Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Hồng Thanh

Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Hồng Thanh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

 - Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.

 - Xác định được vị trí con người trong Giới động vật

2. Kĩ năng :

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình-thông tin nắm bắt kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ :

 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

* GV : - Giới thiệu tài liệu sách báo nghiên cứu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan tham gia hoạt động sống của con người. Tranh phóng to 1.1 ,1.2 ,1.3 sgk

 - HS: Sách SH8, vở học và bài tập.

* HS : - Đã nghiên cứu bài mới trước.

 

docx 34 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 73Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Hồng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1 : 
Bài 1 :
BÀI MỞ ĐẦU
Ngày giảng: 
7/9/2022
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
 - Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
 - Xác định được vị trí con người trong Giới động vật
2. Kĩ năng :
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình-thông tin nắm bắt kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* GV : - Giới thiệu tài liệu sách báo nghiên cứu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan tham gia hoạt động sống của con người. Tranh phóng to 1.1 ,1.2 ,1.3 sgk
 - HS: Sách SH8, vở học và bài tập.
* HS : - Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Bài mới
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Không có
3. Vào bài mới
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Tình huống: Trong lúc chơi đá bóng, Nam trượt chân ngã. Tay Nam bị gãy, đầu xương gãy lòi ra, máu chảy nhiều. Theo bạn, trong trường hợp này, chúng ta có nên đẩy xương gãy vào trong không? Chúng ta phải làm gì trong trường hợp này? Có thể đưa ra nhiều tình huống khác. 
HS có thể tự do nói những cách làm của bản thân.
GV tổng hợp: Như vậy, để giải quyết tình huống hiệu quả, bản thân cần có kiến thức về cấu tạo, chức năng của cơ thể người, biết được vị trí của con người trong tự nhiên, có kĩ năng sống trong sơ cứu, cấp cứu,  Đây chính là những nội dung sẽ tìm hiểu trong bộ môn Sinh học 8. GV giới thiệu chương trình môn học 🡪 Bài mở đầu.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Hiểu đượcmục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
 - Xác định được vị trí con người trong Giới động vật
I. Vị trí của con người trong tự nhiên:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Em hãy kể tên các ngành ĐV đã học ?
+ Ngành ĐV nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất ?
+ Cho ví dụ cụ thể.
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm để:
+Trả lời các câu hỏi lệnh SGK Tr5: Đặc điểm nào của người giống thú, đặc điểm nào của người khác thú?
+Rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người ?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
- GV bổ sung thông tin:
Ở động vật cũng có tư duy cụ thể (VD: con khỉ biết dùng que để khều một vật ở xa); con người bên cạnh tư duy cụ thể còn có thêm tư duy trừu tượng (VD: tưởng tượng những công đoạn phải làm trong một việc nào đó).
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh :
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV yêu cầu:
*HS Nhóm 1,2,3,4 đọc<mục 2 /6 sgk và quan sát tranh hình 1.1, 1.2, 1.3 trên bảng và trả lời các câu hỏi:
+ Nhiệm vụ: Học bộ môn cần nghiên cứu vấn đề gì?
+ Ý nghĩa: Nghiên cứu vấn đề đó để làm gì ?
*HS nhóm 5,6,7,8 thực hiện ▼/tr6 sgk: Dựa vào các hình trên, hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội.
+ Hãy phân tích cụ thể mối quan hệ đó?
+ Cho ví dụ về mối liên quan giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn KH khác ?
- Y/cầu các nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm khác theo dõi nh.xét và b.sung (nếu sai sót).
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
III. Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh :
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
GV viết lên bảng phụ một số phương pháp bộ môn : 
+ Quan sát
+Thí nghiệm
+ Đọc tài liệu
+ Suy luận
+ Vận dụng thực tiễn
+ Ghi nhớ
🡪 Trên cơ sở các phương pháp học môn sinh học 6,7 hãy lựa chọn những phương pháp chính để nghiên cứu trên người?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-GV gọi ngẫu nhiên 4 hs lên bảng đánh dấu vào hàng dọc lựa chọn của mình. HS khác phân tích và nêu ý kiến cá nhân.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
+ Gv nhận xét và nêu 3 phương pháp chính.
+ Nhấn mạnh là tất cả các phương pháp trên đều quan trọng đối với môn học này.
I. Vị trí của con người trong tự nhiên:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Mỗi HS suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh :
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
III. Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh :
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS thực hiện theo y/cầu.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
I. Vị trí của con người trong tự nhiên:
KL:
- Loài người thuộc lớp thú 
- Con người có tiếng nói chữ viết, tư duy trừu tượng hoạt động có mục đích→ làm chủ thiên nhiên.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh :
- Cung cấp những KT về cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.
- Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Mối liên quan giữa môn học với các môn KH khác như y học,TDTT, hội họa.
III. Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh :
 - Kết hợp quan sát, thí nghiệm, và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Câu 1. Con người là một trong những đại diện của
A. lớp Chim.	B. lớp Lưỡng cư.	C. lớp Bò sát.	D. lớp Thú.
Câu 2. Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định
C. Biết tư duy
D. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết)
Câu 3. Sinh học 8 có nhiệm vụ là gì ?
A. Cung cấp những kiến thức cơ bản đặc điểm cấu tạo, chưc năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường
B. Cung cấp những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể
C. Làm sáng tỏ một số hiện tượng thực tế xảy ra trên cơ thể con người
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 4. Để tìm hiểu về cơ thể người, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây ?
1. Quan sát tranh ảnh, mô hình để hiểu rõ đặc điểm hình thái, cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể.
2. Tiến hành làm thí nghiệm để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
3. Vận dụng những hiểu biết khoa học để giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể.
A. 1, 2, 3	B. 1, 2	C. 1, 3	D. 2, 3
Câu 5. Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò cốt lõi, giúp con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên ?
A. Bộ não phát triển	B. Lao động
C. Sống trên mặt đất	D. Di chuyển bằng hai chân
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác ?
1. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn	2. Đi bằng hai chân
3. Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng	4. Răng phân hóa
5. Phần thân có hai khoang : khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành
A. 1, 3	B. 1, 2, 3	C. 2, 4, 5	D. 1, 3, 4
Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây xuất hiện ở cả người và mọi động vật có vú khác ?
A. Có chu kì kinh nguyệt từ 28 – 32 ngày	B. Đi bằng hai chân
C. Nuôi con bằng sữa mẹ	D. Xương mặt lớn hơn xương sọ
Câu 8. Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan mật thiết với ngành nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại	B. Tâm lý giáo dục học
C. Thể thao	D. Y học
Câu 9. Trong giới Động vật, loài sinh vật nào hiện đứng đầu về mặt tiến hóa ?
A. Con người      	B. Gôrila	C. Đười ươi      	D. Vượn
Câu 10. Loài động vật nào dưới đây có nhiều đặc điểm tương đồng với con người nhất ?
A. Cu li      	B. Khỉ đột	C. Tinh tinh      	D. Đười ươi
Đáp án
1. D
2. A
3. D
4. A
5. B
6. A
7. C
8. A
9. A
10. C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
- Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú?
- Khi bị bệnh ta có nên tin tưởng vào sự cúng vái để khỏi bệnh không? Tại sao?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk tr 7
 - Nghiên cứu bài mới: “ Cấu tạo cơ thể người ” và làm các b.tập ở trong Vở b.tập s.học 8. 
Tiết 2 : 
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI 
Bài 2 : CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
Ngày giảng: 
8/9/2022
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
1. Kiến thức :
 - Hiểu được đặc điểm cơ thể người.
 - Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan trên mô hình. 
 - Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
 2. Kĩ năng :
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình-thông tin nắm bắt kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ :
 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức  ...  hiện nhiệm vụ học tập:
- Mỗi HS làm, quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp biên bản cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
II. Quan sát tiêu bản các loại mô:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
I. Cách làm tiêu bản mô cơ vân và quan sát TB:
- Rạch da đùi ếch lấy 1 bắp cơ.
- Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ (thấm sạch).
- Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn 2 bên mép rạch.
- L ấy kim mũi mác gạt nhẹ và tách 1 sợi mảnh.
- Đặt sợi mảnh mới tách lên lam kính, nhỏ dung dịch sinh lí 0,65% NaCl.
- Đậy lamen, nhỏ axit axêtíc.
* Quan sát tế bào:
Thấy được các phần chính: Màng, tế bào chất, nhân , vân ngang.
II. Quan sát tiêu bản các loại mô:
* KL:
 - Mô biểu bì:TB xếp sít nhau.
 - Mô sụn:chỉ có 2-3 TB tạo nhóm.
 - Mô xương:TB nhiều.
 - Mô cơ:TB nhiều, dài.
HOẠT ĐỘNG 3,4: Hoạt động luyện tập, vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập tóm tắt phương pháp làm tiêu bản mô cơ vân.
- GV cho các nhóm thảo luận:
+ Khi làm tiêu bản mô cơ vân các em gặp khó khăn gì?
+ Để có kết quả tốt chúng ta cần làm gì?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
+Khen các nhóm thực hành nghiêm túc có kết quả.
+ Phê bình nhóm chưa chăm chỉ và kết quả chưa cao cần rút kinh nghiệm.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nhớ lại các thao tác đã thực hiện, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
4. Hướng dẫn về nhà:
- GV hướng dẫn HS viết bản thu hoạch theo mẫu SGK/t19.
- Ôn lại kiến thức về mô thần kinh.
- Tìm hiểu : Phản xạ 
_______________________________________________________________________
Tiết 6 : 
Bài 6 :
PHẢN XẠ
Ngày giảng: 22/9/2022
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơ ron.
- Hiểu được 5 thành phần của cung phản xạ.
- Chứng minh được phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình-thông tin nắm bắt kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* GV:	 -Tranh vẽ: 	Nơron và hướng lan truyền xung thần kinh.
Cung phản xạ.
- Sơ đồ: 	vòng phản xạ.
* HS : - Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để trả lời các câu hỏi sau:
+ Các em có biết tế bào thần kinh không? Chúng có cấu tạo như thế nào?
+ Tại sao khi ta chạm tay vào lửa thì tay sẽ thụt lại?
+ Các loài khác nhau có phản ứng như thể nào đối với các tác nhân kích thích?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và trả lời.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo kết quả theo sự hướng dẫn của GV.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơ ron.
- Hiểu được5 thành phần của cung phản xạ.
- Chứng minh được phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.
I. Cấu tạo và chức năng của nơ ron:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu H6.1.
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV yêu cầu các nhóm:
+Quan sát và lựa chọn 3 thành phần chính của 1 nơ-ron?
+Đặc điểm của mỗi thành phần?
+ Chức năng và phân loại như thế nào?
+Nhận xét về hướng truyền của xung thần kinh?
+ Hoàn thành PHT về vị trí và vai trò của từng loại nơ-ron.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
II. Cung phản xạ:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV yêu cầu đọc tt sgk tr 21 , chú ý các phản ứng đối với từng phản xạ và quan sát hình 6.2, 6.3 để trả lời câu hỏi:
+ Phản xạ là gì?
+ Cung phản xạ là gì?
+ Có những loại nơ ron nào tham gia vào cung phản xạ ?
+ Các thành phần của 1 cung phản xạ?
+ Hãy giải thích phản xạ: Kim châm vào tay thì tay rụt lại?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
I. Cấu tạo và chức năng của nơ ron:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
II. Cung phản xạ:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
I. Cấu tạo và chức năng của nơ ron:
1. Cấu tạo : Gồm:
- Thân: chứa nhân
- Sợi nhánh
- Sợi trục: có bao miêlin, nơi tiếp nối nơ ron khác gọi là xináp.
 2. Chức năng : 
- Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận kích thíchvà phản ứng lại KT bằng hình thức phát xung thần kinh.
- Dẫn truyền xung thần kinh: là khả năng lan truyền xung thần kinh theo 1 chiều nhất định.
3.Các loại nơ ron :
Nội dung ở bảng các loại nơron.
II. Cung phản xạ:
1. Phản xạ: Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
2. Cung phản xạ:
- Cung phản xạ để thực hiện phản xạ.
- Gồm 5 thành phần:
+Cơ quan thụ cảm.
+Nơ ron hướng tâm (cảm giác)
+Trung ương thần kinh (nơ ron li tâm)
+Nơ ron li tâm(vận động)
+Cơ quan phản ứng.
- Là con đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng (cơ hoặc tuyến)
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Câu 1. Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ?
A. Cảm ứng và phân tích các thông tin
B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Tiếp nhận và trả lời kích thích
Câu 2. Cảm ứng là gì ?
A. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích.
C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.
D. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
Câu 3. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại : nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm ?
A. Hình thái	B. Tuổi thọ	C. Chức năng	D. Cấu tạo
Câu 4. Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh ?
A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
B. Nơron cảm giác và nơron vận động
C. N ron liên lạc và nơron cảm giác
D. Nơron liên lạc và nơron vận động
Câu 5. Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản xạ ?
1. Xung thần kinh li tâm	2. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh
3. Xung thần kinh thông báo ngược	4. Xung thần kinh hướng tâm
A. 1, 2	B. 2, 3	C. 1, 4	D. 1, 3
Câu 6. Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố ?
A. 5 yếu tố	B. 4 yếu tố	C. 3 yếu tố	D. 6 yếu tố
Câu 7. Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu ?
A. Bán cầu đại não	B. Tủy sống
C. Tiểu não	D. Trụ giữa
Câu 8. Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về
A. vòng phản xạ.	B. cung phản xạ
C. phản xạ không điều kiện.	D. sự thích nghi.
Câu 9. Vận tốc truyền xung thần kinh trên dây thần kinh có bao miêlin ở người khoảng
A. 200 m/s.      	B. 50 m/s.	C. 100 m/s.      	D. 150 m/s.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là chính xác ?
A. Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng.
B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.
D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ quan phản ứng.
Đáp án
1. C
2. D
3. C
4. D
5. B
6. A
7. B
8. A
9. C
10. B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu mỗi HS trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu điểm khác nhau giữa phản xạ ở người và tính cảm ứng ở thực vật (cụp lá)?
+ Các loài động vật khác nhau thì phản ứng với các tác nhân kích thích có giống nhau không? Vì sao?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài theo vở ghi và câu hỏi trang 23 sgk
Tìm hiểu trước bài: “Bộ xương”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2018_2019_nguyen_hon.docx