Giáo án Vật lí Khối 9 - Tiết 9 đến 47 - Đoàn Quang Minh

Giáo án Vật lí Khối 9 - Tiết 9 đến 47 - Đoàn Quang Minh

Nếu chỉ được trang bị 1 bộ TN cho GV thì GV cho cả lớp quan sát từng biến trở và yêu cầu HS nêu tên của loại biến trở đó. Nếu không có các biến trở thật thì cho HS quan sát H10.1 SGK và yêu cầu 1 vài HS kể tên các loại biến trở.

-GV yêu cầu HS đối chiếu H10.1a SGK với biến trở con chạy và yêu cầu HS chỉ ra đâu là cuộn dây của biến trở, dâu là 2 đầu ngoài cùng A, B của nó, đâu là con chạy và thực hiện C1, C2.

-Đề nghị HS vẽ lại các ký hiệu sơ đồ của biến trở và dùng bút chì tô đậm phần biến trở (ở các H10.2a, H10.2b và H10.2c SGK) cho dòng điện chạy qua nếu chúng được mắc vào mạch.

Hoạt động 2: (10 phút)

Sử dụng biến trở để điều chính cường độ dòng điện.

-Theo dõi HS vẽ sơ đồ mạch điện H10.3 SGK và hướng dẫn HS có khó khăn.

-Quan sát và giúp đỡ khi các nhóm HS thực hiện C6. Đặc biệt lưu ý HS đẩy con chạy C về sát điểm N để biến trở có điện trở lớn nhất trước khi mắc nó vào mạch điện hoặc trước khi đóng công tắc, cũng như dịch chuyển con chạy nhẹ nhàng để tránh mòn hỏng chỗ tiếp xúc giữa con chạy và cuộn dây của biến trở.

-Sau khi các nhóm HS thực hiện xong đề nghị moọt số HS đại diện cho các nhóm trả lời C6 trước lớp.

-Nêu câu hỏi: Biến trở là gì và có thể được dùng để làm gì? đề nghị 1 số HS trả lời và thảo

doc 107 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 9 - Tiết 9 đến 47 - Đoàn Quang Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn 
Tiết 9: sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn.
I-Mục tiêu
1-Kiến thức :
1-Bố trí và tiến hành được TN để chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài tiết diện và được làm từ các loại vật liệu khác nhau thì khác nhau.
2-So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng. Quan hệ giữa điện trở và tiết diện của dây dẫn.
3-Vận dụng công thức R = p để tính 1 đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
2-Thái độ : Trung thực, có tính thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II-Đồ dùng dạy học :
Đối với mỗi nhóm HS:
-Một cuộn dây inox, trong đó dây dẫn có tiết diện S=0,1 mm2 và có chiều dài 
l = 2m được ghi rõ.
-Một cuộn dây nikêlin, với dây dẫn cũng có tiết diện S=0,1 mm2 và có chiều dài l = 2m .
-Một cuộn dây Unium, với dây dẫn cũng có tiết diện S=0,1 mm2 và có chiều dài 
l = 2m .
-1 nguồn điện 4,5 V.
-1công tắc.
-9 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30 cm.
-1 am pe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A.
-1 vôn kế có GHĐ 10 V và ĐCNN 0,1 V
-7 đoạn dây nối có lõi bằng đồng và có vỏ cách điện , mỗi đoạn dây dài khoảng 30 cm. 
-2 chốt kẹp nối dây dẫn.
III-Tổ chức hoạt động của HS
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: (8 phút)
Trả lời câu hỏi. Kiểm tra bài cũ và trình bày lời giải bài tập ở nhà theo yêu cầu của GV.
-GV yêu cầu một vài HS (mà GV đã dự định trước) trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi sau:
+Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+Phải tiến hành TN với các dây dẫn có đặc điểm gì để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện của chúng?
+Các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một loại vật liệu phụ thuộc vào tiết diện dây như thế nào?
-GV yêu cầu một HS khác trình bày lời giải 1 trong các bài tập đã ra cho HS làm ở nhà.
-Nhận xét câu trả lời và lời giải của các HS trên.
Hoạt động 2: (15 phút)
Tìm hiểu sự phụ thuộc-của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn..
-Cho HS quan sát các đoạn dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng làm bằng những vật liệu khác nhau và đề nghị 1 hoặc 2 HS trả lợi C1.
-Theo dõi và giúp đỡ các nhóm HS vẽ sơ đồ mạch điện, lập bảng ghi các kết quả đo và quá trình tiến hành TN của mỗi nhóm.
-Đề nghị các nhóm HS nêu nhận xét và rút ra kết luận: Điện trở của dây dẫn có phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn hay không?
Hoạt động 3: (5 phút)Tìm hiểu về điện trở suất.
-Nêu các câu hỏi dưới đây và yêu cầu một vài HS trả lời chung trước cả lớp:
+Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn được đặc trưng bằng đại lượng nào?
+Đại lượng này có trị số được xác định như thế nào?
+Đơn vị của đại lượng này là gì?
-Nêu các câu hỏi sau và đề nghị HS trả lời trước lớp:
+Hãy nêu nhận xét về trị số điện trở suất của kim loại và hợp kim có trong bảng 1 SGK.
-Điện trở suất của dòng là 1.7.10-8W m có nghĩa gì?
+Trong số các chất được nêu trong bảng thì chất nào dẫn điện tốt nhất? Tại sao đồng thường được dùng để làm lõi dây nối của các mạch điện?
-Đề nghị HS làm C2.
Hoạt động 4: (7 phút)
Xây dựng công thức tính điện trở theo các bước theo yêu cầu của C3.
-Đề nghị HS làm C3. Nếu HS tự lực xây dựng được công thức này ở mức độ càng cao thì GV càng nên ít hướng dẫn. Tuỳ thưo mức độ khó khăn của HS mà GV hỗ trợ theo những gợi ý sau:
+Đề nghị HS đọc kỹ lại đoạn viết về ý nghĩa của điện trở suất trong SGK để từ đó tính R1.
+Lưu ý HS về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài của các dây dân có cùng tiết diện và được làm từ cùng vật liệu.
+Lưu ý HS về sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng vật liệu.
+Yêu cầu HS nêu đơn vị đo các đại lượng có trong công thức tính điện trở vừa xây dựng.
Hoạt động 5: (10 phút)
Vận dụng, rèn luyện kỹ năng và củng cố.
-Đề nghị từng HS làm C4. Có thể gợi ý cho HS:
+Công thức tính tiết diện tròn của dây dẫn theo đường kính d: S =Pr2 =P 
+Đổi đơn vị 1 mm2 = 10-6 m2.
+Tính toán với luỹ thừa của 10.
-Để củng cố nội dung của bài học , có thể yêu cầu 1 vài HS trả lời các câu hỏi sau:
+Đại lượng nào cho biết sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn.
+Căn cứ vào đâu để nói chất này dẫn điện tốt hơn hay kém hơn chất kia?
+Điện trở của dây dẫn đựoc tính theo công thức nào?
+Đề nghị HS làm ở nhà C5, C6.
Hoạt động của Học sinh
-HS trả lời câu hỏi.
-HS giải bài tập.
a-Từng HS quan sát các đoạn dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng làm bằng các vật liệu khác nhua và trả lời C1.
b- Các nhóm HS trao đổi và vẽ sơ đồ mạch điện để xác định điện trở của dây dẫn.
c-Mỗi nhóm lập bảng ghi kết quả đo được đối với ba lần tiến hành TN xác định điện trở.
d-Từng nhóm lần lượt tiến hành TN ghi kết quả đo trong mỗi lần TN và từ kết quả đo được, xác định điện trở của ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng làm bằng cấc loại chất liệu khác nhua.
e-Từng nhóm nêu nhận xét và rút ra kết luận.
a-Từng nhóm HS đọc SGK để tìm hiểu đại lượng đặc trưng cho sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn .
b-Từng HS tìm hiểu bằng điện trở suất của một số chất và trả lời câu hỏi của GV.
c-Từng HS trả lời C2.
a-Tính theo bước 1.
b-Tính theo bước 2.
c-Tính theo bước 3.
d-Rút ra công thức tính điện trở của dây dẫn và nêu đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.
a-Từng HS làm C4.
b-Từng HS suy nghĩ và nhớ lại để trả lời các câu hỏi của GV nêu ra.
iV-rút kinh nghiệm
 Ngày soạn 
Tiết 10: biến trở- điện trở dùng trong kỹ thuật.
I-Mục tiêu
1-Kiến thức :
1-Nêu được biến trở là gì và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở.
2-Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chính cường độ dòng điện chạy qua mạch?
3-Nhận ra được các điện trở dùng trong kỹ thuật (không yêu cầu xác định trị số của điện trở theo các vòng màu)
2-Thái độ : Trung thực, có tính thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II-Đồ dùng dạy học :
Đối với mỗi nhóm HS:
-Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20 W và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất 2A.
-Một biến trở than (triết áp) có các trị số kỹ thuật như biến trở con chạy nói trên.
-1 nguồn điện 3 V.
-1 bóng đèn 2,5V -1W.
-1công tắc.
-7 đoạn dây nối có vỏ cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30 cm.
-3 điện trở kỹ thuật loại có ghi chỉ số.
-3 điện trở kỹ thuật loại có các vòng màu.
III-Tổ chức hoạt động của HS
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: (10 phút)
Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở.
-Nếu các nhóm hoặc vài nhóm HS được trang bị bộ dụng cụ TN, thì GV yêu cầu HS trong mỗi nhóm này quan sát H10.1 SGK và đối chiếu với các biến trở có trong bộ TN để chỉ rõ từng loại biến trở.
-Nếu chỉ được trang bị 1 bộ TN cho GV thì GV cho cả lớp quan sát từng biến trở và yêu cầu HS nêu tên của loại biến trở đó. Nếu không có các biến trở thật thì cho HS quan sát H10.1 SGK và yêu cầu 1 vài HS kể tên các loại biến trở.
-GV yêu cầu HS đối chiếu H10.1a SGK với biến trở con chạy và yêu cầu HS chỉ ra đâu là cuộn dây của biến trở, dâu là 2 đầu ngoài cùng A, B của nó, đâu là con chạy và thực hiện C1, C2.
-Đề nghị HS vẽ lại các ký hiệu sơ đồ của biến trở và dùng bút chì tô đậm phần biến trở (ở các H10.2a, H10.2b và H10.2c SGK) cho dòng điện chạy qua nếu chúng được mắc vào mạch.
Hoạt động 2: (10 phút)
Sử dụng biến trở để điều chính cường độ dòng điện.
-Theo dõi HS vẽ sơ đồ mạch điện H10.3 SGK và hướng dẫn HS có khó khăn.
-Quan sát và giúp đỡ khi các nhóm HS thực hiện C6. Đặc biệt lưu ý HS đẩy con chạy C về sát điểm N để biến trở có điện trở lớn nhất trước khi mắc nó vào mạch điện hoặc trước khi đóng công tắc, cũng như dịch chuyển con chạy nhẹ nhàng để tránh mòn hỏng chỗ tiếp xúc giữa con chạy và cuộn dây của biến trở.
-Sau khi các nhóm HS thực hiện xong đề nghị moọt số HS đại diện cho các nhóm trả lời C6 trước lớp.
-Nêu câu hỏi: Biến trở là gì và có thể được dùng để làm gì? đề nghị 1 số HS trả lời và thảo luận chung với cả lớp về câu trả lời cần có.
Hoạt động 3: (15phút) Nhận dạng hai loại điện trở dùng trong kỹ thuật.
-Có thể gợi ý cho HS giải thích theo yêu cầu của C7 như sau:
+Nếu lớp than hay lớp kim loại dùng để chế tạo các điện trở kỹ thuật mà rất mỏng thì các lớp này có tiết diện nhỏ hay lớn?
Khi đó tại sao lớp than hay kim loại này có thể có trị số điện trở lớn? 
-Đề nghị 1 HS đọc trị số của điện trở H10.4a SGK và 1 số HS khác trả lời C9.
-Đề nghị HS quan sát ảnh màu số 2 in ở bìa 3 SGK hoặc quan sát các điện trở vòng màu trên 1 hay 2 điện trở loại này.
Hoạt động 4: (10 phút) Củng cố và Vận dụng;
-Nếu HS có khó khăn có thể gợi ý như sau:
+Tính chiều dài của dây điện trở của biến trở này.
+Tính chiều dài của một vòng dây quấn quanh lõi sứ tròn.
+từ đó tính trị số vòng dây của biến trở.
-đề nghị HS làm bài tập ở nhà , BT 10.2 và 10.4 SBT.
Hoạt động của Học sinh
- Từng HS thực hiện câu C1 để nhận dạng các loại biến trở.
-Từng HS thực hiện câu C2 và C3 để tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở con chạy.
-Từng HS thực hiện câu để nhận dnạg ký hiệu sơ đồ của biến trở.
a-Từng HS thực hiện câu C5.
b- Nhóm HS thực hiện C6 và rút ra kết luận.
a-Từng HS đọc C7 và thực hiện yêu cầu của mục này. 
b-Từng HS thực hiện C8 để nhận biết 2 loại điện trở kỹ thuật theo cách ghi trị số của chúng.
-Từng HS thực hiện C10.
iV-rút kinh nghiệm
 Tuần 6: Ngày soạn 
Tiết 11: bài tập vận dụng định luật ôm 
 và công thức tính điện trở của dây dẫn.
I-Mục tiêu
-Vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính được các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là ba điện trở mắc nối tiếp, sông song hoặc hỗn hợp..
II-chuẩn bị :
-Ôn tập định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp.
-Ôn tập công thức tính điện trở của dây dẫn theo chiều dài , tiết diện và điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn.
III-Tổ chức hoạt động của HS
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: (13 phút)
Giải bài 1.
-Đề nghị HS nêu rõ, từ dữ kiện mà đầu bài đã cho để tìm được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn thì trớc hết phải tìm được đại lượng nào?
-áp dụng công thức hay định luật nào để tính được điện trở của dây dẫn theo dữ kiện đầu bài đã cho và từ đó tính được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. 
Hoạt động 2: (13 phút)
Giải bài 2:
-Đề nghị HS đọc đề bài và nêu cách giải câu a của bài tập.
-Đề nghị 1 hay 2 HS nêu cách giải câu a để cả lớp trao đổi và thảo luận. Khuyến khích HS tìm ra cách giải khác. Nếu cách giải của HS là đúng, đề nghị từng HS tự giải, GV theo dõi để giúp đỡ những HS có khó khăn và đề nghị 1 HS giải xong sớm nhất trình bày lời giải của mình trên bảng. 
-Nếu không có HS nào nêu được cách giải đúng thì GV có thể gợi ý như sau:
+Bóng đèn và biến trở được mắc với nhua như thế nào?
+Để bóng đèn sáng bình thường thìdòng điện chạy qua bóng đèn và biến trở phải có cường độ là bao nhiêu?
+Khi đó áp dụng định luật nào để tìm được điện trở tương đương của đo ... Thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc khúc xạ, độ lớn góc tới
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự khúc xạ cuẩ tia sáng từ truyền từ nước sang không khí
- GV yêu cầu HS trả lời câu C4 
- GV y/c HS tiến hành Tn như H:40.3 sgk
- GV hướng dẫn HS làm Tn
- Bước 1: Cắm 2 đinh ghim A, B 
- đặt miếng gỗ thẳng đứng trong bình
- Bước 2: Tìm vị trí để thấy đinh ghim
- Đưa đinh ghim C đến vị trí sao cho nó che khuất đồng thời cả A và B
- Bước 3: Nhấc miếng gỗ khỏi nước, dùng bút kẻ đường nối 3 đinh ghim.
- Tia khúc xạ nào ? so sánh độ lớn góc khúc xạ với góc tới.
- HS đưa ra phương án
+ Để nguồn sáng trong nước chiếu sáng từ đáy bình lên
+ để nguồn sáng ở ngoài chiếu sáng qua đáy bình, qua nước rồi qua không khí
- HS tiến hành Tn
- HS trả lời câu hỏi
 S N 
 i 
 P I Q
 N’ r K 
? Qua Tn trên em rút ra kết luận gì ? 
Kết luận: Khi nước truyền từ nức sang không khí thì:
+ Góc khúc nằm trong mặt phẳng tới
+ Góc khúc xạ lớn hơn cóc tới
4. Hoạt động 4: Củng cố – Vận dụng
? Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước và ngược lại ?
- GV gọi HS sinh đọc phần ghi nhớ
- GV y/c HS trả lời câu C7; C8
- C 8: Giải thích hiện nêu ở đầu bài ?
- HS trả lời
- HS trả lời câu C 7
- HS C8: Khi đổ nức vào bát ta không nhìn thấy đầu dưới (A) của chiếc đũa Trong không khí ánh sáng chỉ cs thể đi theo đường thẳng từ (A) đến mắt. Nhưng những điểm trên chiếc đũa thẳng đã chắn mất đường truyền đó nên tia này không đến được mắt. Giữ nguyên vị trí đặt mắt và đũa Đổ nước vào báttới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy A 
HDVN: Học ghi nhớ SGK 
Làm bài tập 40-41.1
 - Đọc trước bài học sau 
Ngày 04 tháng 02năm 2007
Tiết 45: quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm 
- Mô tả được Tn thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành Tn
B. Chuẩn bị: 
 Mỗi nhóm: 1 miếng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt hình bán nguyện, mặt phẳng đi qua đường kính; 1 miếng gỗ phẳng ; 1 tờ giấy có vòng tròn chia độ hoặc thước đo độ; 3 đinh ghim.
C. Tổ chức lớp học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- tổ chức tình huống
? Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Nêu kết luận về sự khúc xạ ánh sáng khi truyền từ không khí sang nước và ngược lại ?
- HS lên bảng trả lời
- HS khác nhận xét câu trả lời
2.Hoạt động 2: Nhận biết sự thay đổi của góc khúc xạ theo góc tới
- GV y/c HS tìm hiểu dụng cụ và cách tiến hành TN
- GV HD HS tiến hành TN như H 41.1
- GV y/c HS đặt khe hở I của miếng thuỷ tinh đúng tâm của tấm tròn chia độ 
- Gv kiểm tra các nhóm làm Tn, khi xác định vị trí cần có đinh ghim A’ 
- GV y/c HS các nhóm trả lời câu C1, C2.
? Khi nào mắt ta nhìn thấy đinh ghim A’ chứng tỏ điều gì ? 
? Khi mắt ta nhìn thấy đinh ghim A’ chứng tỏ điều gì ?
- Gv y/c HS trả lời câu C2 
? Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh góc khúc xạ và góc tới quan hệ như thế nào ?
- HS tìm hiểu y/c Tn 
- Các nhóm bố trí Tn như H 41.1 sgk
- HS suy nghĩ trả lời
* C1: đặt mắt ở phía cạnh cong cảu miéng thuỷ tinh ta thấy có 1 vị trí quan sát được hình ảnh của đinh ghim A phát ra truyền đến khe hở I vào miếng thuỷ tinh rồi đến mắt. Khi chỉ nhìn thấy A’ có nghĩa A’ đã che khuất I và A do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt. Vậy đường nối các vị trí A, I, A’ là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt. 
-*C2: Tia sáng từ không khí vào thuỷ tinh bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa không khí và thuỷ tinh. AI là tia tới, IA’ là tia khúc xạ, góc NIA là góc tới, góc N’IA’ là góc khúc xạ.
* Kết luận: + Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
 + Góc tới tăng (giảm) góc khúc xạ tăng ( giảm ) 
3. Hoạt động 3: Vận dụng- củng cố- HDVN
? Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ vâaf góc tới có quan hệ nư thế nào ?
- GV y/c HS trả lời câu C 3, C4.
- HS ttrả lời 
- C3:Nối B với M cắt PQ tại I
- Nối I với A ta có đường truyền của tia sáng từ A đến mắt.
C4: IG là đường biểu diễn tia kgúc xạ của tia tới SI. 
* HDVN: - Học ghi nhớ SGK
 - Làm bài tập 40-41.2, 40-41.3
 - Đọc trước bài học sau
Ngày 06 tháng 02 năm 2007
Tiết 46: Bài 42 thấu kính hội tụ
A. Mục tiêu:
#: HS biết nhận dạng thấu kính hội tụ
- Mô tả được sự khúc xạ các tia sáng đặc biệt : tia tới quang tâm, tia song song qua trục chính và tia có (phương đi qua tiêu điểm ) thấu kính hội tụ.
- Vận dụng thấu kính hội tụ đẻ giải bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích một vài hiện tượng thường gặp trong thực tế.
B. Chuẩn bị: 
Đối với mỗi nhóm HS
- 1 Thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12cm, 1 giá quang học, 1 màn hứng để qua sát đường truyền củachùm sáng, 1 nguồn sáng phát ra chùm 3 tia sáng song song.
C. Tổ chức lớp học:
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- tổ chức học tập
? GV vẽ tia khúc xạ trong 2 trường hợp y/c HS vẽ tiếp tia tới.
? Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ?
GV gọi HS nhận xét.
* Gv gọi HS đọc nội dung ở đầu bài
- HS lên bảng trả lời
- HS khác nhận xét
2. Hoạt động 2: Nhận biết thấu kính hội tụ
? Thí y/c những dụng cụ gì cách tiến hành như thế nào ?
I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ
1. Thí nghiệm
- HS trả lời
- GV y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm 
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm 
? Em dự đoán chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì? mà người ta gọi là thấu kính hội tụ ?
- GV cho HS đọc thông báo về tia ló và tia tới.
- GV em hãy chỉ ra tia tới và tia ló trong Tn H 42.2 ?
 - GV thông báo tia tới, tia ló.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- HS chùm tia khúc xạ hội tụ tại 1 điểm
- HS tìm hiểu tia tới, tia ló.
- HS quan sát Tn nêu tia ló và tia tới
3. Hoạt động 3: Nhận biết hình dạng của thấu kính hội tụ
- Gv cho mỗi nhóm hS quan sát hình dạng của thấu kính hội tụ.
? Em hãy so sánh độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính hội tự dùng trong Tn.
- Gv thông báo kí hiệu của thấu kính
- HS quan sát TK
- Thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
4.Hoạt động 4:Tim hiểu khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính
- GV y/c HS quan sát Tn 
? Trong 3 tia tia nào truyền thẳng không bị đổi hướng. 
? Em nêu cách kiểm tra dự đoán ?
- GV thông báo trục chính
1. Trục chính
- HS Tia đi qua quang tâm
 o 	
- GV gọi HS đọc phần thông báo sgk
- GV làm Tn 
? Khi tia sáng đi qua quang tâm có đặc điểm gì ?
- GV cho HS qs lại Tn y/c HS biểu diển chùm tia tới và chùm tia ló trong Tn này 
? nếu chùm tia tới mặt kia thì tia ló có đặc điểm gì ?
- GV cho HS đọc thông báo
2. Quang tâm: Điểm O gọi là quang tâm của thấu kính
- HS tiếp tục đi thẳng
3. Tiêu điểm
- HS biểu diễn chúm tia tới và chùm tia ló 
	F 0 F’
 ? Mỗi thấu kính hội tụ có mấy tiêu điểm 
- GV thông báo tiêu cự của thấu kính
4. Tiêu cự: Khoảng cách từ quang tâmđến mỗi tiêu điểm OF =OF’=f (gọi là tiêu cự)
5. Hoạt động 5: Vận dụng- củng cố- HDVN
? Nêu nhận biết về thấu kính hội tụ
? Tia sáng tới song song với trục chính cho 
- Em hãy nêu các tia sáng đặc biệt truyền tới thấu kính ?
- HS trả lời
- HS trả lời
- GV y/c HS trả lời câu C7; C8,
C7: S
 F 0 F’
- HDVN: - Đọc ghi nhớ sgk
 - Làm bài tập : 42-43.1; 42-43.2 (SBt tr 50)
 - Đọc trước bài học sau
Ngày .........tháng ......năm 200..
Tiết 47: Bài 43 ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
A. Mục tiêu:
I. Kiến thức: HS nêu được trường hợp nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được đặc điểm của ảnh này.
- Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua thấu kính hội tụ.
II. Kỷ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ ảnh của vật qua thấu kính hội tụ.
B. Chuẩn bị: 
	Mỗi nhóm HS
- 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm, 1 giá quang học, 1 cây nến, 1 màn hứng ảnh, 
C. Tổ chức lớp học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Tổ chức tình huống
? Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ
? Kể tên và biểu diễn trên hình vẽ 3 tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính hội tụ ?
- HS lên bảng trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
GV cho HS đọc y/c Tn
? Thí nghiệm cần có những dụng cụ gì ? Cách tiến hành Tn như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS lắp ráp Tn
- GV hướng dẫn các nhóm tiến hành Tn
* Trường hợp đặt vật ngoài tiêu cự
- GV y/c HS thực hiện các y/c của câu C1, C2 
? khi đặt vật ngoài tiêu cự ta thu được ảnh như thế nào ?
? Trong trường hợp ta dịch vật lại gần thấu kính thu được ảnh thế nào ?
* Trường hợp vật đặt trong tiêu cự
? ảnh của vật có hứng được trên màn không ? Quan sát vào thấu kính ảnh có đặc 
1 Thí nghiệm
- HS tìm hiểu Tn
- HS các nhóm tiến hành Tn theo y/c cầu C1, C2
-Các nhóm ghi đặc điểm của ảnh và bảng 1
- HS Vật đặt ngoài tiêu cự thu được ảnh thật, ngược chiều với vật
- HS quan sát Tn trả lời
-HS không hứng được ảnh trên màn chắn
điểm gì ?
* Trường hợp vật đặt ở tiêu điểm
- GV hướng dẫn HS cách nhận biết trường hợp này không thu được ảnh trên màn chắn
ảnh thu được ở rất xa.
* Trường hợp vật đặt ở rất xa
- GV làm Tn quay thấu kính về phía cửa sổ hứng ảnh của cửa sổ lớp
? ảnh thu được ở đâu ?
- Gv y/c HS các nhóm hoàn thành kết quả Tn vào bảng 1
 - GV thông báo vật đặt vuông góc với thấu kính cho ảnh cũng vuông góc với thấu kính
- HS vật đặt trong tiêu cự thu được ảnh ảo. cùng chiều và lớn hơn vật.
- HS theo dõi Tn
- HS theo dõi Gv hướng dẫn Tn
- HS Khi vật đặt ở rất xa cho ảnh ở tiêu điểm.
- HS các nhóm hoàn thành bảng 1
2.Hoạt động 2: Dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
* Dựng ảnh của một điểm sáng S
? Chùm tia sáng ló hội tụ tại S’. Vậy S’ gọi là gì ?
? Cần sử dụng mấy tia sáng để dựng S’
- Gv thông báo khái niệm ảnh của điểm sáng S
- GV y/c HS dùng các tia sáng đặc biệt dựng ảnh của điểm S qua thấu kính hội tụ
- HS S’ là nảh của S qua thấu kính
- HS Cần sử dụng 2 tia xuất phát từ S
S ã
 . 0 .
	F F’
	S’
* Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ
- GV hướng dẫn HS dựng ảnh vật AB 
? Để dựng ảnh của AB ta chỉ cần dựng ảnh của điểm nào ?
- Dựng B’ của b qua thấu kính hội tụ
- Hạ B’A’ vuông góc với trục chính . A’ là ảnh của A và B’ là ảnh của B
 B
	 0	A’
 ã ã
	A	F F’
	B’
- GV gọi 1 HS lên vẽ trường hợp vật AB đặt trong tiêu điểm.
- HS lên bảng vẽ
- HS dưới lớp cùng vẽ 
 B
	 0
 F A F’
3. Hoạt động 3: Vận dụng – củng cố - HDVN
? Hãy nêu đặc điểm của ảnh của một vật 
tạo bởi thấu kính hội tụ ?
? Nêu cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ ?
- GV y/c HS trả lời câu C6; C7
- GV gợi ý dùng kiến thức hình học :
- Xét 2 cặp tam giác đồng dạng 
- Trong từng trường hợp tính tỷ số 
- HS trả lời câu hỏi
- HS suy nghĩ trả lời 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat ly 9 day du.doc