3 (10ph): Hình thành khái niệm động năng:
GV: Yêu cầu hs đọc thông tin phần 1 và nêu dự đoán hiện tượng xảy ra.
HS: Đọc và nêu dự đoán.
GV: Làm TN kiểm tra dự đoán rồi yêu cầu hs hoàn thành C3, C4, C5.
HS: Quan sát TN và trả lời C3, C4, C5.
GV: Thông báo KN động năng.
HS: Ghi nhớ KN
GV: Làm TN2 . Yêu cầu hs quan sát và rút ra nhận xét.
HS: quan sát và rút ra nhận xét.
GV: Làm TN3 yêu cầu hs quan sát và rút ra kết luận
HS: Quan sát gv làm TN và rút ra kết luận.
GV: Từ 2 TN trên. hãy trả lời C8
HS: C8
GV: Lấy một số vd trong đó có cả động năng và thế năng và hỏi trong TH đó thì cơ năng là gi?
HS: Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng.
III.Động năng.
1.khi nào vật cố động năng?
Thí nghiệm 1:
C3: quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B chuyển động một đoạn.
C4: Qủa cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm thỏi gỗ B chuyển động tức là quả cầu A đang chuyển động.
C5: Một vật chuyển động có khẳ năng thực hiện công tức là có cơ năng.
Cơ năng của vật có được do nó chuyển động gọi là động năng
2.Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
Thí nghiệm 2.
C6: Vận tốc khi chạm vào miếng gỗ lớn hơn so với TN 1. Miếng gỗ chuyển động được một đoạn dài hơn tức là khả năng thực hiện công của quả cầu lớn hơn trước. Vậy động năng phụ thuộc vào vận tốc của nó.
Thí nghiệm 3
C7: Miến gỗ B cđ được một đoạn đường dài hơn, như vậy công của quả cầu A’ thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A thực hiện lúc trước. Vậy động năng còn phụ thuộc vào khối lượng của vật.
C8: Động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc chuyển động của vật .
Chú ý:sgk.
Hoạt động 4 (7ph): Vận dụng
GV: Yêu cầu hs thảo luận và hoàn thành C9, C10.
HS: Thảo luận và hoàn thành.
GV: Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
IV.Vận dụng.
C9:
C10:
-Chiếc cung đã dương có thế năng.
-nước chảy từ cao xưống có động năng
-nước bị ngăn trên cao có thế năng.
4. củng cố (2ph): Nhắc lại nội dung chín thông qua ghi nhớ trong sgk
5. Hướng dẫn học ở nhà (1ph): Đọc có thể em chưa biết, học bài, làm bài tập trong sbt và đọc trước bài 17 sgk
Ngày giảng:
Lớp 8A: //2009
Lớp 8B: //2009
Tiết 21: 
sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
phát biểu được định luật bảo toàn cơ năngở mức biểu đạt như trong sách giáo khoa.
Biết nhận ra và lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau thế năng và đông năng trong thực tế.
2. Kĩ năng:
Phân tích ,so sánh ,tổng hợp kiến thức
Sử dụng chính xác các thuạt ngữ.
3. Thái độ: Có thái độ chuẩn mục trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bi cho mỗi nhóm: 1 quả cầu, 1 giá, 1 dây treo
2. Học sinh: Đọc trước bài nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1ph)
Lớp 8A: tổng số:  vắng: .
Lớp 8B: tổng số:  vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ (4ph):
Câu hỏi
khi nào nói vật có cơ năng? 
Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là thế năng? trong trường hợp nào thì vật có cả động năng và thé năng
Lấy ví dụ 1 vật có cả thế năng và động năng.
ộng năng ,thế năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
Đáp án: Ghi nhớ sgk t58
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy vàTrò
Nội dung chính
Hoạt đông 1 (5ph): Tổ chức tình huống học tập 
GV: Đặt vấn đề như sgk
HS: Nhận thức ...  Van1 mở, van2 đóng,nhiên liệu được hút vào xi lanh, xi lanh đầy nhiên liệu thì van1 đóng lại.
b) Kỳ thứ hai( Nén nhiên liệu): Pit tông chuyển động lên trên nén nhiên liệu trong xi lanh.
c) Kỳ thứ ba( Đốt nhiên liệu): Khi pit tông lên đến tận cùng thì bu gi bật tia lửa điện đốt nhiên liệu và toả nhiệt. Các chất khí mới tạo dãn nở, sinh công và đẩy pit tông xuống dươpí. Cuối kỳ van2 mở ra.
d) Kỳ thứ tư( Thoát khí): Pit tông chuyển động lên trên, dồn hết khí trong xi lanh ra ngoài qua van2. Sau đó các kỳ được lặp lại.
Hoạt động 4 (10ph). Tìm hiểu hiệu suất của động cơ.
GV tổ chức cho h/s thảo luận C1, C2. Từ đó rút ra được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
HS thảo luận trả lời các câu hỏi từ đó rút ra công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
GV phân tích công thức để h/s hiểu shơn về cônh thức tính hiệu suất.
III. Hiệu suất của động cơ.
+ C1. Không. Vì một phần nhiệt lượng này được truyền cho các bộ phận của động cơ nhiệt làm các bộ phận này nóng lên, một phần nữa theo khí thải ra ngoài làm khí quyển nóng lên.
+ C2. Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
 H = 
Hoạt động 5 (5ph). Vận dụng.
GV cho h/s làm việc cá nhân vói các câu hỏi vận dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi. 
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
GV Yêu cầu 4 hs trình bày trên bảng rồi nhận xét.
IV. Vận dụng.
C3. Không. Vì trong đó không có sự biến đổi từ dạng năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng.
C4.
C5. Gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường...
C6. 
A = F.s = 700.100000 = 70000000 J.
 Q = q.m = 46.10.4 = 184000000 J.
 H = = = 38 %.
4. Củng cố (3ph):
GV hệ thống nội dung chính của bài (hs đọc phần ghi nhớ).
Đọc có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn về nhà (2ph):
Học bài và làm bài 28.1 đến 28.7 SBT.
Trả lời các câu hỏi và bài tập trong bài 29 sgk
Ngày giảng: 
Lớp 8A: //2009
Lớp 8B: //2009
Tiết: 34
Câu hỏi và bài tập tổng kết chương ii: 
Nhiệt học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS hệ thống được các nội dung trọnh tâm của chương nhiệt học.
Trả lời được các câu hỏi trong phần ôn tập.
Vận dụng được kiến thức đã học để giải các dạng bài tập khác nhau.
2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng giảI bài tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Thái độ: Nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chuẩn bị nội dung ôn tập.
2. Học sinh: HS ôn tập toàn bộ nội dung các bài đã học trong học kì II và trả lời các câu hỏi và bài tập trong bài 29.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ỏn định tổ chức (1ph):
Lớp 8A: tổng số:  vắng: .
Lớp 8B: tổng số:  vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ (4ph): Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (15ph). Ôn tập.
GV yêu cầu h/s thảo luận về các câu hỏi trong phần ôn tập và đưa ra câu trả lời về các câu hỏi đó.
HS hoạt động theo bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
GV hướng dẫn h/s thảo luận về từng câu hỏi trong phần ôn tập.
HS nhớ lại các kiến thức đã học, thảo luận về các câu hỏi trong phần ôn tập và trả lời các câu hỏi đó.
GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.
GV phân tích những nội dung khó để h/s hiểu rõ hơn.
A. Ôn tập.
1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
2. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách .
3. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh .
4. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật . Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn .
5. Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt. 
7. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi . Vì là số đo nhiệt năng nên đơn vị của nhiệt lượng cũng là jun như đơn vị của nhiệt năng .
8. C= 4200J/ kg.K, có nghĩa là muốn cho 1kg nước nóng lên thêm1Ccần 4 200J.
9. Q = m.c.t.
10. Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì :
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ tháp hơn cho đến khi nhiệt độ hai vật bằng nhau .
- Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
- Nội dung thứ hai thể hiện sự bảo toàn năng lượng .
11. Năng suất toả nhiệt của nhiênliệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn .
- Nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27 . 10J/kg, có nghĩa là 1kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ toả ra một nhiệt lượng bằng 27.10J.
13 .H = 
Hoạt động 2. Vận dụng.
GV yêu cầu h/s thảo luận về các câu hỏi trong phần vận dụng và đưa ra câu trả lời về các câu hỏi đó.
HS hoạt động theo bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
GV hướng dẫn h/s thảo luận về từng câu hỏi trong phần vận dụng.
GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.
B .Vận dụng :
 I . 1. B ; 2. B ; 3. D ; 4. C ; 5. C.
II. 1. Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi .
2. Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động . 
3. Không.
4. Nước nóng dần lên là do có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước ; nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hoá thành cơ năng .
III.1 .Nhiệt lưọng cần cung cấp cho nước và ấm .
Q=Q+Q=m.c.t= 
 =2.4200.80+0,5.880.80=707200J
Nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra:
Q= Q.= 2357333J=2,357.10J
Lượng dầu cần dùng là:
m== 2,357.= 0,05kg
2. Công mà ô tô thực hiện dược:
A=F.s= 1400.100000=14.10J
Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy toả ra:
Q=q.m= 46.10.8= 368.10=36,8.10J
Hiệu suất của ô tô:
H= ==38%.
Hoạt động 3. Tổ chức chơi trò chơi.
GV chia lớp thành các nhóm, nêu cách chơi và tổ chức cho h/s giải ô chữ.
HS thảo luận theo nhóm tìm ra các câu trả lời và giải ô chữ.
C. Trò chơi ô chữ.
Hàng ngang: 1. Hỗn độn.
 2. Nhiệt năng.
 3. Dẫn nhiệt. 
 4. Nhiệt lượng.
 5. Nhiệt dung riêng.
 6. Nhiên liệu.
 7. Cơ học.
 8. Bức xạ nhiệt.
Hàng dọc: Nhiệt học.
4. Củng cố (3ph): 
GV nhận xét giờ học.
GV khắc sâu một số nội dung chính yêu cầu h/s nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà (2ph):
Về nhà tự ôn tập thêm ở nhà.
Chuẩn bị cho thi kỳ 2.
Ngày giảng: 
Lớp 8A: //2009
Lớp 8B: //2009
Tiết: 35
Thi kiểm tra chất lượng học kì II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh trong năm học.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập
3. Thái độ: Nghiêm túc. Cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề kiểm tra phô tô
2. Học sinh: HS ôn tập toàn bộ nội dung các bài đã học trong học kì II 
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ỏn định tổ chức (1ph):
Lớp 8A: tổng số:  vắng: .
Lớp 8B: tổng số:  vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Bài mới:
A.Thiết lập ma trận hai chiều
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Cơ năng: 
C7
0.5
C9
1.5
2
2.0
Cấu tạo chất
C1,2
1.0
C8
0.5
C10
1.5
4
3.0
Nhiệt năng.
C3,4,5,6
2.0
C11
3.0
5
5.0
Tổng
6
3
4
4
1
3
11
10
B. Đề thi.
I. Trắc nghiệm khác quan (4 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
Cõu 1. Tớnh chất nào sau đõy khụng phải của nguyờn tử, phõn tử?
A. Chuyển động khụng ngừng.
B. Chuyển động càng nhanh thỡ nhiệt độ của vật càng cao.
C. Chỉ cú thế năng, khụng cú động năng.
D. Giữa cỏc nguyờn tử, phõn tử cấu tạo nờn vật cú khoảng cỏch.
Cõu 2. Hiện tượng nào dưới đõy khụng phải do chuyển động khụng ngừng của cỏc nguyờn tử, phõn tử gõy ra?
A. Sự khuếch tỏn của dung dịch đồng sunfat vào nước
B. Sự tạo thành giú
C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng
D. Sự hũa tan của muối vào nước
Cõu 3. Cõu nào đưới đõy núi về nhiệt năng là khụng đỳng?
A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.
C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của cỏc phõn tử cấu tạo nờn vật.
D. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.
Cõu 4. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ cú thể tự truyền
A. từ vật cú nhiệt năng lớn hơn sang vật cú nhiệt năng nhỏ hơn.
B. từ vật cú nhịờt độ cao hơn sang vật cú nhiệt độ thấp hơn.
C. từ vật cú khối lượng lớn hơn sang vật cú khối lượng nhỏ hơn.
D. từ vật cú thể tớch lớn hơn sang vật cú thể tớch nhỏ hơn.
Cõu 5. Đặt một thỡa nhụm vào một cốc nước núng thỡ nhiệt năng của thỡa nhụm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của thỡa tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của thỡa giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của thỡa và của nước trong cốc đều giảm.
D. Nhiệt năng của thỡa và của nước trong cốc đều tăng.
Cõu 6. Chất nào dưới đõy cú thể truyền nhiệt bằng đối lưu?
A. Chỉ chất khớ; B. Chỉ chất khớ và chất lỏng.
C. Chỉ chất lỏng; D. Cả chất khớ, chất lỏng, chất rắn.
Cõu 7. Một vật được nộm lờn cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa cú động năng, vừa cú thế năng?
A. Khi vật đang đi lờn và đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lờn.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lờn tới điểm cao nhất.
Cõu 8. Vỡ sao quả búng bay dự buộc thật chặt để lõu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vỡ khi thổi, khụng khớ từ miệng vào búng cũn núng, sau đú lạnh dần nờn co lại;
B. Vỡ cao su là chất đàn hồi nờn sau khi bị thổi căng, nú tự động co lại;
C. Vỡ khụng khớ nhẹ nờn cú thể chui qua lỗ buộc ra ngoài;
D. Vỡ giữa cỏc phõn tử của chất làm vỏ búng cú khoảng cỏch nờn cỏc phõn tử khụng khớ cú thể chui qua đú thoỏt ra ngoài.
1
II. Trắc nghiệm tự luận (6 điểm)
Câu 9: Công suất cho ta biết điều gì? Em hiểu thế nào khi nói công suất của một chiếc quạt là 35W?
Cõu 10: Tại sao trong nước hồ, ao, sụng, biển lại cú khụng khớ mặc dự khụng khớ nhẹ hơn nước rất nhiều?
Cõu 11: a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nung một thỏi đồng có khối lượng 2,5kg từ 250C lên 2700C. Biết nhiệt dung riêng của Đồng là 380J/kg.K
b) Tính khối lượng nhiên liệu cần dùng để cung cấp nhiệt lượng nói trên, biết rằng năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu đó là 14.106J/kg
C. Đáp án – thang điểm
I. Trắc nghiệm khách quan (mỗi câu đúng 0.5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
B
B
A
B
A
D
II. Trắc nghiệm tự luận.
Câu 9( 1.5 điểm).
Công suất cho ta biết khả năng thực hiện công của một người hoặc một máy trong cùng một thời gian (1 giây). (1.5đ)
Câu 10( 1,5 điểm).
Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử khí đó đã xen kẽ vào các phân tử nước. 
Câu 11: (3điểm)
Tóm tắt (0.5)
m1 = 2,5 kg
t1 = 250C 
t2 = 2700C
c1 = 380
q= 14.106
m = ?
Giải
: Q = m1.c1. (t2 – t1) = 2,5. 380.(270 – 25) = 232750J. (1.5đ)
: m = = 0,0166 kg. (1.0đ)
Kiểm tra, ngày . Tháng . Năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docVL8HKII (xong).doc