Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Ngọc Lập

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Ngọc Lập

I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?

- HS nêu ví dụ và trình bày lập luận vật trong ví dụ đang chuyển động ( đứng yên): quan sát bánh xe quay, nghe tiếng máy to dần,.

- HS trả lời C1: Muốn nhận biết 1 vật CĐ hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật được chọn làm mốc (vật mốc)

Thường chọn Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc

HS rút ra kết luận: Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học ( chuyển động)

-Hs tìm VD vật chuyển động và vật đứng yên trả lời câu C2&C3

C3:Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật vật đó được coi là đứng yên

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên

- Yêu cầu học sinh lấy 2 ví dụ về vật chuyển động và vật đứng yên. Tại sao nói vật đó chuyển động (đứng yên)?

- GV: vị trí của vật đó so với gốc cây thay đổi chứng tỏ vật đó đang chuyển động và vị trí không thay đổi chứng tỏ vật đó đứng yên

- Yêu cầu HS trả lời C1

-Khi nào vật chuyển động?

-GV chuẩn lại câu phát biểu của HS. Nếu HS phát biểu còn thiếu(thời gian), GV lấy 1 VD 1 vật lúc chuyển động,lúc đứng yên để khắc sâu kết luận

- Yêu cầu HS tìm VD về vật chuyển động, vật đứng yên và chỉ rõ vật được chọn làm mốc (trả lời câu C2&C3)

- Cây bên đường đứng yên hay CĐ ?

II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên

- HS quan sát H1.2,thảo luận và trả lời C4,C5 &điền từ thích hợp vào C6:

(1) chuyển động đối với vật này

(2) đứng yên

- HS lấy VD minh hoạ (C7) từ đó rút ra NX :Trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật có tính chất tương đối

- C8:Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái đất.Vì vậy coi Mặt trời CĐ khi lấy mốc là Trái đất

(Mặt trời nằm gần tâm của thái dương hệ và có khối lượng rất lớn nên coi Mặt trời là đứng yên )

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên

- Cho HS quan sát H1.2(SGK). Yêu cầu HS quan sát và trả lời C4,C5 &C6

Chú ý:Yêu cầu HS chỉ rõ vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc nào?

- Từ ví dụ minh hoạ của C7.Yêu cầu HS rút ra nhận xét

(Có thể làm TN với xe lăn,1 khúc gỗ , cho HS quan sát và nhận xét)

- GV nêu quy ước:Khi không nêu vật mốc nghĩa là phải hiểu đã chọn vật mốc là vật gắn với Trái Đất

 

doc 76 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Ngọc Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2011
Ngày dạy : 
Chương 1: Cơ học
Tiết 1: Chuyển động cơ học
A. Mục tiêu
- Nêu được dấu hiệu về chuyển động cơ
-Nêu được ví dụ về chuyển động cơ
-Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ
B. Chuẩn bị
-Cả lớp: tranh vẽ to hình 1.1&1.3 (SGK);1 xe lăn;1 khúc gỗ
C. Tổ chức hoạt động dạy học
*.Tổ chức
Sĩ số : 8A:....................................................... 8B: ....................................................................
* Hoạt động của giáo viên và học sinh .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- học sinh tìm hiểu các vấn đề cần nghiên cứu
- Ghi đầu bài
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ, Tổ chức tình huống học tập
* Kiểm tra bài cũ : không
* Tổ chức tình huống học tập
- GV giới thiệu chương trình vật lý 8 gồm 2 chương: Cơ học & Nhiệt học
- Trong chương 1 ta cần tìm hiểu bao nhiêu vấn đề? Đó là những vấn đề gì?
- GV đặt vấn đề như phần mở đầu SGK.
Căn cứ nào để nói vật đó chuyển động hay đứng yên?
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?
- HS nêu ví dụ và trình bày lập luận vật trong ví dụ đang chuyển động ( đứng yên): quan sát bánh xe quay, nghe tiếng máy to dần,....
- HS trả lời C1: Muốn nhận biết 1 vật CĐ hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật được chọn làm mốc (vật mốc)
Thường chọn Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc
HS rút ra kết luận: Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học ( chuyển động)
-Hs tìm VD vật chuyển động và vật đứng yên trả lời câu C2&C3
C3:Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật vật đó được coi là đứng yên
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên 
- Yêu cầu học sinh lấy 2 ví dụ về vật chuyển động và vật đứng yên. Tại sao nói vật đó chuyển động (đứng yên)?
- GV: vị trí của vật đó so với gốc cây thay đổi chứng tỏ vật đó đang chuyển động và vị trí không thay đổi chứng tỏ vật đó đứng yên
- Yêu cầu HS trả lời C1
-Khi nào vật chuyển động?
-GV chuẩn lại câu phát biểu của HS. Nếu HS phát biểu còn thiếu(thời gian), GV lấy 1 VD 1 vật lúc chuyển động,lúc đứng yên để khắc sâu kết luận
- Yêu cầu HS tìm VD về vật chuyển động, vật đứng yên và chỉ rõ vật được chọn làm mốc (trả lời câu C2&C3)
- Cây bên đường đứng yên hay CĐ ?
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
- HS quan sát H1.2,thảo luận và trả lời C4,C5 &điền từ thích hợp vào C6:
(1) chuyển động đối với vật này
(2) đứng yên
- HS lấy VD minh hoạ (C7) từ đó rút ra NX :Trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật có tính chất tương đối
- C8:Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái đất.Vì vậy coi Mặt trời CĐ khi lấy mốc là Trái đất
(Mặt trời nằm gần tâm của thái dương hệ và có khối lượng rất lớn nên coi Mặt trời là đứng yên )
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên
- Cho HS quan sát H1.2(SGK). Yêu cầu HS quan sát và trả lời C4,C5 &C6
Chú ý:Yêu cầu HS chỉ rõ vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc nào?
- Từ ví dụ minh hoạ của C7.Yêu cầu HS rút ra nhận xét
(Có thể làm TN với xe lăn,1 khúc gỗ , cho HS quan sát và nhận xét)
- GV nêu quy ước:Khi không nêu vật mốc nghĩa là phải hiểu đã chọn vật mốc là vật gắn với Trái Đất 
III. Một số chuyển động thường gặp
- HS quan sát và mô tả lại hình ảnh chuyển động của các vật đó
+ Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra
+ Gồm:chuyển động thẳng,chuyển động cong, chuyển động tròn
- HS trả lời C9 bằng cách nêu các VD (có thể tìm tiếp ở nhà)
Hoạt động 4: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp
-GV dùng tranh vẽ hình ảnh các vật chuyển động (H1.3-SGK) hoặc làm thí nghiệm về vật rơi,vật bị ném ngang, chuyển động của con lắc đơn,chuyển động của kim đồng hồ qua đó HS quan sát và mô tả lại các chuyển động đó
-Yêu cầu HS tìm các VD về các dạng chuyển động
IV. Vận dụng
- HS trả lời và thảo luận câu C10 &C11
C11: Nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng.Có trường hợp sai,ví dụ: chuyển động tròn quanh vật mốc
Hoạt động 5: Vận dụng 
- Yêu cầu HS quan sát H1.4(SGK) trả lời câu C10
- Tổ chức cho HS thảo luận C10
- Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận C11
* .Củng cố
- Thế nào gọi là chuyển động cơ học?
- Giữa CĐ và đứng yên có tính chất gì?
- Các dạng chuyển động thường gặp?
- HS trả lời các câu hỏi GV yêu cầu
*.Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 1.1-> 1.6 (SBT)	Ngày 22 tháng 08 năm 2011
- Tìm hiểu mục: “Có thể em chưa biết”	Kí duyệt
- Đọc trước bài 2: Vận tốc
Ngày soạn: 21/08/2011
Ngày dạy : 
Tiết 2: Vận tốc
A. Mục tiêu
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo tốc độ
- Vận dụng công thức tính vận tốc v = 
B. Chuẩn bị
- Cả lớp: Tranh vẽ tốc kế của xe máy
C. Tổ chức hoạt động dạy học
*.Tổ chức
Sĩ số : 8A:....................................................... 8B: ....................................................................
* Hoạt động của giáo viên và học sinh .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-HS quan sát hình vẽ và đưa ra dự đoán (không bắt buộc phải trả lời)
-Ghi đầu bài
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ, Tổ chức tình huống học tập
* Kiểm tra bài cũ : 
HS1: Thế nào là chuyển động cơ học? Khi nào một vật được coi là đứng yên? Chữa bài tập 1.1 (SBT)
HS2: Chữa bài tập 1.2 &1.6 (SBT)
* Tổ chức tình huống học tập
-GV cho HS quan sát H2.1 và hỏi:Trong các vận động viên chạy đua đó,yếu tố nào trên đường đua là giống nhau,khác nhau?Dựa vào yếu tố nào ta nhận biết vận động viên chạy nhanh,chạy chậm?
I. Vận tốc là gì ?
-HS đọc bảng 2.1
-Thảo luận nhóm để trả lời C1,C2 và điền vào cột 4,cột 5 trong bảng 2.1
C1:Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau,bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn 
C2:HS ghi kết quả vào cột 5
-Khái niệm: Quãng dường chạy dược trong một giây gọi là vận tốc
-C3:Độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
II. Công thức tính vận tốc
Công thức tính vận tốc: v= 
 rong đó: v là vận tốc
 s là quãng đường đi được
 t là thời gian đi hết q.đ đó
III. Đơn vị vận tốc
-HS trả lời:đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian
-HS trả lời C4
-Đơn vị hợp pháp của vận tốc là:
 +Met trên giây (; )
 +Kilômet trên giờ ()
-HS quan sát H2.2 và nắm được: Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn vận tốc
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc
-Yêu cầu HS đọc thông tin trên bảng 2.1
-Hướng dẫn HS so sánh sự nhanh chậm của chuyển động của các bạn trong nhóm căn cứ vào kết quả cuộc chạy 60m(bảng 2.1) và điền vào cột 4,cột 5.
-Yêu cầu HS trả lời và thảo luận C1,C2
( có 2 cách để biết ai nhanh,ai chậm: +Cùng một quãng đường chuyển động, bạn nào chạy mất ít thời gian hơn sẽ chuyển động nhanh hơn. + So sánh độ dài quãng đường chạy được của mỗi bạn trong cùng một đơn vị thời gian). Từ đó rút ra khái niệm vận tốc
-Yêu cầu HS thảo luận để thống nhất câu trả lời C3
-GV thông báo công thức tính vận tốc 
-Đơn vị vận tốc phụ thuộc yếu tố nào?
-Yêu cầu HS hoàn thiện câu C4
-GV thông báo đơn vị vận tốc(chú ý 
cách đổi đơn vị vận tốc)
-GV giới thiệu về tốc kế qua hình vẽ hoặc xem tốc kế thật.Khi xe máy,ô tô chuyển động, kim của tốc kế cho biết vận tốc của chuyển động
-HS nêu ý nghĩa của các con số và tự so sánh (C5) : Đổi về m/s hoặc đổi về đơn vị km/h
-C6: Tóm tắt:
t=1,5h Giải
s=81km Vận tốc của tàu là:
v=?km/h v=== 54()
 ? m/s ==15(m/s)
Chú ý:Chỉ so sánh số đo vận tốc của tàu khi quy về cùng một loại đơn vị vận tốc
C7: Giải
t = 40ph =2/3h Từ :v =s = v.t 
v=12 Quãng đường người đi xe 
s = ? km đạp đi được là:
 s = v.t=12.= 4(km)
 Đ/s: 4km
Hoạt động 3: Vận dụng
- Hướng dẫn HS vận dụng trả lời C5: tóm tắt đề bài .Yêu cầu HS nêu được ý nghĩa của các con số và so sánh. Nếu HS không đổi về cùng một đơn vị thì phân tích cho HS thấy chưa đủ khả năng s.s
- Yêu cầu HS đọc và tóm tắt C6:Đại lượng nào đã biết,chưa biết? Đơn vị đã thống nhất chưa ? áp dụng công thức nào?
Gọi 1 HS lên bảng thực hiện
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn
- Gọi 2 HS lên bảng tóm tắt và làm C7 & C8.Yêu cầu HS dưới lớp tự giải
- Cho HS so sánh kết quả với HS trên bảng để nhận xét
Chú ý với HS:+ đổi đơn vị 
 + suy diễn công thức
* .Củng cố
- Độ lớn vận tốc cho biết điều gì?
- Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
- HS trả lời các câu hỏi GV yêu cầu để hệ thống lại kiến thức
*.Hướng dẫn về nhà: Ngày 29 tháng 08 năm 2011	
 - Học bài và làm bài tập 2.1-> 2.5 (SBT) 	 Kí duyệt
 - Đọc trước bài 3: Chuyển động đều-chuyển động không đều	
Ngày soạn: 29/08/2011
Ngày dạy : 
Tiết 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều
A.Mục tiêu
- Kiến thức : 	+ Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm 
	 	+ Nêu được tốc độ trung bình là và cách xác định tốc độ trung bình
- Kĩ năng : 	+ Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm
	 	+ Tính được tốc độ của chuyển động không đều
- Thái đô : 	+Tập trung nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm
B.Chuẩn bị
-Cả lớp: Bảng phụ ghi vắn tắt các bước thí nghiệm và bảng 3.1(SGK)
-Mỗi nhóm: 1 máng nghiêng,1 bánh xe,1bút dạ,1 đồng hồ bấm giây
C.Tổ chức hoạt động dạy học
*.Tổ chức
Sĩ số : 8A:....................................................... 8B: ....................................................................
* Hoạt động của giáo viên và học sinh .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
-HS ghi đầu bài
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ, Tổ chức tình huống học tập
* Kiểm tra bài cũ : 
HS1: Độ lớn vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?Viết công thức tính vận tốc.Chữa bài tập 2.3 (SBT)
HS2: Chữa bài tập 2.1 & 2.5 (SBT)
* Tổ chức tình huống học tập
-GV:Vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.Thực tế khi em đạp xe có phải luôn nhanh hoặc luôn chậm như nhau?
I. Định nghĩa
-HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi GV yêu cầu
+Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian
VD: chuyển động của đầu kim đồng hồ,
của trái đất xung quanh mặt trời,...
+Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian
VD: Chuyển động của ô tô, xe máy,...
-HS đọc C1 để nắm được cách làm TN
-Nhận dụng cụ và lắp TN, quan sát chuyển động của trục bánh xe và đánh dấu các quãng đường mà nó lăn được sau những khoảng thời gian 3s liên tiếp trên AD & DF
-HS tự trả lời C1.Thảo luận theo nhóm và thống nhất câu trả lời C1 & C2
C2: a-Là chuyển động đều
 b,c,d-Là chuyển động không đều
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động đều và không đều 
-GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
+Chuyển động đều là gì?Lấy ví dụ về chuyển động đều trong thực tế
+Chuyển động không đều là gì?Tìm ví dụ trong thực tế
-GV:Tìm ví dụ trong thực t ... vào tranh vẽ để tìm hiểu về chuyển vận của động cơ nổ bốn kì
- Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ xung.
III- Hiệu suất của động cơ nhiệt
- HS thảo luận câu C1: Một phần nhiệt lượng được truyền cho các bộ phận của động cơ làm nóng các bộ phận này, một phần theo khí thải ra ngoài làm nóng không khí. 
- HS nắm được công thức tính hiệu suất
 H = 
Đ/n: Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công cơ học và nhiệt do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra (J)
A là công mà động cơ thực hiện được, có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công (J)
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ , tổ chức tình huống học tập
* Kiểm tra bài cũ 
HS1: Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Tìm ví dụ về sự biểu hiện của định luật trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
* Tổ chức tình huống học tập :
- ĐVĐ: Vào những năm đầu của thế kỉ XVII chiếc máy hơi nước đầu tiên ra đời, vừa cồng kềnh vừa chỉ sử dụng được không quá 5% năng lượng của nhiên liệu được đốt cháy. Đến nay con người đã có những bước tiến khổng lồ trong lĩnh vực chế tạo động cơ nhiệt, từ những động cơ nhiệt bé nhỏ dùng để chạy xe gắn máy đến những động cơ nhiệt khổng lồ để phóng những con tàu vũ trụ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về động cơ nhiệt 
- GV nêu định nghĩa động cơ nhiệt
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về động cơ nhiệt. GV ghi tên các laọi động cơ do HS kể lên bảng.
- Yêu cầu HS phát hiện ra những điểm giống và khác nhau của các laọi động cơ này về:
+ Loại nhiên liệu sử dụng
+ Nhiên liệu được đốt cháy bên trong hay bên ngoài xi lanh.
- GV ghi tổng hợp về động cơ nhiệt trên bảng
 Động cơ nhiệt
ĐC đốt ngoài ĐC đốt trong
Máy hơi nước Động cơ nổ bốn kì
Tua bin hơi nước Động cơ điezen
 Động cơ phản lực
- Cỏc kiến thức: 
+ Động cơ xăng bốn kỡ cú một kỡ đốt nhiờn liệu, bugi đỏnh lửa. Cỏc tia lửa điện do bugi tạo ra làm xuất hiện cỏc chất khớ NO, NO2 cú hại cho mụi trường, ngoài ra sự hoạt động của bugi gõy nhiễu súng điện từ, ảnh hưởng đến hoạt động của tivi, radio.
+ Động cơ diezen khụng sử dụng bugi nhưng lại gõy ra bụi than, làm nhiễm bẩn khụng khớ.
Cỏc động cơ nhiệt sử dụng nguồn năng lượng là: than đỏ, dầu mỏ, khớ đốt. Sản phẩm chỏy của cỏc nhiờn liệu này là khớ CO, CO2, SO2, NO, NO2cỏc chất khớ này là tỏc nhõn gõy ra hiệu ứng nhà kớnh. 
+ Hiện nay hiệu suất của cỏc động cơ nhiệt là: 
Động cơ xăng 4 kỡ: 30-35%
Động cơ diezen: 35-40%
Tua bin khớ: 15-20%.
- Cỏc biện phỏp bảo vệ mụi trường: 
+ Việc nõng cao hiệu suất động cơ là một vấn đề quan trọng của ngành cụng nghiệp chế tạo mỏy nhằm giảm thiểu sử dụng nhiờn liệu húa thạch và bảo vệ mụi trường.
+ Trong tương lai khi cỏc nguồn năng lượng húa thạch cạn kiệt thỡ việc sử dụng cỏc động cơ nhiệt dựng nguồn năng lượng sạch (nhiờn liệu sinh học-ethanol) là rất cần thiết.
Hoạt động 3:Tìm hiểu về động cơ nổ bốn kì 
- GV sử dụng mô hình (hình vẽ), giới thiệu các bộ phận cơ bản của động cơ nổ bốn kì và yêu cầu HS dự đoán chức năng của từng bộ phận và thảo luận.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh vẽ và SGK để tự tìm hiểu về chuyển vận của động cơ nổ bốn kì.
- Gọi một HS lên bảng trình bày để cả lớp thảo luận.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hiệu suất của động cơ nhiệt 
- GV yêu cầu HS thảo luận câu C1
- GV giới thiệu sơ đồ phân phối năng lượng của động cơ ôtô: toả ra cho nước làm nguội xilanh: 35%, khí thải mang đi: 25%, thắng ma sát: 10%, sinh công: 30%. Phần năng lượng hao phí lớn hơn rất nhiều so với phần nhiệt lượng biến thành công có ích, nên cần cải tiến để hiệu suất của động cơ lớn hơn. Hiệu suất của động cơ là gì?
- GV thông báo về hiệu suất (C2). Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa hiệu suất, giải thích cá kí hiệu và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
*- Củng cố
- Tổ chức cho HS thảo luận nhanh các câu C3, C4, C5 ( Với C3: HS trả lời
 dựa vào định nghĩa động cơ nhiệt. C4: GV nhận xét ví dụ của HS, phân 
 tích đúng, sai)
 C5: Gây ra tiếng ồn, khí thải gây ô nhiễm không khí, tăng nhiệt độ khí 
 quyển,...
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK)
*- Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 28.1 đến 28.7 (SBT) + Trả lời C6
- Đọc chuẩn bị trước bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học
Ngày soạn:17/04/2011
Ngày dạy : 
Tiết 34: câu hỏi và bài tập tổng kết chương ii : nhiệt học
A.Mục tiêu
-Kiến thức:+Hệ thống lại được các kiến thức đã học ở chương 2 nhiệt học 
 +Vận dụng các kiến thức đã học ở chương 2 để giải bài tập vật lý và giải thích các hiên tượng liên quan trong cuộc sống 
-Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng , ghi nhớ , cho học sinh
-Thái độ:Tập trung và yêu thích môn học
B.Chuẩn bị
-Mỗi học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi phần tổng kết chương 2 nhiệt học
C.Tổ chức hoạt động dạy học
*.Tổ chức
Sĩ số : 8A:................................... 8B: ..................................... 8C:..........................................
* Hoạt động của giáo viên và học sinh .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
C1: Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé riêng biệt gọi là nguyên tử , phân tử .
C2: - Các nguyên tử , phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
 - Giữa các phân tử , nguyên tử có khoảng cách.
C3: Nhiệt độ cuả vật càng cao thì các nguyên tử phân tử chuyển động càng nhanh.
C4: Nhiệt năng của vật là tổng động năng của tất cả các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ cuả vật càng cao thì các nguyên tử phân tử chuyển động càng nhanh
C5: Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật là thực hiện công và truyền nhiệt.
C6: 
 Chất
Cách truyền nhiệt
Rắn
Lỏng
Khí
Chân không
Dẫn 
nhiệt
*
+
+
-
Đối
lưu
-
*
*
-
Bức xạ
 nhiệt
-
-
+
*
C7: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt 
C8: Nghĩa là : muốn cho 1 kg nưốcnngs thêm 10c cần nhiệt lượng là 4200 J
C9: Q = m.c( t2  - t1)
C10: 
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
- Quá trình truyền nhiệt diên ra đến khi nhiệt độ 2 vật bàng nhau
- Q toả ra = Q thu vào
C11: NSTN là đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu
- Nghĩa là : đốt cháy hoàn toàn 1 kg thân đá sẽ toả ra một nhiệt lượng là 27.106 J
C12: tuỳ ví dụ hs
C13: 
Ghi đầu bài
Hoạt động 1: Ôn tập
Yêu cầu học sinh nghiên cứu và trả lời các câu hỏi phần ôn tập SGK 101 - 102?
C1: B
C2: B
C3: D
C4: C
C5: C
C6 : Có hiện tượng khuyếch tán vì các nguyên tử phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừngvà giữa chúng có khoảng cách 
Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra chậm hơn.
C7: Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động 
C8: Không vì đây là hình thức thực hiện công.
C9: Nước nóng dần lên là do có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước. Nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hoá thành cơ năng.
C10:
Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 20 lên 1000c là 
Q1 = m1.c1(t2 - t1)
Nhiệt lượng do ấm thu vào để tăng nhiệt độ từ 20 lên 1000c
Q2 = m2.c2(t2 - t1)
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun nước là : 
Q = Q1 + Q2
 = 2,375.106 J
Lượng dầu cần đốt là 
C11: Công do ô tô thực hiện được là :
A = F.s =14.107 J
Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy là 
Q= m.q = 46.106 . 8 = 36,8.107
Hiệu suất của ô tô 
Hoạt động 2: Vận dụng 
Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm hoàn thầnh các câu hỏi phần vận dụng 
đại diện các nhóm trình bày 
hỗn độn
nhiệt năng
dẫn nhiệt
nhiệt lượng
nhiệt dung riêng
nhiên liệu
cơ học
bức xạ nhiệt
Từ hàng dọc : Nhiệt học
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ
Giáo viên giới thiệu luật chơi tổ chức cho học sinh chơi tìm ra ô chữ.
*.Củng cố
giáo viên tóm tắt sơ lược nội dung bài giảng 
nhấn mạnh các công thức đã học và cách vận dụng giải bài tập
*.Hướng dẫn
Ôn tập tốt chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ .
Ngày soạn:24/04/2011
Ngày dạy : 
Tiết 35: ôn tập
A.Mục tiêu
+Hệ thống lại được các kiến thức đã học ở học kỳ 2 
+Vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập vật lý và giải thích các hiên tượng liên quan trong cuộc sống 
+ Rèn kĩ năng vận dụng , ghi nhớ , cho học sinh
+Tập trung và yêu thích môn học
B.Chuẩn bị
- Mỗi học sinh chuẩn bị trước hệ thống kiến thức đã học( lý thuyết và bài tập )
C.Tổ chức hoạt động dạy học
*.Tổ chức
Sĩ số : 8A:................................... 8B: ..................................... 8C:..........................................
* Hoạt động của giáo viên và học sinh .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Cấu tạo chất : Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé riêng biệt gọi là nguyên tử , phân tử .
- Các nguyên tử , phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
 - Giữa các phân tử , nguyên tử có khoảng cách.
 - Nhiệt độ cuả vật càng cao thì các nguyên tử phân tử chuyển động càng nhanh.
Nhiệt năng của vật : Nhiệt năng của vật là tổng động năng của tất cả các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ cuả vật càng cao thì các nguyên tử phân tử chuyển động càng nhanh
 Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật là thực hiện công và truyền nhiệt.
Lưu ý : mọi vật đều có nhiệt năng
Có 3 hình thức truyền nhiệt chủ yếu 
 Chất
Cách truyền nhiệt
Rắn
Lỏng
Khí
Chân không
Dẫn 
nhiệt
*
+
+
-
Đối
lưu
-
*
*
-
Bức xạ
 nhiệt
-
-
+
*
Nhiệt lượng : Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt 
 Q = m.c( t2  - t1)
Nguyên lý truyền nhiệt 
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
- Quá trình truyền nhiệt diên ra đến khi nhiệt độ 2 vật bằng nhau
- Q toả ra = Q thu vào
Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu
- ví dụ NSTN của than đá là 27.106 J /kg nghĩa là : đốt cháy hoàn toàn 1 kg thân đá sẽ toả ra một nhiệt lượng là 27.106 J
Công thức tính hiệu suất : 
Hoạt động 1: Ôn tập
Yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức đã học ở học kỳ 2?
Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 20 lên 1000c là 
Q1 = m1.c1(t2 - t1)
Q1 = 2.4200.(100 - 20 ) =672000 J
Nhiệt lượng do ấm thu vào để tăng nhiệt độ từ 20 lên 1000c
Q2 = m2.c2(t2 - t1)
Q2 = 0,5.880.(100 - 20 ) = 35200 J
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun nước là : 
Q = Q1 + Q2
 = 707200 J
Nhiệt lượng do bếp toả ra là 
 =2357333 J
Lượng dầu cần đốt là 
102,5 g
Hoạt động 2: Vận dụng 
Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm hoàn thành các bài tập , đại diện các nhóm trình bày 
Bài 1 : Tính khối lượng than đá phải đốt để đun sôi 1 ấm nước bằng nhôm nặng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 200C biết hiệu suất đun của bếp là 30 %
*.Củng cố
giáo viên tóm tắt sơ lược nội dung bài giảng 
nhấn mạnh các công thức đã học và cách vận dụng giải bài tập
*.Hướng dẫn về nhà .
Ôn tập toàn bộ chương trình đã học ở lớp 8 .

Tài liệu đính kèm:

  • docLy 8 nam hoc 2010-2011.doc