Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2010-2011 - Phạm Hữu Thiên

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2010-2011 - Phạm Hữu Thiên

+ Gọi 1 HS đọc C1.

? Làm thế nào để biết các vật đó chuyển động hay đứng yên?

+ Thông báo: Trong vật lý, để nhận biết vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa trên sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc).

+ Nêu một số vật mốc cụ thể cho HS hiểu rõ.

+ Yêu cầu học sinh hoàn thành C1.

+ Cho HS nhắc lại cách nhận biết vật chuyển động hay đứng yên và ghi kiến thức SGK vào vở.

- Yêu cầu học sinh hoàn thành C2, C3

+ C: Nêu các cách nhận biết theo kinh nghiệm đã có: quan sát bánh xe quay, khói xe phả ra, bụi tung

+ C: trả lời C1: So sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây với vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.

C: HS tự chọn vật mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó.

C: Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc: Vật đứng yên

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2010-2011 - Phạm Hữu Thiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/8/2010
Ngày dạy: 16/8/2010
Tuần: 01 – Tiết: 01
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 01
	CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC	
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật làm mốc. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Các dạng của chuyển động.
Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập. 
3.Thái độ: 	
II- CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
Tranh vẽ H.1.1, 1.2, 1.3 SGK (phóng to) và một số hình ảnh về các dạng chuyển động (nếu có)
Bảng phụ ghi các bài tập: 1.1, 1.2, 1.3 SBT 
Đối với mỗi nhóm: phiếu học tập 
2.Chuẩn bị của học sinh: 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
HS vắng: 8a1 . . . . . . . . . . . . 8a2 . . . . . . . . . . . . .8a3 . . . .. . . . . . . . 8a4 . . . . . . . . . . . . . 
 8a5 . . . . . . . . . . . . . . 8a6 . . . . . . . . . . . . . . 8a7 . . . . . . . . . . . . . . 
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (2 phút) 
Giới thiệu tóm tắt Kiến thức chương trình Vật lý lớp 8 . 
Giới thiệu Kiến thức Chương I: CƠ HỌC 
Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, vậy có phải Mặt Trời chuyển động, còn Trái Đất thì đứng yên không? 
Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài 1_ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC 
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
10/
Hoạt động 1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? 
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
+ Gọi 1 HS đọc C1. 
? Làm thế nào để biết các vật đó chuyển động hay đứng yên?
+ Thông báo: Trong vật lý, để nhận biết vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa trên sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc).
+ Nêu một số vật mốc cụ thể cho HS hiểu rõ.
+ Yêu cầu học sinh hoàn thành C1. 
+ Cho HS nhắc lại cách nhận biết vật chuyển động hay đứng yên và ghi kiến thức SGK vào vở.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành C2, C3
+ C: Nêu các cách nhận biết theo kinh nghiệm đã có: quan sát bánh xe quay, khói xe phả ra, bụi tung 
+ C: trả lời C1: So sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây với vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.
C: HS tự chọn vật mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó.
C: Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc: Vật đứng yên
+ Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
+Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.
10/
Hoạt động 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên 
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
+ Hướng dẫn HS quan sát H1.2 SGK(ý nghĩa hình)
+ Gọi 1 HS đọc C4. Cho các em suy nghĩ và trả lời cá nhân.
+ Tiếp tục đọc C5. Hướng dẫn cá nhân hoàn thành.
Lưu ý: Khi nhận xét vật chuyển động hay đứng yên nhất thiết phải cho HS chỉ rõ so với vật mốc nào.
+ Tổ chức HS hoạt động nhóm để hoàn thành C6. Cho đại diện lên ghi kết quả vào bảng phụ.
+ Gọi 2-3 HS hoàn thành C7
? Vậy một vật đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ Thông báo: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
+ Kiểm tra mức độ tiếp thu bài bằng C8 (câu hỏi đặt vấn đề đầu bài).
+ Qui ước: Khi không nêu vật mốc nghĩa là phải hiểu đã chọn vật mốc là vật gắn với trái đất.
C: Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nhà ga.
C: C4: Hành khách chuyển động so với nhà ga vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.
C: C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yênvì vị trí của hành khách là không đổi đối với toa tàu.
N: Thảo luận, đại diện lên bảng ghi vào chỗ trống
: đối với vật này
: đứng yên
C: hoàn thành C7
C: Vật chọn làm mốc
C: C8: Mặt trời và trái đất chuyển động tương đối với nhau. Nếu lấy trái đất làm mốc thì mặt trời chuyển động
+ Trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối, phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
+ Vật mốc thường chọn là mặt đất hoặc những vật gắn với mặt đất như : nhà cửa, cây cối...
10/
Hoạt động 3: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp
III. Một số chuyển động thường gặp :
+ Lần lượt treo các tranh (H1.3 a,b,c SGK) bên cạnh đó làm thí nghiệm thực tế đơn giản như: thả phấn rơi, ném viên phấn,  
+ Nhấn mạnh: - Quỹ đạo chuyển động (đường mà vật chuyển động vạch ra)
 - Các dạng chuyển động
- Gọi vài học sinh hoàn thành C9
+ HS quan sát tranh vẽ và thí nghiệm thực tế.
+ Mô tả lại hình ảnh chuyển động của các vật đó
C: C9: 
C/đ thẳng:Thả một vật nặng rơi từ trên cao xuống...
C/đ cong: Chiếc là khô rơi từ cành cây xuống ...
C/đ tròn: Cánh qụat quay...
+ Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn
10/
Hoạt động 4: Vận dụng 
IV. Vận dụng:
+ Treo hình 1.4. 
Tổ chức các nhóm hoàn thành C10, C11
+ Cả lớp quan sát tranh
+ Các nhóm thảo luận trả lời kết quả C10, C11
C10: 
Ô tô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
-Người lái xe: ...
-Người đứng bên đường:...
-Cột điện: ...
 Thực hiện C10, C11: Nói như thế là chưa chính xác.
 Trong nhiều trường hợp là đúng. Tuy nhiên trong một số trường hợp khác nói như thế là sai.
 Ví dụ: Trường hợp vật chuyển động trên đường tròn: So với tâm thì khoảng cách từ vật đến tâm không thay đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi.
4. Tổng kết, giao nhiệm vụ: (1 phút)
+ Yêu cầu một số HS nêu lại Kiến thức cơ bản của bài học .
* Lưu ý: - Có sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc -> Vật chuyển động
4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút) 
Gọi một số học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK) , yêu cầu về nhà học thuộc.
Treo bảng phụ các bài tập: 1.1; 1.2; 1.3 SBT, cho cá nhân trả lời .
Về nhà làm các bài tập 1.4 ; 1.5 (SBT). Xem trước bài vận tốc.
Đọc phần có thể em chưa biết (SGK)
Làm thêm: 
Nếu lấy vật mốc là thuyền đang tự trôi theo dòng nước chảy thì vật nào dưới đây được coi là chuyển động?
Con thuyền
Bèo trôi trên sông
Bến sông (*)
Người ngồi trên thuyền
IV.RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 01.doc