Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Bé

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Bé

* Củng cố: Lần đầu tiên An được đi tàu hỏa, tàu đang dừng ở sân ga cạnh đoàn tàu khác, bỗng An thấy tàu mình chạy. Một lúc sau nhìn thấy nhà ga vẫn đứng yên, An mới biết là tàu mình chưa chạy . Em hãy giải thích vì sao như vậy?

Bài tập 1. Chuyển động cơ học là :

 A. sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác được chọn làm vật mốc

 B. sự thay đổi vận tốc của vật

 C. sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc

 D. sự thay đổi phương và chiều chuyển động của một vật

Bài tập 2. Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc?

 A. Khi vật đó không thay đổi vị trí so với vật làm mốc theo thời gian

 B. Khi vật đó không thay đổi khoảng cách so với vật làm mốc theo thời gian

 C. Khi vật đó không thay đổi kích thước so với vật làm mốc theo thời gian

 D. Khi vật đó không thay đổi độ dài so với vật làm mốc theo thời gian

Bài tập 3. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối là do:

 A. quãng đường mà vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau

 B. vật có thể là đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác

 C. vận tốc của vật luôn không thay đổi so với các vật khác nhau

 D. dạng quĩ đạo chuyển động của vật không phụ thuộc vào vật mốc

Bài tập 4. Một cây cờ gắn trên một chiếc bè gỗ thả trôi theo dòng nước, phát biểu nào sau đây không đúng?

 A. Cây cờ đứng yên so với chiếc bè B. Cây cờ đứng yên so với dòng nước

 C. Cây cờ chuyển động so với dòng nước

 D. Cây cờ chuyển động so với hàng cây bên bờ sông

Bài tập 5. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

 A. Chỉ những vật gắn liền với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc

 B. Chỉ những vật chuyển động so với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc

 C. Chỉ những vật bên ngoài Trái Đất mới được chọn làm vật mốc

 D. Có thể chọn bất kì vật nào làm vật mốc

* Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài theo sgk và vở ghi

 - Làm bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 SBT

 - Đọc phần có thể em chưa biết.

 - Đọc trước bài 2

 

doc 89 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/08 CHƯƠNG I CƠ HỌC
Tuần 1 Tiết 1 Bài 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. MỤC TIÊU. 	 
1/ Kiến thức: 
Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động 
2/Kỹ năng : Củng cố kĩ năng hoạt động nhóm
3/Thái độ. Hăng hái xây dựng bài
II/ CHUẨN BỊ 
 1/ Giáo viên : Tranh vẽ hình 1.1,1.2,1.3 SgK
 2/ Học sinh : Chuẩn bị sgk , Sbt , vở ghi.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1/ KTBC và Tổ chức tình huống học tập
GV nhắc nhở yêu cầu đối với môn vật lý 8
+ Đủ SGK, vở ghi, vở bài tập
+ Tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm thí nghiệm..
+ GV phân chia mỗi lớp thành 4 nhóm, chỉ định nhóm trưởng giao nhiệm vụ. Nhóm trưởng phân công thư ký theo từng tiết học
Tổ chức tình huống học tập
HS đọc phần thông tin SGK/3 để tìm các nội dung chính trong chương I
GV ĐVĐ (như SGK/4) Mặt trời lặn đằng đông lặn đằng tây.....
2/ BÀI MỚI
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C1 (khuyến khích hs nêu nhiều cách khác nhau từ kinh nghiệm có sẵn).
Gv cho hs trao đổi nhận xét cho nhau .
GV Chốt lại:Trong vật lý để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc.
Gv thông báo : Chọn vật mốc như SGK
Hs theo dõi Sgk
Gv thông báo khái niệm chuyển động cơ học.
? Thế nào là chuyển động cơ học 
2 Hs nhắc lại rồi đọc lại khái niệm
? Thảo luận nhóm trả lời C2, C3.
Hs . Các nhóm nhận xét thống nhất chung .
- Gv: yêu cầu HS lấy ví dụ chuyển động cơ
HĐ2:Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Gv ? Hãy quan sát hình 1.2, Thảo luận , trả lời C4, C5, C6, C7 sgk/5.
Hs: Thảo luận trả lời theo nhóm nhận xét
Gv: động viên các nhóm trả lời đúng, uốn nắn các nhóm trả lời sai.
Hs: trả lời C8 theo nhóm.
Gv : cho một vài học sinh lấy ví dụ
HĐ 3: Tìm hiểu một số chuyển động thường gặp.
Hs: đọc mục III sgk/6 và trả lời C9.
HĐ 4:Vận dụng
Hs: vận dụng kiến thức đã học trả lời C10, C11.
Hs: đọc phần ghi nhớ sgk.
I.Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
· Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
· Để nhận biết một chuyển động cơ, ta chọn một vật mốc.
 - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. 
 - Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
VD: Ô tô chuyển động so với cột điện
II.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
.· Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác. Như vậy, ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối và tính tương đối của chuyển động phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
VD: Ô tô chuyển động so với cột điện, nhưng đứng yên so với người hành khách
III.Một số chuyển động thường gặp
Chuyển động thẳmg.
Chuyển động cong.
Chuyển động tròn
IV. Vận dụng
C10, C11.
Ghi nhớ: (SGK )
* Củng cố: Lần đầu tiên An được đi tàu hỏa, tàu đang dừng ở sân ga cạnh đoàn tàu khác, bỗng An thấy tàu mình chạy. Một lúc sau nhìn thấy nhà ga vẫn đứng yên, An mới biết là tàu mình chưa chạy . Em hãy giải thích vì sao như vậy? 
Bài tập 1. Chuyển động cơ học là :
	A. sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác được chọn làm vật mốc
	B. sự thay đổi vận tốc của vật
	C. sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc
	D. sự thay đổi phương và chiều chuyển động của một vật
Bài tập 2. Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc?
	A. Khi vật đó không thay đổi vị trí so với vật làm mốc theo thời gian
	B. Khi vật đó không thay đổi khoảng cách so với vật làm mốc theo thời gian
	C. Khi vật đó không thay đổi kích thước so với vật làm mốc theo thời gian
	D. Khi vật đó không thay đổi độ dài so với vật làm mốc theo thời gian
Bài tập 3. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối là do:
	A. quãng đường mà vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau
	B. vật có thể là đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác
	C. vận tốc của vật luôn không thay đổi so với các vật khác nhau
	D. dạng quĩ đạo chuyển động của vật không phụ thuộc vào vật mốc
Bài tập 4. Một cây cờ gắn trên một chiếc bè gỗ thả trôi theo dòng nước, phát biểu nào sau đây không đúng?
 A. Cây cờ đứng yên so với chiếc bè B. Cây cờ đứng yên so với dòng nước
 C. Cây cờ chuyển động so với dòng nước 
 D. Cây cờ chuyển động so với hàng cây bên bờ sông 
Bài tập 5. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
 A. Chỉ những vật gắn liền với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
 B. Chỉ những vật chuyển động so với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
 C. Chỉ những vật bên ngoài Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
 D. Có thể chọn bất kì vật nào làm vật mốc
* Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài theo sgk và vở ghi
 - Làm bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 SBT
 - Đọc phần có thể em chưa biết.
 - Đọc trước bài 2
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn :22/08
Tuần 2 : Tiết 2 Bài 2 : VẬN TỐC
I / MỤC TIÊU. 
1/ Kiến thức:
Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của vận tốc. 
2/Kỹ năng.:Vận dụng được công thức tính vận tốc .
3/Thái độ. Hăng hái xây dựng bài
II/ CHUẨN BỊ 
 1/ Giáo viên : Tranh vẽ tốc kế của xe máy
 2/ Học sinh : - Chuẩn bị sgk , Sbt , vở ghi.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1/ KTBC và Tổ chức tình huống học tập.
Câu 1: chuyển động cơ học là gì? lấy VD minh họa? Làm bài 1.1 và 1.2 sbt
Câu 2: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối ? hãy kể tên các loại chuyển động thường gặp mỗi loại cho 1VD minh họa, làm bài tập 1.4 sbt
2Hs: Trả lời , Gv nhận xét cho điểm
Đáp án: Bài tập 1.1 C, 1.2 A
 Bài tập 1.4 : Mặt trời , Trái đất
ĐVĐ: Làm thế nào để biết sự nhanh hay chậm của chuyển động ?
 2/ BÀI MỚI
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu vận tốc 
Gv yêu cầu HS Nghiên cứu bảng 2.1 thảo luận nhóm trả lời C1,C2 
Gv cho hs trao đổi nhận xét.
GV Chốt lại câu trả lời đúng, thông báo thêm khái niệm vận tốc như sgk / 8
Hs thảo luận nhóm trả lời C3 các nhóm nhận xét
Gv.ĐVĐ Muốn tính v cần dùng công thức nào
Hs: 
Gv ? Muốn tính v cần biết những đại lượng nào
Hs: s và t
Gv? Hãy cho biết đơn vị của v phụ thuộc vào đơn vị của những đại lượng nào
Hs: ? Thảo luận nhóm trả lời C4.
Hs . Các nhóm nhận xét .
Gv: cho 1 vài ví dụ đổi km/h ra m/s và ngược lại.
Gv: Giới thiệu dụng cụ đo v gọi là tốc kế
Gv: Yêu cầu HS đổi :0,5km/h =.m/s
 1500m/s =..km/h
HĐ 2:Vận dụng
Hs: trả lời C5a, 
Gv: hướng dẫn C5b : Muốn so sánh chuyển động của 3 vật trên ta cần so sánh đại lượng nào
Hs: so sánh v trên cùng một đơn vị đo 
Hs: đổi v và trả lời C5 theo nhóm.
Hs đọc C6, Gv hướng dẫn cách giải bt vật lí
đọc kĩ đầu bài
Tóm tắt(đại lượng đã cho,đại lượng cần tìm).
Tìm công thức để tính đại lượng cần tìm
trình bày lời giải
Gv: yêu cầu Hs thực hiện C6, C7 tại lớp.
2 Hs: lên bảng trình bày C6, C7
Gv đánh giá cho điểm
Hs: đọc phần ghi nhớ sgk/10.
I.Vận tốc là gì ?
· Vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
II. Công thức tính vận tốc 
 Trong đó :
 v là vận tốc của vật, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
III. Đơn vị vận tốc 
 Thường dùng: m/s , km/h
IV. Vận dụng
C5 a. mỗi giờ ô tô đi được 36 km, Người đi xe đạp đi được 10,8 km, Mỗi giây tàu hỏa đi được 10m.
 b. vận tốc của ôtô 
vận tốc của xe đạp
Vậy ôtô và tàu hỏa cđ nhanh nhất , xe đạp chuyển động chậm nhất .
C6 . vận tốc của tàu 
C7 . 
Quãng đường đi được 
C8:
Ghi nhớ: (SGK)
* Củng cố: Bài 2.1 sbt. Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của vận tốc?
A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m 
Bài tập 1: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
	A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn
	B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn 
	C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn
	D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn
Bài tập 2. Phát biểu nào sau đây là SAI ?
	A. Tốc độ cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động
	B. Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi được trong thời gian vật chuyển động
	C. Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h
	D. Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn vận tốc ngay thời điểm khảo sát chuyển động
Bài tập 3: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 15m/s trong thời gian 2 giờ. Quãng đường đi được của ô tô đó là :
	A. 30m	B. 108m C. 30km	 D. 108km
Bài tập 4: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150.000.000 km, vận tốc của ánh sáng là 300.000 km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất ?
 A. 8 phút B. 8 phút 20 giây C. 9 phút D. 9 phút 10 giây 
Gv nêu thêm câu đố để gây hứng thú học tập .
1. Loài thú nào chạy nhanh nhất? Trả lời loài Báo khi săn đuổi con mồi có thể phóng nhanh tới 100km/h.
2. Loài chim nào chạy nhanh nhất? Trả lời Đà Điểu có thể chạy với vận tốc 90 km/h.
3. Loài chim nào bay nhanh nhất ? trả lời Đại Bàng có thể bay với vận tốc 210 km/h
* Hướng dẫn học ở nhà: Học bài theo sgk và vở ghi, đọc phần có thể em chưa biết-
 Làm bài 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SBT. Xem trước bài 3
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Ngày soạn :6/9
Tuần 3 : Tiết 3
Bài 3 :CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
---------- *** ----------
I /MỤC TIÊU. 
 1/ Kiến thức:Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ
Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
2/Kỹ năng.- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
 - Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
 - Hs có kĩ năng mô tả thí nghiệm hình 3.1, dựa vào các dữ liệu đã ghi ở bảng 3.1
3/Tình cảm thái độ. Hăng hái xây dựng bài
II/ CHUẨN BỊ 
 1/ Giáo viên : Máng nghiêng, con quay, máy bấm thời gian tự động, bút dạ để các nhóm đánh dấu. 
 2/ Học sinh : - Chuẩn bị sgk , Sbt , vở ghi . bút dạ để đánh dấu trên máng nghiêng.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1/ KTBC và Tổ chức tình huống học tập.
CH1? Viết công thức tính vận tốc? đơn vị đo? 
Bài tập trắc nghiệm. Một người đi bộ trên đoạn đường 3,6 km, trong thời gian 40 phút, vận tốc của người đó là:
	A. 19,44 m/s.	B. 15 m/s .C. 1,5 m/s.	D. 14,4 m/s.
	 ĐVĐ các em đã biết độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, nhưng ta cũng thấy có chuyển động vận tốc (v) không thay đổi theo t, nhưng có chuyển động v thay đổi theo ... i năng lượng của một động cơ ôtô để HS thấy được phần năng lượng hao phí rất nhiều so với phần nhiệt lượng biến thành công có ích. Vì vậy hiện nay chúng ta vẫn nghiên cứu để cải tiến động cơ sao cho hiệu suất của động cơ cao hơn. Hiệu suất của động cơ là gì?
GV thông báo về hiệu suất như câu C2. yêu cầu HS phát biểu định nghĩa hiệu suất, giải thích kí hiệu của các đại lượng trong công thức và nêu đơn vị của chúng.
GV sửa chữa, bổ sung nếu cần.
HĐ4 Vận dụng: 
HS: trả lời câu hỏi C3, C4, C5
C3: .... không phải là động cơ nhiệt vì trong đó không có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng. 
C5: ....Gây ra tiếng ồn, khí thải ra ngoài gây ô nhiễm không khí, tăng nhiệt độ khí quyển...
I- Động cơ nhiệt 
Động cơ nhiên liệu đốt ở ngoài xi lanh như: Máy hơi nước , tua bin hơi nước ...
Động cơ nhiệt đốt ở trong xi lanh như đông cơ ôtô, xe máy, tàu hoả, tàu thuỷ, tên lửa...
II- Động cơ nổ bốn kỳ. 
1.Cấu tạo SGK
2. Chuyển vận
Kì thứ nhất: “Hút”
Kì thứ hai: “Nén”
Kì thứ ba: “Nổ”
Kì thứ tư: “Xả”
III- Hiệu suất của động cơ nhiệt
C1: Vì một phần nhiệt lượng này được truyền cho các bộ phận của động cơ làm nóng các bộ phận này, một phần nữa theo khí thải ra ngoài làm nóng không khí.
C2: Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
Trong đó: A là công mà động cơ thực hiện được. Công này có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công (đơn vị: J)
Q: Nhiệt lượng toả ra do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra (đơn vị J) 
IV. Vận dụng
C3; C4; C5
3/ CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”. Học phần ghi nhớ.
Làm bài tập 28 - Động cơ nhiệt. Từ 28.1 đến 28.7
- Trả lời phần ôn tập (bài 29 - SGK) vào vở bài tập chuẩn bị tiết sau Kiểm tra học kỳ 2
..................................****..................****...............................
Tiết 35
Kiểm tra học kỳ 2
A) Đề Bài Ngày dạy : 28/ 4/ 2010.
I PHẦN TRẮC NGHIỆM.
I.TRẮC NGHIỆM (2Đ). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 
Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng ?
A. Một viên đạn đang bay đến mục tiêu. 
B. Hòn bi đang lăn trên sàn nhà.
C. Máy bay đang bay.
D. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà.
Câu 2: Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? Coi như không có sự thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh.
 A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.
 B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng. 
 C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.
 D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm.
Câu 3: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây không tăng? 
 A. Nhiệt độ B. Nhiệt năng C. Khối lượng D. Thể tích
Câu 4: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? 
A. Chỉ ở chất lỏng 
B. Chỉ ở chất lỏng và chất khí
C. Chỉ ở chất khí 
D. Chỉ ở chất lỏng, chất khí, và trong chân không.
Câu 5: Hình thức truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng gọi là?
A. Bức xạ nhiệt.
B. Sự đối lưu
C. Sự dẫn nhiệt 
D. Sự phát quang
Câu 6 Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng trong trường hợp nào dưới đây? 
 A. Để miếng kim loại vào trong một cốc nước nóng, miếng kim loại nóng lên. 
 B. Để miếng kim loại ngoài trời nắng, miếng kim loại nóng lên.
 C. Dùng búa đập vào miếng kim loại, miếng kim loại nóng lên.
 D. Cả A,B và C đều đúng. 
Câu 7 Trong các động cơ sau đây, động cơ nào không là động cơ nhiệt?
A. Động cơ của máy bay phản lực.
B. Động cơ của xe máy HONDA. 
C. Động cơ của ôtô. 
D. Động cơ của máy quạt treo tường.
Câu 8: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?
A. Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí.
B. Đồng, thuỷ ngân , nước không khí.
C. Thuỷ ngân, đồng, nước không khí.
D. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng.
II) PHẦN TỰ LUẬN (8Đ) 
Câu 9: Mũi tên được bắn đi từ một cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? đó là dạng năng lượng nào? 
Câu 10: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? 
Câu 11: Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg than bùn . Biết năng suất toả nhiệt của than bùn là 14.106J/kg. 
Câu 12: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1 lít nước ở 20 0C
a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K ( bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường)
b) Dùng bếp dầu để đun sôi ấm nước trên, hãy tính khối lượng dầu cần dùng?
Cho biết có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra được truyền cho ấm nước và năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106J/kg.
 MA TRẬN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II- VẬT LÝ 8
Nội dung
Mức độ
Trọng
số
Biết
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Cơ năng (4t)
- C/suất. Cơ năng định luật B/toàn cơ năng
 1
 (0,25)
1
(1,0 đ)
1
(0,25)
3
(1,5)
2. Cấu tạo chất (2t)
1
(1,0đ)
1
(1,0)
3. Nhiệt năng (10t)
- Nhiệt năng. Tr/nhiệt. Nhiệt lượng
- Động cơ nhiệt
3
 (0,75)
2
 (0,5)
2
(2,5)
1
(0,25)
2
(3,5)
9
7, 5
Tổng
4
(1,0)
1
(1,0 đ)
3
(0,75)
3
(3,5)
1
(0,25)
2
(3,5)
13
(10)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2điểm).
Mỗi câu đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
C
B
A
C
D
B
Phần II. Tự luận ( 8điểm).
Nội dung
Điểm
 Câu 9 (1,0 điểm)
- Nhờ năng lượng của cánh cung. Dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi
Câu 10 (1,0 điểm)
- Khi nước nóng thì chuyển động của các phân tử, nguyên tử nhanh hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn, do đó đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước nguội. 
Câu 11 (2,0 điểm)
Tóm tắt đúng 
Tính đúng Q = q.m = 14.106. 12 = 168.106 (J)
Câu 12 (4,0 điểm)
Tóm tắt đúng 
Bài giải
a) Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm 
 Q1 = m1.c1.(t2 – t1) = 0,5.880.80 = 35200 (J) 
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước 
Q2 = m2.c2.(t2 – t1) = 1.4200.80 = 336000 (J)
Nhiệt lượng cần thiết là
Q = Q1 + Q2 = 35200 + 336000 = 371200 (J)
b) Nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra là
 từ công thức H = Q/Q’ 
=> Q’= Q/H = Q.100/40 = 928000(J)
Lượng dầu cần dùng là
m = 
 Đáp số : a) 371200 (J) b) 0,02 ( kg ) 
1,0đ
1,0đ
0,5đ
1,5đ
0,5 đ
0,75
0,75
1
0,5
0,5
Tuần: 10 	Tiết 10 : KIỂM TRA 45 PHÚT
I/ MỤC TIÊU. 	
 - Kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về kiến thức của các bài từ 1 đến bài 9 .
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức làm bài tập định tính và định lượng.
- Rèn luyện khả năng tư duy, suy luận lô gic cho HS.
II/ CHUẨN BỊ 
GV: Chuẩn bị đề kiểm tra
HS: Ôn tập kiến thức cũ.
III/ NỘI DUNG KIỂM TRA
A. Ma trận thiết kế đề bài:
	Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Chuyển động cơ học, Chuyển động đều chuyển động không đều
1
 0,5
1
 0,.5
2
1,0
Vận tốc
1
 0.5
1
 1,5
2
2
Biểu diễn lực Hai lực cân bằng, quán tính
Lực ma sát
2
1
1
2
3
3
Áp suất, áp suất chất lỏng , áp suất khí quyển
1
 0.5
1
 2
1
1,5
3
4
Tổng
4
2
2
1
2
 3,5
2
3,5
10
10
B. ĐỀ BÀI 
I.Trắc nghiệm (2đ). Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
 Câu1 ( 0,25đ). Một hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động trên đường. Hành khách đứng yên so với:
A. Hàng cây bên đường.
 B. Mặt đường. 
C. Người lái xe. 
 D. Người đi xe máy ngược chiều . 
 Câu 2 ( 0,25đ). Đơn vị của vận tốc là 
 A. m/s	 B. h/Km	 C. m.s	 D. Km.h
 Câu 3 (0,25đ). Khi đi trên đất trơn, ta bấm các ngón chân xuống nền đất là để: 
A. Tăng áp lực lên nền đất.
B. Giảm áp lực nên nền đất.
C. Giảm ma sát.
D. Tăng ma sát. 
Câu 4 ( 0,25đ). Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình đổ nhào về bên trái, Chứng tỏ xe:
A. Đột ngột rẽ sang trái.
B. Đột ngột rẽ sang phải.
C. Đột ngột giảm tốc độ.
D. Đột ngột tăng tốc độ.
 Câu 5 ( 0,25đ). Càng lên cao áp suất khí quyển :
 A. Càng tăng.
B. Càng giảm.
 C. Không thay đổi.
D. có thể tăng và cũng có thể giảm.
Câu 6 ( 0,25đ). Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc không đổi là 15km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao khiêu km? 
 A. 10 km
B. 40 km
 C. 15 km
D. 20km
Câu 7 ( 0,25đ). Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp lực ?
 A. Áp lực là lực ép của vật lên giá đỡ	
B. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật.
 C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật
D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 8 ( 0,25đ). Tại sao khi lặn, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn? 
 A. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp	
B. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn.
 C. Vì khi lặn sâu, lực cản của nước rất lớn
D. Vì khi lặn sâu, áo lặn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động trong nước
II. Tự luận ( 8,0đ ).
Bài 1. Hãy giải thích các hiện tượng sau :
a, Khi xe đang chuyển động nhanh , nếu phanh gấp để xe dùng lại đột ngột thì hành khách ngồi trên xe có xu hướng ngã về phía trước.
b, Khi đi qua chỗ bùn lầy người ta phải dùng một tấm ván đặt lên trên để đi qua.
Bài 2. Nhà bạn An cách trường 2520m. Hằng ngày, An đi học từ nhà lúc 6h 25ph, và đến trường trước lúc vào lớp 
( 7 giờ) được 5 phút. Tính vận tốc chuyển động của An ra mét trên phút và kilômét trên giờ? 
Bài 3. Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển, áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 750 000N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 1 452 000 N/m2.
Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? vì sao khẳng định như vậy?
Tính độ sâu của tàu ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 300 N/m3.
C . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
 I. Trắc nghiệm. 2 điểm
Mỗi câu đúng cho 0, 5 điểm
Câu 1. C Câu 2. A Câu 3. D Câu 4. B Câu 5. B Câu 6. A Câu 7. D Câu 8. B 
II. Tự luận. 8 điểm
câu1
(2đ)
a) Khi xe đang cđ nhanh, người ngồi trên xe cđ cùng với xe. Khi phanh làm cho xe dừng lại đột ngột, chân người ngồi trên xe dừng lại với sàn xe, do có quán tính mà phần trên của người vẫn cí xu hướng chuyển động với vận tốc cũ nê thân người có xu hướng chúi về phía trước
b) Vì khi đặt tấm ván lên diện tích tiếp xúc giữa tấm ván và mặt bùn lớn hơn giữa bàn chân và mặt bùn nên khi đi trên tấm ván thì áp suất gây ra trên mặt bùn giảm đi 
1 đ
1 đ
Bài 2
(2,25đ)
Tóm tắt đổi đơn vị đúng 
Đáp số đúng
( thiếu công thức tính v trừ 0,5đ) 
0,5đ
1,0đ
0,5đ
0,25đ
Bài 3
(3,75đ)
Tóm tắt 
d = 10 300N/m3.
p1 = 7500 000 N/m2
p2 = 1 452 000 N/m2
a)Tầu nổi hay chìm ?
b) h1 = ? h2 = ? 
Lời giải.
a. Tàu đang lặn xuống, giải thích đúng
b. độ sâu ở thì điểm ban đầulà.
độ sâu ở thì điểm sau là.
Đáp số đúng
 ( thiếu tóm tắt trừ 0,5đ, thiếu công thức tính trừ 0,5đ) 
0,5đ
1,0đ
1,0đ
 1,0đ 
0,25
Kết quả kiểm tra
Điểm
0 -> 1,9
2 -> 4,9
TB (%)
5 -> 6,4
6,5 -> 7,9
8 ->10
TB (%)
8A 
8B 
8C 
Những sai sót nhiều cần khắc phục 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an li 8 2011-2012.doc