Làm việc cá nhân hoàn thành C3:
+Hình 6.1a SGK: 3 người đẩyvới lực F, có ma sát trượt
+Hình 6.1b SGK:1 người đẩyvới lực F, có ma sát lăn
+ So sánh cường độ lực ở 2 hình: F > F , suy ra lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt
Nghe hướng dẫn của GV. Tiến hành TN theo nhóm
Thảo luận thống nhất câu trả lời C4 phát hiện ra lực ma sát nghỉ:
+Cường độ thay đổi tuỳ theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi c/động
+ Luôn có t/dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác t/dụng lên vật
Làm việc cá nhân tìm ví dụ để trả lời C5,tự hoàn thành vào vở BT.
Nghe GV đặt vấn đề. Thảo luận theo nhóm lần lượt thống nhất kết quả trả lời C6 ,C7:
+Nêu được về tác hại hay lợi ích của ma sát
+Nêu được một số biện pháp khắc phục các tác hại hoặc tăng cường lợi ích của ma sát trong mỗi trường hợp
-Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, do ma sát giữa các bộ phận cơ khí, bánh xe với mặt đường Làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật,và sự quang hợp của cây xanh
-Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây tai nạn, đặc biệtkhi trời mưa và lớp xe bị mòn.
Ngày soạn:.//. ;Ngày dạy:......./......../........... CHƯƠNG I : CƠ HỌC Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I/ Mục tiêu cần đạt: -Kiến thức:+ Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày +Nêu được ví dụ về tính tương đối của c/động hay đừng yên, đặc biệt x.định trạng thái của mỗi vật được nhọn làm mốc +Nêu được ví dụ về các dạng c/động cơ học thường gặp: c/động thẳng, c/động cong, c/động tròn -Kỹ năng: Rèn luyện các năng lực tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực, nghiên cứu và học tập có phương pháp II/ Chuẩn bị GV:+Bảng phụ vẽ sẵn các hình 1.1;1.2;1.5 SGK +Tranh vẽ hình1.3 SGK HS:Một số hình ảnh về vật chuyển động III/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(2 phút) +Sách vở đồ dùng, dụng cụ học tập +Tranh ảnh sưu tầm vật chuyển động IV/ Tiến trình dạy học Nội dung chính Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh CHƯƠNG I: CƠ HỌC Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I/ Làm thế nào để biết một vật c/ động hay đứng yên C1. So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông. -Trong vật lí học, để nhận biết một vật c/động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc) - Khi v/trí của vật so với vật mốc thay đổi theo t/gian thì vật c/động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động) C2(Tuỳ câu trả lời của HS) C3.Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác chọn làm mốc thì được coi là đứng yên. (Ví dụ tuỳ HS) II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên C4. So với nhà ga thì hành khách đang c/động vì vị trí của người này thay đổi so với nhà ga. C5.So với toa tàu thì hành khách là đứng yên vì vị trí của hành khách đó đối với toa tàu không đổi. C6. (1):đối với vật này ; (2): đứng yên C7. (Tuỳ câu trả lời của HS) - Vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Ta nói: chuyển động hay đứng yên có tính tương đối C8.Mặt Trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đâùt, vì vậy có thể coi Mặt Trời c/động khi lấy mốc là Trái Đất. III/ Một số chuyển động thường gặp (SGK trang 6) C9.(Tuỳ câu trả lời của HS) IV/ Vận dụng C10. +Oâtô :đứng yên so với người lái xe,c/động so với người đứng bên đường và cột điện. +Người lái xe: Đứng yên so với ôtô, c/động so với người đứng bên đường và cột điện + Cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô và người lái xe. +Người đứng bên đường: Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ôtô và người lái xe C11. Khoảng cách từ vật đến vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên, nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng Có trường hợp sai, ví dụ như vật c/động tròn quanh vật mốc. *Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2 phút) GV gọi HS đọc phần đặt vấn đề vào bài như SGK *Hoạt động 2:Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên (10 phút) Yêu cầu các nhóm HS thảo luận thống nhất kết quả trả lời C1 Gọi HS trả lời, nhận xét. GV sửa sai, ghi điểm GV thông báo khái niệm về vật mốc,cách chọn vật mốc ĐVĐ:Khi nào ta nói vật đang chuyển động? Gọi HS trả lời. GV sửa sai. Yêu cầu HS hoàn thành C2, C3 Gọi HS trả lời GV theo dõi,sửa sai, nhận xét ghi điểm *Hoạt động 3: Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Vật mốc (8 phút) GV treo bảng phụ có hình 1.2 SGK cho HS quan sát Yêu cầu HS thảo luận lần lượt hoàn thành C4,C5 Gọi HS trả lời.GV sửa sai,ghi điểm. Yêu cầu HS tự hoàn thành C6 Yêu cầu HS tự hoàn thành C7 từ kết quả của C6 Vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào yếu tố nào? Gọi HS trả lời. GV sửa sai,thông báo tính t/đối của c/động hay đứng yên Yêu cầu HS tự hoàn thành C8 Gọi HS trả lời.GV sửa sai, ghi điểm *Hoạt động 4: Giới thiệu một số c/đôïng thường gặp (5 phút) Gọi 1HS đọc phần III SGK. Yêu cầu HS tự hoàn thành C9 Gọi HS trả lời. GV sửa sai,ghi điểm. *Hoạt động 5: Vận dụng (12 phút) Yêu cầu HS tự hoàn thành C10. GV gợi ý: chọn vật mốc trong các trường hợp để biết vật nào đang chuyển động, vật nào đang đứng yên so với vật mốc đó Gọi HS trả lời và nhận xét. GV sửa sai, ghi điểm Yêu cầu HS tự hoàn thành C11 Gọi HS trả lời.GV sửa sai,ghi điểm. Tóm tắt nội dung chính của bài. Yêu cầu HS đọc phần”Có thể em chưa biết?” Đọc phần đặt vấn đề ở đầu bài trong SGK Thảo luận theo nhóm tìm câu trả lời C1: so sánh vị trí của vật đó với một vật khác đứng yên. Thảo luận theo nhóm hoàn thành: +C2 :phải nêu được v. dụ và chỉ được vật chọn làm mốc +C3:Biết được khi nào nói vật là đứng yên. Nêu được ví dụ về vật đứng yên Quan sát bảng phụ kết hơp SGK,lần lượt trả lời : +C4:hành khách đang c/động, vật mốc là nhà ga +C5:Hành khách đang đứng yên,vật mốc là toa tàu Tự trả lời C6:tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống Tự làm C7:tìm ví dụ để minh hoạ nhận xét của C6 Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi của GV: phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Nghe thông báo của GV Tự trả lời C8: chọn một điểm gắn với Trái Đất làm mốc, thì MT c/động so với TĐ Tự tìm ví dụ về c/động thẳng, cong, tròn... Làm việc cá nhân trả lời C10:chọn vật mốc:người lái xe, ôtô, cột điện,người đưng bên đường Làm việc cá nhân trả lời C11: nói như vậy là không đúng. Ví dụ chuyển động của đầu kim đồng hồ Tự đọc phần “Có thể em chưa biết?” V/ Hướng dẫn tự học (5 phút) 1/ Bài vừa học: +Ghi và học thuộc phần ghi nhớ của bài. Xem lại các bài tập đã giải ở lớp +Hoàn thành các bài tập 1.1,2,3,4,5,6/3+4 sách bài tập vật lí 2/ Bài sắp học:”Vận tốc”. Tìm hiểu các nội dung sau: + Công thức tính vận tốc, đơn vị đo vận tốc đã học ở lớp 5 +Một số biển báo giao thông có liên quan đến vận tốc VI/ Bổ sung Ngày soạn:.//. ;Ngày dạy:......../......../............. Tiết 2: VẬN TỐC I/ Mục tiêu cẩn đạt: -Kiến thức:+ Từ ví dụ so sánh q/đường c/động trong 1s của mỗi c/động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của c/động đó (gọi là vận tốc) + Nắm vững c/thức tính vận tốc v= và ý nghĩa của k/ niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. +Vận dụng công thức tính quãng đường và thời gian chuyển động -Kỹ năng: Rèn luyện năng lực tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá; kỹ năng đổi đơn vị - Thái độ: Giáo dục HS ý thức thực hiện nghiêm túc ATGT, ham thích học tập II/ Chuẩn bị: GV: Đồng hồ bấm giây; Tranh vẽ tốc kế của xe máy; Bảng phụ đã kẽ sẵn bảng 2.1 và2.2 SGK HS: Kẽ sẵn bảng 2.1;2.2 vào vở . các biển báo giao thông có liên quan đến vận tốc sưu tầm được. III/ Kiểm tra bài cũ (5 phút) GV gọi lần lượt 2HS trả lời các câu hỏi sau: HS1: Phát biểu phần ghi nhớ của bài1? HS2: Trả lời câu hỏi 1.2/3 ở sách bài tập vật lí GV sửa sai, nhận xét ,ghi điểm. IV/ Tiến trình dạy học Nội dung chính Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh VẬN TỐC I/ Vận tốc là gì? C1.Cùng chạy một quãng đường 60mnhư nhau, bạn nào mất ít thời gian chạy nhanh hơn -Quãng đường chạy được trong 1 giây gọi là vận tốc. C3.(1):nhanh;(2):chậm;(3)q/ đường đi được;(4):đơn vị II/ Công thức tính vận tốc Vận tốc tính bằng công thức v= , trong đó: v là vận tốc s là quãng đường đi được t là t/gian để đi hết q/đường đó III/ Đơn vị vận tốc Đơn vị hợp pháp của vận tốc là mét trên giây (m/s) và kilômet trên giờ (km/h) : 1km/h = 0,28 m/s Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế (còn gọi làđồng hồ vận tốc) C5.a/Mỗi giờ ôtô đi được 36km. Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8km. Mỗi giây tàu hoảđi được 10m b/muốn biết c/động nào nhanh nhất, chậm nhất cần so sánh số đo v/tốc của 3 c/động trong một đ/vị vận tốc Ôtô có: v= 36km/h= m/s=10m/s Người đi xe đạp có: v= 10,8km/h==10m/s Tàu hoả có : v= 10m/s Oâtô, tàu hoả chuyển động nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất C6.Cho biết Bài giải t=1,5h Vận tốc của tàu s=81km v== 54(km/h)==15(m/s) v=?km/h=?m/s Không s/sánh được vì khác đ/vị v/tốc C7. Cho biết Bài giải t=40ph t=40ph=40/60h=2/3h v=12km Quãng đường đi được s=? s= v.t= 12 . 2/3= 8(km) C8. cho biết Bài giải v= 4km t= 30ph= 30/60h= 1/2 h t= 30ph Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là s= ? s= v.t= 4 . 1/2 = 2(km) *Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút) Yêu cầu HS đọc phần mở đầu của bài 2 ở SGK. ĐVĐ: Trong giờ TD muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn ta căn cứ vào điều kiện gì? *Hoạt động 2: Tìm hiểu vận tốc (20 phút) GV giới thiệu bảng 2.1 cho HS quan sát.Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành C1. GVgơị ý: Ta cần so sánh đại lượng nào? Giải thích? Yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng 2.1 SGK. Gọi HS đọc k/quả.GV sửa sai ghi điểm. Y/c HS tự h/thành C2 Gọi HS trả lời. GV sửa sai hình thành k/niệm vận tốc Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành C3 Gọi HS cho biết công thức tính v/tốc, đơn vị vận tốc. GV sửa sai,củng cố Trong cùng 1 q/đường, muốn biết vật nào chay nhanh, chậm ta phải so sánh đại lượng nào? Trong cùng 1đơn vị thời gian, muốn biết vật nào chay nhanh, chậm ta phải so sánh đại lượng nào? Muốn so sánh các vật c/động nhanh chậm ta cần so sánh đại lượng nào khi biết q/đường và t/gian các vật đó đi được? ĐVĐ: Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị nào? Nêu những đơn vị vận tốc mà em đã học được? Từ đó cho biết đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị nào? Yêu cầu HS hoàn thành C4. Gọi HS trả lời.GV sửa sai,ghi điểm và thông báo đ/vị vậ ... *Hoạt động5: Vận dụng (5 phút) Yêu cầu HS hoàn thành C4 GV hướng dẫn HS hoạt động trả lời C4 như C3 Yêu cầu các nhóm HS thảo luận hoàn thành C5 Gọi HS trả lời, nhận xét. GV sửa sai, ghi điểm Yêu cầu HS hoàn thành C6 Gọi HS trả lời. GV theo dõi, sửa sai, ghi điểm Tự đọc phần mở đầu ở SGK Quan sát bảng 27.1 SGK Thảo luận theo nhóm thống nhất câu trả lời C1 Làm việc cá nhân: trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV, tham gia thảo luận ở lớp Quan sát hình 27.2 SGK Thảo luận theo nhóm thống nhất kết quả trả lời C2 Làm việc cá nhân: trả lời theo yêu cầu của GV và tham gia thảo luận ở lớp Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi của GV nêu ra, tham gia thảo luận ở lớp. Nghe thông báo của GV kết hợp xem SGK Làm việc cá nhân: trả lời C3 và tham gia thảo luận ở lớp -Trong tự nhiên và trong kĩ thuật, việc chuyển hóa từ cơ năng thành nhiệt năng thường dễ hơn sự chuyển hóa từ nhiệt năng thành cơ năng. Trong các máy cơ, luôn có một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt. Nguyên nhân xuất hiện nhiệt đó là do ma sát. Ma sát không những làm giảm hiệu suất của các máy móc mà còn làm cho các máy móc nhanh hỏng. -Biện pháp BVMT: Cần cố gắng làm giảm những tác hại của ma sát. Làm việc cá nhân: trả lời C4, tham gia nhận xét và thảo luận ở lớp Làm việc theo nhóm: thảo luận hoàn thành C5, trả lời theo yêu cầu của GV và tham gia thảo luận ở lớp Làm việc cá nhân:hoàn thành C6, trả lời theo yêu cầu của GV, tham gia nhận xét và thảo luận ở lớp V/ Hướng dẫn tự học (5 phút) 1/ Bài vừa học +Ghi và học thuộc phần ghi nhớ. Học thuộc bài cũ kết hợp với SGK +Bổ sung thêm phần trả lời C3,C4 +Hoàn thành các bài tập 27.1,2,3,4,5/37+38 ở sách bài tập vật lí 8 2/ Bài sắp học: “Động cơ nhiệt”. Chuẩn bị các nội dung sau: +Sưu tầm một số tranh ảnh về động cơ nhiệt +Tìm hiểu hoạt động của hình 28.5 VI/ Bổ sung Ngày soạn:.//. Ngày dạy:......../......../.............. Tiết 32: ĐỘNG CƠ NHIỆT I/Mục tiêu cần đạt -Kiến thức:+Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt +Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ bốn kì, có thể mô tả được cấu tạo của động cơ này +Dựa vào hình vẽ các kì của động động cơ nổ bốn kì, có thể mô tả được chuyển vận của động cơ này +Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức +Giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt. +Biết được khi động cơ nhiệt hoạt động thì sẽ thải ra môi trường khí độc, bụi than làm ô nhiểm môi trường. Biết được động cơ nhiệt có hiệu suất rất thấp. -Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng:quan sát,so sánh, trình bày về đôïng cơ nhiệt. Vận dụng công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt để giải bài tập. Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu suất của động cơ. -Thái độ: Giáo dục HS tính kiên trì trong nghiên cứu khoa học, ham thích học tập, ý thức bảo vệ môi trường II/ Chuẩn bị GV :+Hình vẽ, ảnh chụp các loại động cơ nhiệt +Tranh vẽ động cơ nổ bốn kì HS :Các tranh vẽ hoặc ảnh chụp về động cơ nhiệt đã sưu tầm được III/ Kiểm tra bài cũ(5 phút) GV gọi HS trả lời câu hỏi sau Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng? Nêu ví dụ minh hoạ? GV theo dõi, sửa sai, ghi điểm. Đặt vấn đề vào bài như SGK IV/ Tiến trình dạy học Nội dung chính Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐỘNG CƠ NHIỆT I/ Động cơ nhhiệt là gì? Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng +Động cơ đốt ngoài : là động cơ nhiệt mà nhiên liệu được đôùt cháy ở bên ngoài xi lanh. Ví dụ:máy hơi nước, tua bin hơi nước +Động cơ đốt trong: là động cơ mà nhiên liệu được đốt cháy ở ngay bên trong xi lanh. Ví dụ: động cơ nổ 4 kì, động cơ điêzen... II/ Động cơ nổ bốn kì (SGK trang 98) III/ Hiệu suất của động cơ nhiệt C1.Không. Vì một phần nhiệt lượng này được truyền cho các bộ phận của đ/cơ nhiệt làm cho các bộ phận này nóng lên, một phần nữa theo khí thải ra ngoài khí quyển làm cho khí quyển nóng lên C2 . Định nghĩa hiệu suất của động cơ nhiệt:Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa n/lượng chuyển hoá thành công cơ học và n/lượng do nhiên liệu đốt cháy toả ra A là công mà đ/cơ thực hiện được. Công này có độ lớn bằng phần n/lượng chuyển hoá thành công. Đơn vị là jun. Q là n/lượng do nhiên liệu đốt cháy toả ra. Đơn vị là jun IV/ Vận dụng C3. Không. Vì trong đó không có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng C4. (Tuỳ HS) C5. Gây ra tiếng ồn; Các khí do nhiên liệu bị đốt cháy thải ra có nhiều khí độc; nhiệt lượng do động cơ thải ra khí quyển góp phần làm tăng nhiệt độ của khí quyển C6. Bài giải Cho biết Công của động cơ ôtô thực hiện được s=100km=100000m A=F.s= 7000 . 10000= 70000000(J) F= 700N Khối lượng của 5l xăng là V=5l=5.10-3m m= D.V= = 4(kg) D= Nhiệt lượng do 5l xăng đốt cháy hoàn toàn q= 46.106J/kg toả ra là H=? Q= q.m = 46.106 . 4= 184000000(J) Hiệu suất của động cơ ôtô H= *Hoạt động1:Tìm hiểu về động cơ nhiệt (10 phút) GV nêu định nghĩa của động cơ nhiệt Yêu cầu HS kể tên 1 số động cơ nhiệt đã sưu tầm được lên bảng Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm phát hiện ra những điểm giống nhau và khác nhau của các động cơ này GV sửa sai, hệ thống hoá theo sơ đồ sau: Động cơ nhiệt Động cơ đốt ngoài Động cơ đốt trong Máy hơi nước Động cơ nổ 4kì Tua bin hơi nước Đ/cơ điêzen Đ/cơ phản lực "GV thông báo một số động cơ sử dụng nhiên liệu đặc biệt. -GV thông báo các kiến thức , khi động cơ nhiệt hoạt đôïng thì: +Động cơ xăng 4 kì: các tia lửa điện do bugi tạo ra làm xuất hiện các chất khí gây ô nhiễm môi trường (khí NO, NO2), ngoài ra sự h/động của bugi gây nhiễu sóng điện từ, ảnh hưởng đến hoạt động của tivi, radio. +Động cơ điêzen không sử dụng bugi nhưng gây ra bụi than làm ô nhiễm không khí. Các động cơ nhiệt sử dụng các nguồn năng lượng là: than đá, dầ mỏ, khí đốt. Sản phẩm cháy của các nhiên liệu này là: CO, CO2. SO2. NO, các chất khí này là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. +Hiện nay hiệu suất của động cơ nhiệt là: động cơ xăng 4 kì: 30-35%; động cơ điêzen: 35-40%; tuabin khí: 15-20%. Từ những kiến thức vừa nêu trên, em hãy đề xuất một số biện pháp BVMT. *Hoạt động2:Tìm hiểu về dộng cơ nổ bốn kì (10 ph) GV treo tranh vẽ có hình 28.4 SGK và giới thiệu các bộ phận cơ bản của động cơ nổ bốn kì Yêu cầu HS dự đoán chức năng của từng bộ phận GV treo tranh vẽ hình 28.5 SGK . Yêu cầu HS dựa vào tranh vẽ và SGK tự tìm hiểu chuyển vận của động cơ nổ bốn kì GV gọi HS lên bảng tình bày"Hướng dẫn lớp thảo luận góp ý *Hoạt động3:Tìm hiểu hiệu suất của động cơ nhiệt (10phút) Yêu cầu HS thảo luận trả lời C1 Gọi HS trả lời. GV sửa sai, nhận xét, ghi điểm GV thông báo công thức tính hiệu suất như SGK và treo tranh vẽ hình 28.2 ở SGK để minh hoạ Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành C2 Gọi HS trả lời GV theo dõi, sửa sai, ghi điểm *Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) Yêu cầu HS lần lượt tự hoàn thành C3, C4 Gọi HS lần lượt tả lời. GV sửa sai, n/xét, ghi điểm Yêu cầu các nhóm hoàn thành C5 Gọi HS trả lời.GV sửa sai, nhận xét, ghi điểm và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Yêu cầu HS tự tìm phương án giải và hòan thành C6 Gọi HS trình bày phương án giải C6 và hướng dẫn lớp thảo luận tìm phương án tối ưu Nếu còn thời gian, yêu cầu HS lên bảng giải -Hoạt động cá nhân: +Nghe thông báo của GV +Kể tên các động cơ nhiệt đã sưu tầm được -Hoạt động theo nhóm: +Tìm những điểm giống nhau và khác nhau những loại máy(động cơ) vừa nêu +Nghe thông báo của GV"chọn tranh, ảnh phù hợp với loại động cơ vừa nêu Nghe thông báo của GV, đề xuất p/án BVMT *Biện pháp BVMT: +Việc nâng cao hiệu suất của động cơlà một vấn đề quang trọng của ngành công nghiệp chế tạo máy nhằm giảm hiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường. +Trong tương lai khi các nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt thì việc sử dụng các động cơ nhiệt dùng nguồn năng lượng sạch (nhiên liệu sinh hoc – ethanol) là rất cần thiết. Nghe thông báo, và quan sát tranh 28.4 theo yêu cầu của GV Làm việc theo nhóm tìm hiểu chức năng của từng bộ phận cơ bản Làm việc cá nhân tìm hiểu về chuyển vận của động cơ nổ bốn kì Trình bày theo yêu cầu của GV Làm việc theo nhóm thảo luận thống nhát kết quả trả lời C1 Làm việc theo nhóm thảo luận thống nhất kết quả trả lời C2 Làm việc cá nhân : tự hoàn thành C3, C4 ; trả lời theo yêu cầu của GV và tham gia thảo luận ở lớp Làm việc theo nhóm thảo luận thống nhất kết quả trả lời C5. tham gia nhận xét thảo luận câu trả lời của các nhóm khác Làm việc cá nhân tìm phương án giải C6: +Tóm tắt đề, đổi tên các đơn vị chưa hợp lí +Tính công của động cơ thực hiện được +Tính khối lượng của 5l xăng +Tính nhiệt lượng do 4kg xăng bị đốt cháy hoàn toàn toả ra +Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt +Thay các giá tri tìm được vào tính toán +Lên bảng giải theo yêu cầu của GV V/ Hướng dẫn tự học (5 phút) 1/Bài vừa học +Về nhà ghi phần ghi nhớ và học thuộc. Học thuộc bài cũ kết hợp với SGK +Hoàn thành C6 (nếu chưa giải xong), các bài tập 28.1,2,3,4,5,6,7 ở sách bài tập vật lí 8 +Đọc phần “Có thể em chưa biết” 2/ Bài sắp học:” Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học “. Chuẩn bị các nội dung sau: +Hoàn thành các câu hỏi, bài tập, trò chơi ô chữ của bài 29 SGK +Kẽ sẵn bảng29.1 SGK VI/ Bổ sung
Tài liệu đính kèm: