I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
2. Kỹ năng:
- Thu thập và sử lí thông tin.
3. Thái độ:
- Rèn tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.
4. Năng lực cần đạt:
- Phát triển năng lực tự học , tự Tìm hiểu.
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, SBT, bảng phụ phóng to H1.1; 1.2.
Ngày soan: Ngày dạy: Dạy lớp 8 Ngày dạy: Dạy lớp 8 CHƯƠNG I: CƠ HỌC Tiết 1 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ - Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. - Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. 2. Kỹ năng: - Thu thập và sử lí thông tin. 3. Thái độ: - Rèn tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập. 4. Năng lực cần đạt: - Phát triển năng lực tự học , tự Tìm hiểu. - Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, SBT, bảng phụ phóng to H1.1; 1.2. 2. Học sinh: - Đọc trước bài mới. III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH: 1. Các hoạt động đầu giờ: * ĐVĐ vào bài mới: (3’) Chương trình Vật lí 8 gồm có 2 chươnGV: Cơ học, nhiệt học. GV yêu cầu 1 HS đọc to 10 nội dung cơ bản của chương I (SGK – 3). GV yêu cầu HS tự đọc câu hỏi phần mở bài và dự kiến câu trả lời. Trong cuộc sống ta thường nói 1 vật đang CĐ hoặc đang đứng yên. Vậy căn cứ vào đâu để nói vật đó chuyển động hay đứng yên Phần I. 2. Nội dung bài học: *Hoạt động 1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?(12’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Y/c HS Tìm hiểu và thảo luận nhóm (bàn) trả lời C1. Sau đó gọi HS trả lời C1. HS khác nhận xét. Y/c HS đọc phần thông tin trong SGK/4. Để nhận biết 1 vật CĐ hay đứng yên người ta căn cứ vào đâu? Những vật như thế nào có thể chọn làm mốc? Khi nào 1 vật được coi là chuyển động? Khi nào ta bảo vật đó đứng yên? Giới thiệu chuyển động của vật khi đó gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là CĐ). G(chốt): Như vậy muốn xét được một vật có chuyển động hay không ta phải xét được vị trí của nó có thay đổi so với vật mốc hay không. Y/c HS Tìm hiểu và trả lời C2. Sau đó gọi HS lấy ví dụ. HS khác nhận xét bổ sung (nếu cần). GV kết luận ví dụ đúng. Y/c HS suy nghĩ trả lời C3. Sau đó gọi HS lấy ví dụ. HS khác nhận xét bổ sung (nếu cần). GV kết luận câu trả lời đúng. Một người đang ngồi trên xe ô tô rời bến, hãy cho biết người đó chuyển động hay đứng yên? HS: Có thể có hai ý kiến: đứng yên, chuyển động. GV(c/ý): Có khi nào một vật vừa CĐ so với vật này, vừa đứng yên so với vật khác hay không? phần II I - LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? C1: Dựa vào vị trí của ô tô (thuyền, đám mây ) so với người quan sát hoặc một vật đứng yên nào đó có thay đổi hay không. - Căn cứ vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc. - Có thể chọn bất kì. Thường chọn TĐ và những vật gắn với TĐ. HS: Trả lời như SGK/ 4 * Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. C2: + Ô tô CĐ so với cây cối ven đường. + Đầu kim đồng hồ CĐ so với chữ số trên đồng hồ. C3: - Một vật được coi là đứng yên khi vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc. VD: Một người ngồi cạnh 1 cột điện thì người đó là đứng yên so với cái cột điện. Cái cột điện là vật mốc. Đoàn tàu rời ga, nếu lấy nhà ga làm mốc thì vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga. Ta nói, đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. Nếu lấy đoàn tàu làm mốc thì vị trí của nhà ga thay đổi so với đoàn tàu. Ta nói, nhà ga chuyển động so với đoàn tàu. *Hoạt động 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:(10’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Y/c HS quan sát H1.2, đọc thông tin đầu mục II. Thảo luận nhóm trả lời C4,C5. Sau đó GV gọi đại diện nhóm trả lời lần lượt từng câu yêu cầu trong mỗi trường hợp chỉ rõ vật mốc, gọi nhóm khác nhận xét rồi kết luận. - Y/c HS từ hai câu trả lời C4, C5 suy nghĩ trả lời C6. Sau đó gọi 1 HS đọc to câu trả lời C6. Gọi 1 số HS trả lời C7 theo nhóm đôi. Y/c HS chỉ rõ vật chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào. Y/c HS tự đọc thông tin trong (SGK/5). Từ các VD trên rút ra được nhận xét gì về tính CĐ hay đứng yên của vật? Y/c HS(cá nhân) lấy ví dụ về tính tương đối của chuyển động. Y/c HS thảo luận nhóm trả lời trả lời C8. - G(TB): Trong hệ mặt trời, mặt trời có khối lượng rất lớn so với các hành tinh khác, tâm của hệ mặt trời sát với vị trí của mặt trời. Nếu coi mặt trời đứng yên thì các hành tinh khác CĐ. G(chốt): Một vật được coi là CĐ hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Vì vậy khi nói một vật CĐ hay đứng yên ta phải chỉ rõ vật CĐ hay đứng yên so với vật nào. II- TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN C4: So với nhà ga thì hành khách CĐ. Vì vị trí của hành khách thay đổi so với nhà ga. C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên. Vì vị trí của hành khách không thay đổi so với toa tàu. C6: (1) đối với vật này (2) đứng yên. C7: Người đi xe đạp. So với cây bên đường thì người đó CĐ nhưng so với xe đạp thì người đó đứng yên. * Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Ví dụ: Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời ga : + Nếu lấy nhà ga làm mốc, thì hành khách đang chuyển động so với nhà ga. + Nếu lấy đoàn tàu làm mốc, thì hành khách đứng yên so với đoàn tàu và nhà ga chuyển động so với đoàn tàu. C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với TĐ, vì vậy có thể coi mặt trời CĐ khi lấy mốc là TĐ. *Hoạt động 3: Một số chuyển động thường gặp: (5’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Y/c HS tự đọc mục III, quan sát H1.3a,b,c. Quỹ đạo của CĐ là gì? Quỹ đạo CĐ của vật thường có những dạng nào? Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời C9. III- MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP *Quỹ đạo của cđ: Đường mà vật cđ vạch ra. Các dạng cđ: cđ thẳng, cđ cong. Ngoài ra cđ tròn là một trường hợp đặc biệt của cđ cong. C9: - CĐ thẳng: CĐ của viên phấn khi rơi xuống đất. - CĐ cong: CĐ của một vật khi bị ném theo phương ngang. - CĐ tròn: CĐ của 1 điểm trên đầu cánh quạt, trên đĩa xe đạp *Hoạt động 4: Vận dụng: (10’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Y/c HS làm việc cá nhân trả lời C10, C11. GV có thể gợi ý: Chỉ rõ trong H1.4 có những vật nào. Gọi HS trả lời C10 đối với từng vật, yêu cầu chỉ rõ vật mốc trong từng trường hợp. IV - VẬN DỤNG C10: C11: Không. Vì có trường hợp sai VD: Khi vật CĐ tròn xung quanh vật mốc. 3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học: (5’) *Củng cố, luyện tập: ? Thế nào là chuyển động cơ học ? - Trả lời: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động). ? Vì sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ? - Trả lời: Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. VD:..... * Hướng dẫn học sinh tự học: - Học thuộc bài + ghi nhớ. - Đọc thêm “Có thể em chưa biết” - BTVN: 1.1 đến 1.6 ( SBT) - Đọc trước bài mới: Bài 2. Vận tốc Ngày soạn: 11/9/2021 Ngày giảng:14/9/2021 - lớp 8A,B Ngày dạy: 15/9/2021- lớp 8A,B Tiết 2+3. Bài 2 + 3: CHỦ ĐỀ: VẬN TỐC VÀ CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. - Viết được công thức tính tốc độ. - Nêu được đơn vị đo của tốc độ. - Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. - Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được công thức tính tốc độ . - Biết dùng các số liệu trong bảng, biểu để rút ra những nhận xét đúng. 3. Thái độ: - HS có ý thức hợp tác trong học tập. Cẩn thận, chính xác khi tính toán. 4. Năng lực cần đạt: - Phát triển năng lực tự học, tự Tìm hiểu. - Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, SBT, bảng phụ 2.1 và 2.2. 2. Học sinh: - Học bài cũ, làm BTVN. III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH: 1. Hoạt động đầu giờ: * Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: - Thế nào là chuyển động cơ học? - Tại sao nói chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối, cho ví dụ minh họa? Đáp án: - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động). - Vì: Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Tức là vật chuyển động hay đứng yên còn tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. VD: HS tự lấy. A. Hoạt động khởi động (2’) GV: Y/c HS quan sát H 2.1. ? Hình 2.1 mô tả điều gì? HS: Mô tả 4 vận động viên điền kinh thi chạy ở tư thế xuất phát. ? Trong cuộc chạy thi này người chạy như thế nào là người đoạt giải nhất? HS: Người chạy nhanh nhất ? Dựa vào điều gì để khảng định người nào chạy nhanh nhất? HS: Người về đích đầu tiên. ? Nếu các vận động viên không chạy đồng thời cùng một lúc thì dựa vào đâu? HS: Căn cứ vào thời gian chạy trên cùng một quãng đường. GV: Để nhận biết sự nhanh hay chậm của CĐ người ta dựa vào một đại lượng đó là Vận tốc. Vậy vận tốc là gì? đo vận tốc như thế nào? Ta cùng nhau Tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Nội dung bài học. B. Hoạt động hình thành nội dung kiến thức. *Hoạt động 1: Vận tốc là gì – Công thức và đơn vị của vận tốc ? (12’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Y/c HS tự đọc thông tin ở mục I , n/c bảng 2.1, thảo luận nhóm (bàn) trả lời C1, C2. Gọi đại diện 1 nhóm trả lời C1, đại diện nhóm khác trả lời C2. Lên bảng điền cột 4, 5 (bảng phụ) và giải thích cách làm trong mỗi trường hợp. Giải thích cách điền cột 4, 5: + (4): Ai hết ít thời gian nhất – chạy nhanh nhất. + (5): Lấy quãng đường s chia cho thời gian t. Dựa vào kết quả cột (4) và (5). Hãy cho biết ngoài cách so sánh thời gian chạy trên cùng một quãng đường còn cách nào khác để kết luận ai chạy nhanh hơn? (Giới thiệu): Trong Vật lí để so sánh độ nhanh, chậm của CĐ người ta chọn cách thứ hai thuận tiện hơn tức là so sánh qđường đi được trong 1s. Người ta gọi quang đường đi được trong 1s là vận tốc của CĐ. Vậy vận tốc là gì? GV y/c HS n/c C3 và trả lời C3. Gọi từng HS đứng tại chỗ trả lời, HS khác nhận xét, GV kết luận. GV yêu cầu 1 HS đọc to lại C3 sau khi hoàn chỉnh. Dựa vào bảng 2.1 cho biết bạn nào chạy với vận tốc lớn nhất? Nhỏ nhất? Giải thích? (Chốt): Như vậy để so sánh độ nhanh chậm của CĐ ta so sánh độ lớn của vận tốc. Độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian (1s). GV: Y/c HS tự Tìm hiểu mục II. Vận tốc được tính bằng công thức nào? Kể tên các đại lượng trong công thức? GV: Từ công thức tính v hãy suy ra công thức tính s và t? GV: y/c HS tự đọc thông tin mục III, Tìm hiểu C4. Sau đó gọi 1 HS lên bảng điền C4 vào bảng phụ 2.2 - Có nhận xét gì về đơn vị của vận tốc? Đơn vị hợp pháp của vận tốc? (TB): Vớ ... tự đọc thông tin vào bài. GV: Công cơ học là gì? Cách tính công cơ học? Bài mới. 2. Nội dung bài học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Y/c HS quan sát H 13.1; H13.2 và đọc mục nhận xét trong SGK. ? Trong 2 hình 13.1 và 13.2 ở hình nào có công cơ học? Hình nào không có công cơ học? -Trong cả 2 hiện tượng này ta thấy đều có lực tác dụng F (con bò tác dụng lực vào xe bò, người lực sĩ tác dụng lực nâng quả tạ) vậy mà con bò thì thực hiện công cơ học, người lực sĩ thì không. Vậy sự khác nhau cơ bản trong hai trượng hợp trên là gì? -Y/c HS trả lời C1. Tìm hiểu câu C2 và hoàn chỉnh kết luận. - Chuẩn hóa lại kết luận và thông báo công có học là công của lực hoặc công của vật và gọi tắt là công. Sau đó yêu cầu HS đọc lại kết luận. ? Vậy điều kiện để có công cơ học là gì? GV(nhấn mạnh): Điều kiện để có công cơ học là: + Có lực tác dụng vào vật (F > 0) + Vật chuyển dời (dưới tác dụng của lực đó) (s > 0) Thiếu một trong 2 điều kiện trên thì không có công cơ học. *Tích hợp môi trường: - Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ học nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường các phương tiện tham gia vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời xả ra môi trường nhiều chất khí độc hại. - Giải pháp: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. I. Khi nào có công cơ học? (18’) 1) Nhận xét: (6’) HS: H13.1: Con bò thực hiện 1 công cơ học H13.2: Lực sĩ không thực hiện 1 công cơ học. HS: Khác nhau ở kết quả tác dụng lực: lực kéo của con bò làm cho xe di chuyển (s > 0)còn lực nâng của người lực sĩ không làm cho quả tạ dịch chuyển (s = 0). C1: Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời. 2) Kết luận: (5’) C2: (1) - lực (2) - chuyển dời - Công cơ học là công của lực và gọi tắt là công. + Có lực tác dụng vào vật (F > 0) + Vật chuyển dời (dưới tác dụng của lực đó) (s > 0) -Y/c HS thảo luận nhóm bàn trả lời C3, C4. Sau đó gọi một vài nhóm trả lời, GV nhận xét bổ sung. Y/c HS giải 3) Vận dụng: (7’) thích tất cả các trường hợp vì sao có công cơ học, không có công cơ học. ? Để xét Đọc trường hợp nào có công cơ học ta phải xét điều kiện gì? (C3) ? Khi nào lực thực hiện công cơ học? (C4) ? Xe đang chạy nếu ta phanh gấp ta thấy xe vẫn CĐ. Hãy cho biết CĐ của xe sau khi phanh gấp có công cơ học hay không? Vì sao? Có lực tác dụng và vật chuyển dới dưới tác dụng của lực. C3: Trường hợp a, c, d có công cơ học -Khi lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển động C4: a) Lực kéo của đầu tàu thực hiện công cơ học. b) Trọng lực thực hiện công cơ học. c) Lực kéo của người công nhân. Khi đó vật CĐ do quán tính chứ không phải do lực tác dụng do đó không có công cơ học. GV(TB) như SGK GV(lưu ý): Công thức này chỉ đúng khi vật chuyển dời theo phương của lực tác dụng. ? Trường hợp sau có thể tính công của lực F theo công thức A = F.s không? Vì sao? GV: Y/c HS đọc chú ý trong SGK Sau đó GV nhấn mạnh chú ý. II. Công thức tính công: (20’) 1) Công thức tính công cơ học: (8’) Khi có một lực F tác dụng vào vật làm vật chuyển dời theo phương của lực 1 quãng đường S thì công của lực F được tính: A = F . s (1) Trong đó: A là công của lực F F là lực tác dụng vào vật (N) s là quãng đường vật dịch chuyển (m) Từ (1) suy ra: F = A/s và s = A/F Đơn vị của công: Jun (J) 1J = 1N . 1m = 1 Nm Ngoài ra còn có đơn vị kilôjun (KJ) 1KJ = 1000 J * Chú ý: SGK - 46 HS: Không. Vì phương chuyển dời của vật không cùng phương của lực tác dụng. GV: Y/c HS tóm tắt C5, C6 HS: 2 HS lên bảng làm C5, C6. dưới dạy lớp tự làm vào vở. ? Độ lớn của công phụ thuộc vào những yếu tố nào? HS: A phụ thuộc và F và s. F và s càng lớn thì A càng lớn. ? Dựa vào chú ý trả lời C7? Nhận xét về phương CĐ của hòn bi với phương của trọng lực? 2) Vận dụng: (12’) C5: Tóm tắt: Fk = 5000 N s = 1000 m ------------------------ A = ? Giải: Công của lực kéo đầu tàu là: A = Fk . s = 5000 N . 1000 m = 5 000 000 Nm = 5 000 000 J = 5 000 KJ ĐS: 5000 KJ C6: Tóm tắt: m = 2kg h = 6m --------------------------- A = ? Giải: Trọng lượng của quả dừa là: P = 10. m = 10 . 2 = 20 (N) Công của trọng lực là: A = F . s = P . h = 20 N . 6 m = 120 J ĐS: 120 J C7: Hòn bi CĐ trên mặt bàn nằm ngang do đó phương CĐ của hòn bi vuông góc với phương của trọng lực tác dụng lên nó Công của trọng lực bằng 0 3. Củng cố, luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học. (3’) GV: - Công cơ học xuất hiện khi nào? - Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào? - Công thức tính công cơ học khi vật dịch chuyển theo phương của lực? HS: - Cã c«ng c¬ häc khi cã lùc t¸c dông vµo vËt vµ lµm cho vËt chuyÓn dêi - Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường di chuyển. - Công thức tính công cơ học khi vật dịch chuyển theo phương của lực A= F. S Trong ®ã: A lµ c«ng cña lùc F F lµ lùc t¸c dông vµo vËt (N) s lµ qu·ng ®êng vËt dÞch chuyÓn (m) - Học thuộc bài, ghi nhớ - BTVN: 13.2 đến 13.5 ( SBT). - Đọc “Có thể em chưa biết”. - Đọc trước bài “Định luật về công” Câu 1. Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm. B. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau. C. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng. D. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất không thay đổi. Câu 2. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi A. tiết diện của các nhánh bằng nhau. B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. độ dày của các nhánh như nhau. D. độ cao của các nhánh bằng nhau. Câu 3. Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi A. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng. D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 4. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần. B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần. C. hướng chuyển động của vật thay đổi. D. vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu Câu 5. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ. C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên. Câu 6. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimét là A. Ô tô bị xa lầy khi đi vào chỗ đất mềm, mọi người hỗ trợ đẩy thì ô tô lại lên được. B. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên không khí. C. Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên mặt nước. D. Thả quả trứng vào bình đựng nước muối, quả trứng không chìm xuống đáy bình. Câu 7. Đơn vị của vận tốc là: A.km.h B.m.s C.km/h D.s/m. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cả lực và vận tốc. A.Lực và vận tốc là các đại lượng vectơ B.Lực là nguyên nhân làm thay đỏi chuyển động. C.Vật chuyển động với vận tốc càng lớn thì lực tác dụng lên vật càng lớn. Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai? A.Khi một vật thay đổi phương chuyển động thì vận tốc cũng thay đổi phương. B.Trong chuyển động cong,phương của vận tốc luôn thay đổi,còn trong chuyển động tròn thì phương của chuyển động không đổi. C.Vật đang đứng yên có vận tốc không đổi. Câu 10. Một hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy,xe đột ngột rẽ trái,hành khách sẽ ở trạng thái nào? A.Nghiêng sang phải. B.Nghiêng sang trái. C.Ngồi yên. D.Ngã về đằng sau. Câu 11. Khi viên bi lăn trên mặt sàn,viên bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do: A.Ma sát nghỉ. B.Ma sát trượt C.Ma sát lăn. D.Cả ba loại trên. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng? A.Lực đẩy Ác-si-met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B.Lực đẩy Ác-si-met cùng chiều với trọng lực. C.Lực đẩy Ác-si-met có điểm đặt Ở vật. Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 7: (1 điểm). Chuyển động cơ học là gì? Viết công thức tính vận tốc, nêu tên và đơn vị của các đại lượng? Câu 8: (3 điểm). a) Kể tên các loại lực ma sát? Ma sát sinh ra ở giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát gì? có tác hại gì và nêu cách làm giảm b) Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các nhận xét sau đây Vật thể có thể là chuyển động .......(1)........ nhưng lại là......(2)........ đối với vật khác. Câu 9: (2 điểm). Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước, tính áp suất của nước lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 0,4m. Câu 10: (1 điểm). Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì bi nổi hay chìm? tại sao? c. Đáp án Phần I. Trắc nhiệm (3 điểm): Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,25 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B B D C A C A B A C C Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 7 (1 đ) - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. - Công thức tính vận tốc: v = s/t - Trong đó: v là vận tốc (m/s) s là quãng đường đi được (m) t là thời gian đi hết quãng đường đó (s) 0,5 0,25 0,25 Câu 8 (3 đ) a)- Lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. - Ma sát sinh ra ở giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát trượt. - Tác hại làm mòn đĩa và xích. cần phải tra dầu vào xích để làm giảm ma sát b. (1) đối với vật này (2) đứng yên. 1 1 1 Câu 9 (2 đ) Áp suất ở đáy thùng là: p1 = d . h1 = 10 000 . 1,2 = 12000N/m2 Áp suất của nước cách đáy thùng 0,4m là: Ta có: h2 = h1 – 0,4 = 0,8 m P2 = d . h2 = 10000 . 0,8 = 8000 N/m2 1 1 Câu 10 (1 đ) - Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì bi sẽ nổi. - Vì trọng lượng riêng của bi thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân 0,5 0,5 4. Nhận xét đánh giá sau khi chấm bài kiểm tra. - Kiến thức: ............................................................................................................................... - Kĩ năng vận dụng: ................................................................................................................................. - Trình bày diễn đạt .....................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: