II- Thế năng
1- Thế năng hấp dẫn
- HS quan sát H16.1a và H16.1b
- HS thảo luận nhóm trả lời câu C1.
C1: A chuyển động xuống phía dưới kéo B chuyển động tức là A thực hiện công do đó A có cơ năng.
- Nếu A được đưa lên càng cao thì B sẽ chuyển động được quãng đường dài hơn tức là công của lực kéo thỏi gỗ càng lớn.
- Kết luận: Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn.
2- Thế năng đàn hồi
- Hs nhận dụng cụ, làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra.
- HS thảo luận đưa ra phương án khả thi
C2: Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lò xo khi bị biến dạng có cơ năng.
- Kết luận: Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi được gọi là thế năng đàn hồi.
III- Động năng
1- Khi nào vật có động năng?
- HS quan sát thí nghiệm 1 và trả lời C3, C4, C5 theo sự điều khiển của GV
C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B, làm miếng gỗ B chuyển động.
C4: Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ B chuyển động tức là thực hiện công.
C5: Một vật chuyển động có khả năng sing công tức là có cơ năng.
Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng.
2- Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- HS quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời C6, C7, C8.
C6: Vận tốc của vật càng lớn thì động năng càng lớn.
C7: Khối lượng của vật càng lớn thì động năng càng lớn.
C8: Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của nó.
Ngày soạn: 21/8/2010 Ngày giảng: 8A; 8B.; 8C. Chương I : Cơ học Tuần 1 tiết 1 – bài 1 Chuyển động cơ học i. Mục tiêu: - Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc. - Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. ii. Chuẩn bị: - GV: Giáo án bài giảng, tranh vẽ. - HS: Sgk, vỡ ghi, tìm hiểu bài học trước ở nhà. iii. tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 8A:............................................................................. 8B:............................................................................... 8C................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ. GV hệ thống qua về kiến thức của bài học 3. Bài mới. -GV dẫn dắt HS vào bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV: Tổ chức cho HS thảo luận, yêu cầu HS lấy ví dụ về vật chuyển động và vật đứng yên. Tại sao nói vật đó chuyển động hay đứng yên? - HS: Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV đưa ra ví dụ. - GV: Thống nhất và giải thích thêm cho HS. - HS: Ghi nhớ kết luận. - GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu trả lời câu hỏi C2 và C3. - HS: Tìm ví dụ về vật chuyển động, trả lời câu hỏi C2. - HS: Tìm ví dụ về vật đứng yên và chỉ rõ vật được chọn làm mốc, trả lời câu hỏi C3. - GV: Thống nhất, nêu ví dụ thêm cho HS. I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?. - C1: Muốn nhận biết 1 vật CĐ hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật được chọn làm mốc ( vật mốc). - Thường chọn Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc. - Kết luận: Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học ( chuyển động ). - C2: Ví dụ vật chuyển động. - C3: Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật vật đó được coi là đứng yên. * VD: Người ngồi trên thuyền thả trôi theo dòng nước, vì vị trí của người ở trên thuyền không đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thái đứng yên. Hoạt động2: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - GV: Cho HS quan sát H1.2(SGK). Yêu cầu HS quan sát và trả lời C4,C5 &C6. Chú ý: Yêu cầu HS chỉ rõ vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc nào? - HS: Quan sát H1.2, thảo luận và trả lời câu hỏi C4, C5. - GV: Gọi HS điền từ thích hợp hoàn thành câu hỏi C6. - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. - GV: Tiến hành cho HS thực hiện tả lời câu hỏi C7. - HS: Tìm ví dụ minh hoạ của C7 và rút ra nhận xét. - GV: Nhận xét và thống nhất, kềt luận. - HS: Ghi nhớ. - GV: Lưu ý cho HS khi không nêu vật mốc nghĩa là phải hiểu đã chọn vật mốc là vật gắn với Trái Đất. - HS: Tiến hành trả lời câu hỏi đầu bài. - GV: Giải thích thêm về Trái Đất và Mặt Trời trong thái dương hệ. II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - C4: So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động, vì vị trí của người này thay đổi so với nhà ga. - C5: So với toa tàu thi hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách đối với toa tàu không đổi. - Điền từ thích hợp vào C6: (1) chuyển động đối với vật này. (2) đứng yên. - C7: Ví dụ như hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với tàu. * Nhận xét: Trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật có tính chất tương đối. - C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất. Vì vậy coi Mặt Trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất. ( Mặt trời nằm gần tâm của thái dương hệ và có khối lượng rất lớn nên coi Mặt trời là đứng yên ). Hoạt động 3: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp. - GV: Dùng tranh vẽ hình ảnh các vật chuyển động (H1.3-SGK) hoặc làm thí nghiệm về vật rơi, vật bị ném ngang, chuyển động của con lắc đơn, chuyển động của kim đồng hồ qua đó HS quan sát và trả lời câu hỏi C9. - HS: Quan sát, tìm hiểu và trả lời câu hỏi C9. III. Một số chuyển động thường gặp. - Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra. - Gồm: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. - C9: Học sinh nêu các ví dụ (có thể tìm tiếp ở nhà). Hoạt động 4: Vận dụng ( 10’ ) - GV: Yêu cầu HS quan sát H1.4(SGK) trả lời câu C10. - HS: Thảo luận trả lời câu hỏi C10. - GV: Thống nhất và giải thích thêm về vật làm mốc, tính tương đối của chuyển động. - GV: Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận câu hỏi C11. - HS: Tìm hiểu và trả lời câu hỏi C11. - GV: Nhận xét, kết luận. IV. Vận dụng. - C10: + Ô tô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với cột điện. + Cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô. + Người lái xe: Đứng yên so với ô tô, chuyển động so với cột điện. - C11: Nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, ví dụ: chuyển động tròn quanh vật mốc. 4. Củng cố. - HS: Trả lời các câu hỏi GV yêu cầu: + Thế nào gọi là chuyển động cơ học? + Giữa CĐ và đứng yên có tính chất gì? + Các dạng chuyển động thường gặp? 5. Dặn dò. - Học bài và làm bài tập 1.1-1.6 (SBT). - Tìm hiểu mục: Có thể em chưa biết. Ngày 23 tháng 8 năm 2010 Duyệt giáo án Nguyễn Thị Hoà ******************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A; 8B.; 8C. Tuần 2 Tiết 2 – Bài 2 Vận tốc i. Mục tiêu: - So sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động (vận tốc). - Nắm được công thức tính vận tốc: v = và ý nghĩa của khái niệm vận tốc, đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. - Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động. ii. Chuẩn bị: - GV: Giáo án bài giảng, tranh vẽ tốc kế của xe máy. - HS: Sgk, vỡ ghi, bảng 2.1 trang 8 sgk. iii. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 8A: 8B......................................................................... 8C:........................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ. + HS1: Thế nào là c/động cơ học? Khi nào một vật được coi là đứng yên? Chữa bài tập 1.1 (SBT) + HS2: Chữa bài tập 1.2 &1.6 (SBT). 3. Bài mới GV: Dẫn dắt HS vào bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vận tốc -GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trên bảng 2.1. - HS đọc bảng 2.1. -GV: Hướng dẫn HS so sánh sự nhanh chậm của chuyển động căn cứ vào kết quả cuộc chạy 60m (bảng 2.1). - HS: Tìm hiểu, trả lời và thảo luận câu hỏi C1,C2. (có 2 cách để biết ai nhanh, ai chậm: + Cùng một quãng đường chuyển động, bạn nào chạy mất ít thời gian hơn sẽ chuyển động nhanh hơn. + So sánh độ dài qđ chạy được của mỗi bạn trong cùng một đơn vị thời gian). Từ đó rút ra khái niệm vận tốc. - HS: Trả lời câu hỏi C3. - GV: Thống nhất câu trả lời của HS. - GV: Thông báo công thức tính vận tốc và các đại lương liên quan. - HS: Quan sát, ghi nhớ. - GV: Phát vấn HS. ? Đơn vị vận tốc phụ thuộc yếu tố nào? - HS: Tìm hiểu, thảo luận và trả lời - GV: Yêu cầu HS hoàn thiện câu C4. - HS: Trả lời câu hỏi C4 vào bảng 2.2 - GV: Thông báo đơn vị vận tốc (chú ý cách đổi đơn vị vận tốc). - HS: Quan sát, tìm hiểu và ghi nhớ. - GV: Giới thiệu về tốc kế qua hình vẽ. Khi xe máy, ô tô chuyển động, kim của tốc kế cho biết vận tốc của xe máy, ô tô. I. Vận tốc là gì ?. - Thảo luận nhóm để trả lời C1, C2 và điền vào cột 4, cột 5 trong bảng 2.1. C1: Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau, bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn. C2: HS ghi kết quả vào cột 5. - Khái niệm: Quãng dường chạy dược trong một giây gọi là vận tốc. - C3: Độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. II. Công thức tính vận tốc. - Công thức tính vận tốc: v= - Trong đó: + v là vận tốc. + s là quãng đường đi được. + t là thời gian đi hết quảng đương đó. III. Đơn vị vận tốc. - C4: m/phút, km/h, km/s, cm/s. - Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: + Met trên giây: ( m/s) + Kilômet trên giờ: ( km/h ) * Tốc kế: dụng cụ đo độ lớn của vận tốc. Hoạt động 2: Vận dụng - GV: Hướng dẫn HS vận dụng trả lời câu hỏi C5. - HS: Đọc và tóm tắt đề bài, tiến hành thực hiện theo hướng dẫn của GV. - GV: Tổ chức cho HS trả lời. - HS: Thảo luận, trả lời, nhận xét. - GV: Bổ sung, thống nhất. - GV: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt câu hỏi C6 và hướng dẫn HS tìm hiểu đại lượng nào đã biết, chưa biết? Đơn vị đã thống nhất chưa ? áp dụng công thức nào? - HS: Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV. - HS: Lên bảng thực hiện, yêu cầu HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. - GV: Bổ sung, thống nhất. - GV: Gọi 2 HS lên bảng tóm tắt và làm câu hỏi C7 & C8. Yêu cầu HS dưới lớp tự giải. - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. - GV: Cho HS so sánh, nhận xét kết quả bài làm. - HS: Thảo luận, nhận xát, trả lời. - GV: Bổ sung, thống nhất. * Chú ý với HS: + đổi đơn vị . + suy diễn công thức. - HS: Ghi nhớ. IV. Vận dụng. - C5: + a) Mỗi giờ ô tô đi được 36 km, xe đạp đi được 10,8 km, mỗi giây tàu hỏa đi được 10 m. + b) Đổi về đơn vị m/s hoặc km/h. Tàu hoả, ô tô chuyển động nhanh như nhau, xe đạp chuyển động chậm nhất. - C6: Tóm tắt: t =1,5h Giải s =81km Vận tốc của tàu là: v =? km/h v===54(km/h) ? m/s ==15(m/s) Đ/s: 54 km/h, 15 m/s. Chú ý: Chỉ so sánh số đo vận tốc của tàu khi quy về cùng một loại đơn vị vận tốc. - C7: Tóm tắt Giải t = 40ph = 2/3h Từ: v =s = v.t v=12km/h Quãng đường người đi xe s = ?km đạp đi được là: s = v.t = 12. = 4 (km) Đ/s: 4 km. - C8: Tóm tắt Giải t = 30ph = 1/2h Từ: v =s = v.t v = 4 km/h Quãng đường từ nhà đến s = ?km nơi làm việc là: s = v.t = 4. = 2 (km) Đ/s: 2 km. 4. Củng cố - HS trả lời các câu hỏi GV yêu cầu để hệ thống lại kiến thức. - Độ lớn vận tốc cho biết điều gì? - Công thức tính vận tốc? - Đơn vị vận tốc? Nếu đổi đơn vị thì số đo vận tốc có thay đổi không? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm bài tập 2.1-2.5 (SBT). - Đọc trước bài 3: Chuyển động đều Chuyển động không đều. Ngày tháng năm 2010 Duyệt giáo án Nguyễn Thị Hoà ******************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A; 8B.; 8C. Tuần 3 Tiết 3 – bài 3 Chuyển động đều Chuyển động không đều i. Mục tiêu: - Phát biểu được định nghĩa của chuyển động đều và chuyển động không đều. - Nêu được ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian. - Vận dụng để tính vận tốc t ... ra (10ph) - Yêu cầu HS nêu lại định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. - Nối năng suất toả nhiệt của một nhiên liệu là q (J/kg) có ý nghĩa gì? - m (kg) nhiên liệu đó bị đốt cháy hoàn toàn thì toả ra nhiệt lượng Q là bao nhiêu? HĐ5: Làm bài tập vận dụng(8ph) - Gọi 2 HS lên bảng làm câu C2. - GV lưu ý HS cách tóm tắt, theo dõi bài làm của HS dưới lớp. - HS lắng nghe phần giới thiệu của GV. - Ghi đầu bài. I- Nhiên liệu - HS lấy ví dụ về nhiên liệu và tự ghi vào vở: than đá, dầu lửa, khí đốt, than củi, xăng, dầu,... II- Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu - Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là đại lượng vật lý cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn. - Kí hiệu: q - Đơn vị: J/kg - HS biết sử dụng bảng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu và vận dụng để giải thích được các con số trong bảng. - Năng suất toả nhiệt của hiđrô lớn hơn rất nhiều năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu khác. - HS trả lời và thảo luận câu trả lời C1: Vì năng suất toả nhiệt của than lớn hơn năng suất toả nhiệt của củi. III- Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. - HS nêu lại định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. - HS nêu được: 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn toả ra một nhiệt lượng q (J) - Công thức: Q = q.m Trong đó: Q là nhiệt lượng toả ra (J) q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/kg) m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg) IV- Vận dụng - Hai HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn ở trên bảng. Chữa bài nếu sai. C2: m1= 15kg Nhiệt lượng toả ra khi m2= 15 kg đốt cháy hoàn toàn 15 q1 = 10.106 J/kg kg củi,15kg than đá là: q2 = 27.106 J/kg Q1= q1.m1= 150.106 J Q1 = ? Q2= ? Q2= q2.m2= 405.106 J q3= 44.106 J/kg Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt chấy số kg dầu hoả là: m3 = = = 3,41 kg m4 = = = 9,2 kg IV. Củng cố - Năng suất toả nhiệt là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra? - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK) V. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 26.1 đến 26.6 (SBT) - Đọc trước bài 26: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt Ngày soạn: ../ ./08 Tiết 31: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt A. Mục tiêu - Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác, sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, cơ năng và nhiệt năng. Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lưọng. Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật. - Rèn kỹ năng phân tích hiện tượng vật lý. - Thái độ mạnh dạn, tự tin vào bản thân khi tham gia thảo luận. B. Chuẩn bị - Cả lớp: Phóng to H27.1 và H27.2 (SGK) C. Tổ chức hoạt động dạy học I. Tổ chức Ngày dạy: ........ .......... Lớp: 8A 8B II. Kiểm tra HS1: Khi nào vật có cơ năng? Cho ví dụ? Các dạng cơ năng? HS2: Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? III. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(3ph) - ĐVĐ: Trong hiện tượng cơ và nhiệt luôn xảy ra sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác, sự chuyển hoá các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. Trong khi truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, các năng lượng này sẽ tuận theo một định luật tổng quát nhất của tự nhiên... HĐ2: Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác (10ph) - Yêu cầu HS trả lời câu C1. GV theo dõi, sửa sai cho HS. Chú ý những sai sót để đưa ra thảo luận. - Tổ chức cho HS thảo luận câu C1 dựa vào bảng 27.1 treo trên bảng. - Qua các ví dụ ở câu C1, em rút ra nhận xét gì? HĐ3: Tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng (10ph) - GV yêu cầu HS trả lời C2. - GV Hướng dẫn HS thảo luận câu trả lời C2 vào bảng 27.2. - Qua các ví dụ ở câu C2, em rút ra nhận xét gì? HĐ4: Tìm hiểu sự bảo toàn năng lượng (10ph) - GV thông báo về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. - Yêu cầu HS nêu ví dụ minh hoạ sự bảo toàn năng lượng. HĐ5: Trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng(8ph) - Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học đề giải thích câu C5, C6. - Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu C5, C6. Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận. GV phát hiện sai sót của HS để HS cả lớp cùng phân tích, sửa chữa. - HS lắng nghe phần giới thiệu của GV. - Ghi đầu bài. I- Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác - Cá nhân HS trả lời câu C1 - Một HS lên bảng điền kết quả vào bảng 27.1. HS khác tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời (1) cơ năng (2) nhiệt năng (3) cơ năng (4) nhiệt năng - Nhận xét: Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác II- Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng - HS thảo luận trả lời câu C2 (5) thế năng (6) động năng (7) động năng (8) thế năng (9) cơ năng (10) nhiệt năng (11) nhiệt năng (12) cơ năng - Nhận xét: + Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại + Cơ năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng và ngược lại III- Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác - HS nêu ví dụ minh hoạ (C3, C4) IV- Vận dụng - HS trả lời C5, C6. Thảo luận chung để thống nhất câu trả lời. C5: Vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, miếng gỗ, máng trượt, không khí xung quanh. C6: Vì một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh. IV. Củng cố - Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng? - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK) V. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 27.1 đến 27.6 (SBT) - Đọc trước bài 28: Động cơ nhiệt. Ngày soạn: ../ ./08 Tiết 32: Động cơ nhiệt A. Mục tiêu - Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt. Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ bốn kì có thể mô tả lại cấu tạo của động cơ này và mô tả được chuyển động của động cơ này. Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. - Giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt. - Thái độ yêu thích môn học, mạnh dạn trong hoạt động nhóm, có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong tự nhiên và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan đến kiến thức đã học. B. Chuẩn bị - Cả lớp: Hình vẽ (ảnh chụp) các loại động cơ nhiệt + H28.4, H28.5 C. Tổ chức hoạt động dạy học I. Tổ chức Ngày dạy: ........ .......... Lớp: 8A 8B II. Kiểm tra HS1: Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Tìm ví dụ về sự biểu hiện của định luật trong các hiện tượng cơ và nhiệt. III. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3ph) - ĐVĐ: Vào những năm đầu của thế kỉ XVII chiếc máy hơi nước đầu tiên ra đời, vừa cồng kềnh vừa chỉ sử dụng được không quá 5% năng lượng của nhiên liệu được đốt cháy. Đến nay con người đã có những bước tiến khổng lồ trong lĩnh vực chế tạo động cơ nhiệt, từ những động cơ nhiệt bé nhỏ dùng để chạy xe gắn máy đến những động cơ nhiệt khổng lồ để phóng những con tàu vũ trụ HĐ2: Tìm hiểu về động cơ nhiệt (10ph) - GV nêu định nghĩa động cơ nhiệt - Yêu cầu HS nêu ví dụ về động cơ nhiệt. GV ghi tên các laọi động cơ do HS kể lên bảng. - Yêu cầu HS phát hiện ra những điểm giống và khác nhau của các laọi động cơ này về: + Loại nhiên liệu sử dụng + Nhiên liệu được đốt cháy bên trong hay bên ngoài xi lanh. - GV ghi tổng hợp về động cơ nhiệt trên bảng Động cơ nhiệt ĐC đốt ngoài ĐC đốt trong Máy hơi nước Động cơ nổ bốn kì Tua bin hơi nước Động cơ điezen Động cơ phản lực HĐ3:Tìm hiểu về động cơ nổ bốn kì (10ph) - GV sử dụng mô hình (hình vẽ), giới thiệu các bộ phận cơ bản của động cơ nổ bốn kì và yêu cầu HS dự đoán chức năng của từng bộ phận và thảo luận. - Yêu cầu HS dựa vào tranh vẽ và SGK để tự tìm hiểu về chuyển vận của động cơ nổ bốn kì. - Gọi một HS lên bảng trình bày để cả lớp thảo luận. HĐ4: Tìm hiểu về hiệu suất của động cơ nhiệt (10ph) - GV yêu cầu HS thảo luận câu C1 - GV giới thiệu sơ đồ phân phối năng lượng của động cơ ôtô: toả ra cho nước làm nguội xilanh: 35%, khí thải mang đi: 25%, thắng ma sát: 10%, sinh công: 30%. Phần năng lượng hao phí lớn hơn rất nhiều so với phần nhiệt lượng biến thành công có ích, nên cần cải tiến để hiệu suất của động cơ lớn hơn. Hiệu suất của động cơ là gì? - GV thông báo về hiệu suất (C2). Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa hiệu suất, giải thích cá kí hiệu và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. - HS lắng nghe phần giới thiệu của GV. - Ghi đầu bài. I- Động cơ nhiệt là gì? - HS ghi vở định nghĩa động cơ nhiệt: Là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng. - HS nêu được các ví dụ về động cơ nhiệt: Động cơ xe máy, ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ,... - HS nêu được: + Động cơ nhiên liệu đốt ngoài xilanh ( củi, than, dầu,...): Máy hơi nước, tua bin hơi nước. + Động cơ nhiên liệu đốt trong xi lanh (xăng, dầu madút): Động cơ ôtô, xe máy, tàu hoả, tàu thuỷ,... Động cơ chạy bằng năng lượng nguyên tử: Tàu ngầm, tàu phá băng, nhà máy điện nguyên tử,... II- Động cơ nổ bốn kì 1- Cấu tạo - HS lắng nghe phần giới thiệu về cấu tạo của động cơ nổ bốn kì và ghi nhớ tên của các bộ phận. Thảo luận về chức năng về chức năng của động cơ nổ bốn kì theo hướng dẫn của GV. 2- Chuyển vận - HS dựa vào tranh vẽ để tìm hiểu về chuyển vận của động cơ nổ bốn kì - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ xung. III- Hiệu suất của động cơ nhiệt - HS thảo luận câu C1: Một phần nhiệt lượng được truyền cho các bộ phận của động cơ làm nóng các bộ phận này, một phần theo khí thải ra ngoài làm nóng không khí. - HS nắm được công thức tính hiệu suất H = Đ/n: Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công cơ học và nhiệt do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra (J) A là công mà động cơ thực hiện được, có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công (J) IV. Củng cố - Tổ chức cho HS thảo luận nhanh các câu C3, C4, C5 ( Với C3: HS trả lời dựa vào định nghĩa động cơ nhiệt. C4: GV nhận xét ví dụ của HS, phân tích đúng, sai) C5: Gây ra tiếng ồn, khí thải gây ô nhiễm không khí, tăng nhiệt độ khí quyển,... - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK) V. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 28.1 đến 28.7 (SBT) + Trả lời C6 - Đọc chuẩn bị trước bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học Ngày soạn: ../ ./08
Tài liệu đính kèm: