Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cơ bản - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thau

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cơ bản - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thau

- So sánh quãng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

- Nắm được công thức tính vận tốc v = s/t và ý nghĩa khái niệm (v).

- Đơn vị chính của vận tốc là m/s và km/h và cách đổi đơn vị (v).

- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động và kĩ năng quan sát đồng hồ đo vận tốc.

3. Thái độ:

Có ý thức điều chỉnh tốc độ phương tiện giao thông cho phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông và không gây bụi làm ô nhiễm môi trường.

II. CHUẨN BỊ

Cho cả lớp :

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung Bảng 2.1 SGK

- Tranh vẽ phóng to hình 2.2 (tốc kế); tốc kế thực (nếu có)

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5)

* Kiểm tra bài cũ :

1. Chuyển động cơ học là gì? Vật đứng yên là như thế nào? Lấy VD và nói rõ vật được chọn làm mốc - chữa bài tập 1.3.

2. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là gì? Lấy VD và nói rõ vật được chọn làm mốc - chữa bài tập 1.4.

* Tổ chức tình huống học tập :

- Tổ chức giống SGK

- Hoặc dựa vào bức tranh 2.1, Gv hỏi : Trong các vận động viên chạy đua đó, yếu tố nào trên đường đua là giống nhau, khác nhau? Dựa vào yếu tố nào ta nhận biết được vận động viên đó chạy nhanh hay chạy chậm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc(10)

GV: treo bảng 2.1

- Làm thế nào để biết bạn nào chạy nhanh hơn, bạn nào chạy chậm hơn ?

- Hãy hoàn thành bảng 2.1

- Nhận xét về quãng đường, thời gian chạy của các bạn?

- Quãng đường chạyđược trong 1s ?

GV thông báo quãng đường chạy được trong 1s chính là độ lớn của vận tốc. - C1, C2 ? I.Vận tốc là gì?

*Khái niệm: Quãng đường chạy được trong 1s gọi là vận tốc.

* Ý nghĩa: Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động

 

doc 72 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cơ bản - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – tiết1
 Ngày soạn : 15/08/2011
Chuyển động cơ học
I-mục tiêu
1. Kiến thức :
- Nắm được mục tiêu cơ bản của chương cơ học .
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, có nêu được vật làm mốc.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trạng thái.
- Nêu được thí dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp.
- Biết được các phương tiện tham gia giao thông khi chuyển động thương gây bụi và tiếng ồn.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, suy luận và vận dụng kiến thức .
3. Thái độ : Rèn tính ham học yêu thích bộ môn, có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn và môi trường do bụi.
II-chuẩn bị
1.Cho cả lớp : Tranh vẽ 1.2. 1.4, 1.5 phóng to thêm để học sinh xác đinh quỹ đạo chuyển động của một số vật.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung điền từ cho câu C6 và thí nghiệm.
2.Cho mỗi nhóm học sinh : Dụng cụ thí nghiệm
+ 1 xe lăn; + 1 con búp bê;
+ 1 khúc gỗ; + 1 quả bóng bàn.
III-hoạt động dạy – học
HĐ1 : Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (3’)
1. Kiểm tra: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
2. Tổ chức tình huống học tập :
GV : Vật lí lớp 6. chúng ta đã được học những phần vật lí nào?
Lớp 8 chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu phần cơ học và phần nhiệt học .
Tại sao lại có hiện tượng Mặt Trời mọc đằng Đông và lặn đằng Tây?...
HĐ 2: Làm thế nào để biết một vật là chyển động hay đứng yên(12’)
GV: Yêu cầu HS đọc mục € và :
- Làm câu C1 SGK trang 4 (thảo luận) Nhận biết vật chuyển động? Đứng yên? Vật mốc? Chỉ rõ vật mốc trong câu C1?
GV nhấn mạnh khái niệm vật mốc.
? Khi nào 1 vật chuyển động?
( Chuyển động cơ học là gì?)
Làm câu C2 ?
? Khi nào 1 vật đứng yên?
 Làm câu C3 ?
HS đọc C3, thảo luận nhóm, cử đại diện phát biểu , nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn. 
Ghi vở kết luận, ví dụ.
I.Làm thế nào để biết một vật là chuyển động hay đứng yên?
1. Nhận biết: So sánh vị trí của vật đó với vật khác(gọi là vật mốc).
2. Vật mốc : Là vật được chọn để so sánh một chuyển động .
VD: nhà cửa, cây cối, ....
3. Khái niệm chuyển động, đứng yên :
- Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian. VD: Ô tô chuyển động so với cột mốc.
- Đứng yên là không có sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian. VD: Cây cối bên đường đứng yên so với cột mốc 
HĐ 3:Tìm hiểu về tính chất tương đối của chuyển động và đứng yên (10’) 
GV:Yêu cầu HS :
- Quan sát hình 1.2 và cho biết chúng ta cần xét đến những vật nào?
- Làm câu C4, C5, C6, C7
* Chú ý: câu C5 chỉ rõ vật mốc
- Chuyển động và đứng yên có tính chất gì?
- Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Chú ý : Khi không nêu vật mốc nghĩa là phải hiểu đã chọn vật mốc là 1 vật gắn với mặt đất
- Yêu cầu hs trả lời câu C8
HS :Thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV và trả lời C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với 1 điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi MT chuyển động khi lấy mốc là TĐ.
- Ghi vở phần kết luận của giáo viên .
II. Tính chất tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Một vật có thể chuyển động với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác
- Chuyển động và đứng yên có chất tương đối nó tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
VD: Người lái xe chuyển động so với hàng cây bên đường, đứng yên so với xe.
HĐ 4 : Giới thiệu một số chuyển động thường gặp (10’)
GV thông báo : Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo chuyển động của vật. Dựa vào quỹ đạo chuyển động người ta phân ra làm các dạng chuyển động khác nhau.
- Yêu cầu hs quan sát hình 1.3
Hãy quan sát trực tiếp kim quay của đồng hồ, GV làm TN với vật ném ngang.
HS: Quan sát TN H1.3, tiếp thu kiến thức, nêu một số chuyển động thường gặp, trả lời C9.
III. Một số chuyển động thường gặp
1. Khái niệm quỹ đạo của chuyển động :
Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.
2.Các dạng chuyển động:
- Cđ tròn: chuyển động của đầu kim đồng hồ...
- Cđ cong: Chuyển động của quả bóng bàn ...
- Cđ thẳng:chuyển động của máy bay, ô tô... 
HĐ 5 : Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà(10’)
1.Vận dụng :
- Làm C9, C10, C11.(Làm C10, treo bảng phụ : Điền chuyển động và đứng yên vào cột).
- Nêu biện pháp giảm bớt tiếng ồn và bụi của các phương tiện giao thông?
2. Củng cố : - Chuyển động là gì? Đứng yên là gì? 
 - Điều kiện để có chuyển động và đứng yên ?
3.Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)
- Trả lời lại các câu hỏi trong SGK
- Làm hết các bài tập trong SBT( bài 1)
- Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”. Đọc trước bài 2 (SGK).
Tuần 2 – tiết 2
Ngày soạn: 22/08/2011
Vận tốc
I. mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- So sánh quãng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Nắm được công thức tính vận tốc v = s/t và ý nghĩa khái niệm (v).
- Đơn vị chính của vận tốc là m/s và km/h và cách đổi đơn vị (v).
- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động.
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động và kĩ năng quan sát đồng hồ đo vận tốc.
3. Thái độ: 
Có ý thức điều chỉnh tốc độ phương tiện giao thông cho phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông và không gây bụi làm ô nhiễm môi trường.
II. chuẩn bị
Cho cả lớp :
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung Bảng 2.1 SGK
- Tranh vẽ phóng to hình 2.2 (tốc kế); tốc kế thực (nếu có)
II. hoạt động dạy – học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5’)
* Kiểm tra bài cũ :
1. Chuyển động cơ học là gì? Vật đứng yên là như thế nào? Lấy VD và nói rõ vật được chọn làm mốc - chữa bài tập 1.3.
2. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là gì? Lấy VD và nói rõ vật được chọn làm mốc - chữa bài tập 1.4.
* Tổ chức tình huống học tập :
- Tổ chức giống SGK
- Hoặc dựa vào bức tranh 2.1, Gv hỏi : Trong các vận động viên chạy đua đó, yếu tố nào trên đường đua là giống nhau, khác nhau? Dựa vào yếu tố nào ta nhận biết được vận động viên đó chạy nhanh hay chạy chậm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc(10’)
GV: treo bảng 2.1
- Làm thế nào để biết bạn nào chạy nhanh hơn, bạn nào chạy chậm hơn ?
- Hãy hoàn thành bảng 2.1
- Nhận xét về quãng đường, thời gian chạy của các bạn?
- Quãng đường chạyđược trong 1s ?
GV thông báo quãng đường chạy được trong 1s chính là độ lớn của vận tốc. - C1, C2 ?
I.Vận tốc là gì?
*Khái niệm: Quãng đường chạy được trong 1s gọi là vận tốc.
* ý nghĩa: Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động
Hoạt động 3 : Xây dựng công thức tính vận tốc(5’)
- Độ lớn của vận tốc được xác định như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm C3
- GV thông báo công thức tính vận tốc
 s, v, t là những đại lượng gì ?
II. Công thức tính vận tốc
 V= s/t
Trong đó :
v là vận tốc(m/s); 
s là quãng đường đi được(m);
t là thời gian đi hết quãng đường(s).
HĐ4: Tìm hiểu đơn vị vận tốc và dụng cụ đo vận tốc(10’).
- Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào những đơn vị của các đại lượng nào? (dựa vào công thức tính vận tốc để trả lời )
GV treo bảng 2.2 và yêu cầu HS làm C4
HS trả lời C4
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì?
- Nêu mối quan hệ giữa m/s và km/h?
- Gv hướng dẫn HS cách đổi đơn vị vận tốc.
 GV giới thiêu cho HS tốc kế.
III. Đơn vị vận tốc
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
 1m/s =3.6km/h
 1km/h =0.28m/s.
* Dụng cụ đo vận tốc.
 Là tốc kế( đồng hồ vạn năng)
Hoạt động 6 : Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (15 phút)
1.Vận dụng: GV tổ chức HS làm C5,6,7
- C5?
HD: a) Vận tốc của ôtô là 36km/h điều đó có nghĩa là trong 1h ô tô đi được 36km.
 b) Đổi vận tốc về cùng một đơn vị vận tốc để so sánh.
- C6? HD: Dùng công thức tính vận tốc để tính. 
- C7?
HD: C7. Tóm tắt: 
 t = 40 phút = 2/3 h,
 v = 12 km/h
 s = ?
2. Củng cố : Gọi HS đọc phần ghi nhớ
3. Hướng dẫn về nhà :
Học thuộc phần ghi nhớ (SGK),
Trả lời lại các câu hỏi trong SGK,
Làm hết các bài tập trong SBT,
Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”,
Đọc trước bài 3 (SGK)
Tuần 3 – tiết 3
 Ngày soạn : 29/08/2011
Bài 3
Chuyển động đều - chuyển động không đều
I-mục tiêu
1. Kiến thức :
- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động đều và chuyển động không đều. Nêu được ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều thường gặp. 
- Phõn biệt được chuyển động đều, chuyển động khụng đều dựa vào khỏi niệm tốc độ: dấu hiêu đặc trưng của chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian.
- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
- Làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm tương tự như bảng 3.1
2. Kỹ năng :
Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm để rút ra được quy luật của chuyển động đều là không đều.
- Xỏc định được tốc độ trung bỡnh bằng thớ nghiệm.
- Tớnh được tốc độ trung bỡnh của chuyển động khụng đều.
3. Thái độ :
Tập chung nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm.
II-chuẩn bị
1. Cho cả lớp :
Bảng phụ ghi vắn tắt các bước thí nghiệm ; Kẻ sẵn bảng kết quả mẫu như hình (Bảng 3.1) SGK
2. Cho mỗi nhóm học sinh :
- 1 máng nghiêng ; 1 bánh xe ; 1 bút dạ để đánh dấu.
- 1 đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ bấm giây.
III-hoạt động dạy – học
HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5’)
1. Kiểm tra bài cũ :
HS1: Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
Đổi các đơn vị vận tốc sau:
5 km/h = ? m/s	12km/p = ? m/s
48 cm/s =? m/s	36 m/p =? Km/h
HS2: chữa bài tập 2.5
2. Tổ chức tình huống học tập :
GV tổ chức cho HS làm TN với bánh xe moacxoen
- Nhận xét gì về độ dài các quãng đường đi được trên đoạn AD và DE?
HĐ 2 : Tìm hiểu về chuyển động đều và không đều(20’)
- Gv thông báo chuyển động đều, chuyển động không đều
- HS ghi kết quả TN vào bảng 3.1
- Dựa vào kết quả TN để trả lời các câu hỏi C1, C2
I. Định nghĩa
- Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian
-- Chuyển động không đều là chuyển động có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian
HĐ3 : Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều(10’)
- HS đọc thông tin về vận tốc trung bình
- Công thức tính vận tốc trung bình?
- C3?
* Chú ý: Phân biệt sự khác nhau giữa vận tốc trung bình và trung bình cộng của vận tốc
II.Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
- Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
 vtb = s : t
- Chú ý: vận tốc trung bình khác với trung bình cộng vận tốc.
HĐ 4 : Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà(10’)
1.Vận dụng :
- Yêu cầu HS bằng thực tế, Phân tích hiện tượng chuyển động của ôtô
- C4?
- C5?
Tóm tắt:
s1 = 120 m 
t1= 30 s
s2=60 m 
t2=24 s
v1=?, v2= ?, vtb=?
III. Vận dụng
- C4: chuyển động của ôtô là chuyển động không đều, 50km/h là vận tốc trung bình của ôtô
- C5:
Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là:
v1= s1 : t1= 120 :30 = 4 (m/s)
Vận tốc tru ... ăng(10')
-GV: Yêu cầu HS xem bảng 27.1 và trả lời C1.
Nhận xét về sự truyền năng lượng từ 3 hiện tượng trên. Hoàn thành bảng 27.1:
(1)Cơ năng (2) Nhiệt năng
(3)Cơ năng (4) Nhiệt năng
HS: Hoàn thành các y/c trên,ghi vở phần chốt kiến thức của GV.
I.Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
- Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng(10')
- GV: Yêu cầu HS xem bảng 27.2 và trả lời C2.
Nhận xét về sự truyền năng lượng từ 3 hiện tượng trên. Hoàn thành bảng 27.2 và ghi vở theo phần chốt kiến thức của GV: 
(5)thế năng (6)Động năng
(7) Động năng (8) Thế năng
(9) Cơ năng (10) Nhiệt năng
(11) NHiệt năng (12) Cơ năng
II.Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
 - Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại (sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng).
 - Cơ năng có thể chuyển hoá thành Nhiệt năng và ngược lại
 Hoạt động 4 : Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng(10')
GV: Từ nhận xét ở phần 2 và phần 3, HS rút ra nhận xét chung.
GV thông báo nội dung ĐL SGK.
HS nêu VD minh hoạ cho ĐL, thảo luận và hoàn thiện câu 3. 
Tại sao khi hoạt động các máy cơ thường nóng lên? Hậu quả của hiện tượng đó?
Nêu các biện pháp khắc phục?
III .Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Hoạt động 5 : Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà(10')
Vận dụng :
- Tổ chức HS thảo luận và trả lời các câu hỏi phần vận dụng: C4,5,6.
Củng cố :
- HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết
Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)
- Trả lời lại các câu hỏi trong SGK
- Làm hết các bài tập trong SBT: Từ bài 27.1 - 27.6.
- Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.
- Đọc trước bài 28 (SGK).
Tuần 33 - tiết 33
 Ngày soạn; 
Bài 28:động cơ nhiệt
I. mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt.
- Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ bốn kì, có thể mô tả được cấu tạo của động có này.
- Dựa vào hình vẽ các kì của động cơ nổ 4 kì, có thể tả được chuyển vận của động cơ này.
- Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. Nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.
- Biết được ảnh hưởng của các chất thải khi động cơ nhiệt hoạt động đối với môi trường.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát mô hình, tranh vẽ.
3. Thái độ : Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.
- Có ý thức làm giảm ảnh hưởng của động cơ nhiệt đối với môi trường.
II.chuẩn bị
- ảnh chụp 1 số loại động cơ nhiệt; hình 28.5 phóng to
- 4 mô hình động cơ nổ bốn kì cho mỗi tổ
- Hình vẽ mô phỏng hoạt động của động cơ 4 kì 
III. hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập(5') 
* Kiểm tra bài cũ :
Phát biểu nội dung định luật bảo tòan và chuyển hoá năng lượng? Lấy VD?
* Tổ chức tình huống học tập : Như phần mở bài SGK
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về động cơ nhiệt(10')
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
Phát biểu định nghĩa về động cơ nhiệt?
VD về động cơ nhiệt mà em thường gặp ?
GVghi tên các động cơ nhiệt HS lấy VD lên bảng.
Những điểm giống nhau và khác nhau của các động cơ này?
GV :Gợi ý so sánh về : Loại nhiên liệu sử dụng - Nhiên liệu được đốt cháy bên trong, bên ngoài xilanh?.
Khi động cơ nhiệt hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường ntn?
Nêu các biện pháp khắc phục?(nâng coa hiệu sất đ/c và sử dụng các W sạch)
I.Động cơ nhiệt là gì?
- Động cơ nhiệt là những động cơ biến một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng để hoạt động 
- VD ; Động cơ ôtô,xe máy.
- Có hai loại là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về động cơ bốn kì(10')
- GV treo tranh vẽ lên bảng kết hợp với mô hình giới thiệu các bộ phận cơ bản của động cơ nổ 4 kì.
HS: nhắc lại tên các bộ phận.
Chức năng của từng bộ phận?
GV: Giới thiệu thế nào là một kì chuyển vận của động cơ đó : Khi pittông trong xilanh đi từ dưới lên trên hoặc đi từ trên xuống dưới thì lúc đó động cơ đã thực hiện được một kì chuyển vận
Nêu tên 4 kì ?
Chức năng của từng kì?
- HS dựa vào thông tin trong SGK để trả lời.
- Trong 4 kì vận chuyển thì kì nào đã sinh công?
Bánh đà của động cơ có tác dụng gì?
HS quan sát hình 28.2.Trên hình vẽ em thấy bốn xi lanh này ở vị trí như thế nào? Tương ứng với mỗi kì vận chuyển nào?
GV : Nhờ có cấu tạo, khi hoạt động trong xilanh này luôn có 1 xilanh ở kì 3, nên trục quay đều ổn đinh. 
II.Động cơ nổ 4 kì
1. Cấu tạo: h. 28.4 - SGK-t98.
2. Chuyển vận:
Theo 4 kì:
1. Kì thứ nhất: Hút nhiên liệu.
2. Kì thứ 2: Nén nhiên liệu.
3. Kì thứ 3: Đốt nhiên liệu
4. Kì thứ tư: Thoát khí.
- Trong 4 kì thì chỉ có kì thứ 3 là động cơ sinh công.
- Các kì khác động cơ chuyển động nhờ đà của vô lăng.
* Liên hệ thực tế:
_ Động cơ ôtô có 4 xilanh
_ Bốn xilanh này tương ứng với 4 kì chuyển vận. Như vậy khi hoạt động luôn có một kì sinh công.
 Hoạt động 4 : Tìm hiểu về hiệu suất của động cơ nhiệt(8')
HS thảo luận theo nhóm C1
Hiệu suất của động cơ là gì?
- HS trả lời 
GV: yêu cầu HS giải thích kí hiệu các đại lượng trong công thức và nêu đơn vị của chúng.
III.Hiệu suất của động cơ nhiệt
1. Định nghĩa: (SGK)
2. Công thức: H = 
Trong đó: 
- H là hiệu suất(%).
- A là công cơ học(J).
- Q là nhiệt lượng (J) 
Hoạt động 5 : Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà(12')
*Vận dụng :
GV: Tổ chức cho HS thảo luận C3,C4, C5.
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV. 
Ghi phần kiến thức trọng tâm.
C5 : Động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại đối với môi trường 
IV . Vận dụng 
C3: Các máy cơ đơn giản ở lớp 6 không phải là động cơ nhiệt vì trong đó không có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng
*Củng cố : HS đọc ghi nhớ SGK.
*Hướng dẫn về nhà : Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)
 Trả lời lại các câu hỏi trong SGK, SBT.
 Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.
 Đọc trước bài 29(SGK).
Tuần 34 - tiết 34
 Ngày soạn :
ôn tập
I. mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Củng cố toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình.
- Vận dụng kiến thức giải các bài tập có liên quan.
- Biết cách bảo vệ môi trường thông qua các bài học có liên quan: khi đốt cháy nhiên liệu, chuyển hoá các dạng năng lượng...
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tổng hợp vận dụng kiến thức đã cho, kĩ năng bảo vệ môi trường.
3. Thái độ: 
- Rèn tính kiên trì, tích cực, chủ động trong học tập.
II. chuẩn bị
GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập, đáp án.
HS: ôn toàn bộ kiến thức.
III. hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập(3') 
* Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong khi ôn tập.
*Tổ chức tình huống học tập: Giới thiệu như phần mục tiêu.
HĐ2: Tổ chức HS ôn tập(15')
 GV: 
Gọi 3 - 4 HS trả lời phần ôn tập(mỗi em từ 3 - 4 câu, trong số các câu hỏi ở phần tự kiểm tra mà học sinh yêu cầu).
HS: trả lời phần ôn tập.
 So sánh kết quả với bạn .
 Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt đáp án đúng.
HS: Sửa lại những phần sai, bổ sung phần thiếu.
GV: Tiếp tục tổ chức HS trả lời một ssó câu hỏi vận dụng, nhận biết đơn giản.
HĐ2: Vận dụng(25')
GV:Nêu một số câu hỏi ở bài kiêm tra chương II để HS trả lời.
GV: Đọc một số bài tập để hh/s ghi và tự giải.
Bài 1: 
Tóm tắt:
m1 = 1 kg ; m2= 0,5 kg
t1 = 200C; C2 = 880J/kgK.
t = 1000C; H = 30%
C1= 4200J/kgK 
 qd = 44. 106 J/kg 
Q = ? md = ?
GV:
Để tính Q, kl dầu ta phải làm như thế nào? Vậy tính Q ntn?
Tính Q1 bằng công thức nào?
Thay số? Kết quả?
HS: 1 em lên bảng làm BT. Các em còn lại làm trong vở ghi.
Bài 2: Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả 1 miếng chì m= 300 gđược nung nóng tới 1000C vào 250 g nước ở 58,5 0C làm cho nước nóng lên 600C.
a. Tính nhiệt lượng nước thu vào?
b. Tính nhiệt dung riêng của chì?
c. Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng với giá trị (C) ghi ở bảng.
I. Ôn tập:
- Phần tự kiểm tra chương I: trang 62.
- Phần tự kiểm tra chương II: trang 101.
- Trả lời một số câu hỏi trọng tâm:
1. Nêu cách tính công, công suất của vật?
2. Nêu điều kiện để một vật có động năng, thế năng, vừa có động năng vừa có thế năng?
3. Các đại lượng : t0, Wđ, nhiệt năng, thể tích phụ thuộc và các yếu tố nào?
4. So sánh sự dẫn nhiệt của các chất R - L- K?
5. Nhiệt dung riện của một chất là gì? Giải tích nhiệt dung riêng của một số chất như: nước, dầu rượu...
6. Năng suất toả nhiệt là gì? Giải thích năng suất toả nhiệt của củi khô, của than đá...?
7. Nêu nội dung của nguyên lí cân bằng nhiệt.
Viết phương trình cân bằng nhiệt, công thuéc tính nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn?
8. Vì sao về mùa hề ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
9. TTại sao mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày?
10. Tại sao chất rắn và chân không không xảy ra hiện tượng đối lưu?.
II. Vận dụng.
1. trả lời câu hỏi:
(SGV - trang 152,153,154)
2. bài tập:
Bài 1:
Lời giải:
Tính nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước:
Q = Q1 + Q2 = m1c1(t - t1) + m2c2(t - t2)
 = 1.4200.(100 - 20) + 0,5.880.(100 - 20)
 = 371 200(J).
Tính tổng nhiệt lượng dầu cháy toả ra:
Qd = = (J).
Tính khối lượng dầu cần dùng:
Qd = md.qd = 
Bài 2:
Lời giải:
A,b. Vì nhiệt lượng nước thu bằng Q chì toả ra nên: Q1 = Q2 
 Nên: m1c1(t - t1) = m2c2(t2 - t)
 = 0,25.4200.(60 - 58,5) = 0,3.c2 .(100 - 60)
 1575 = 12 c2
Suy ra: c2 = 131(J/kgK)
 Q1 = 1 575(J).
c. Khi tính c của chì ta đã bỏ qua sự truyền nhiệt cho bình đựng nước và môi trường chung quanh nên giá trị tính được lớn hơn giá trị ghi trong bảng c của một số chất.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà(2')
- Trả lời lại các câu hỏi phần tự kiểm tra chương I,II trong SGK và các câu hỏi bổ sung.
- Làm lại hết các bài tập trong bài ôn tập. 
- Chuẩn bị tốt kiến thức, dụng cụ học tập để giờ sau kiểm tra học kì II.
Tuần 35 – tiết 35
 Ngày soạn:
Kiểm tra học kì II
I-mục tiêu
1. Kiến thức :
Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của phần cơ- nhiệt đã học.
Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan.
Biết cách thức giải các bài toán phần nhiệt học.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện cách làm bài tập vật lí và kĩ năng tính toán, tổng hợp kiến thức.
3.Thái độ: 
 - Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác.
II-chuẩn bị
 - Cho cả lớp : Đề kiểm tra. 
III-Đề kiểm tra và đáp án
 - Đề và đáp án vi tính trang bên.
iV- Củng cố - Hướng dẫn về nhà :
* Củng cố: 
- Thu bài kiểm tra
- Nhận xét ý thức làm bài và chuẩn bị dụng cụ kiểm tra của HS
* Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại hết các bài tập trong đề kiểm tra vào vở bài tập.
- Ôn toàn bộ phần kiến thức đã học, làm hết các bài tập trong sách giáo khoa và SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an li 8.doc