Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 28,29 - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 28,29 - Năm học 2011-2012

C3: Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước. Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào độ tăng nhiệt độ.

C4: Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.

- Phân tích bảng số liệu 24.2, tham gia thảo luận trên lớp câu trả lời. Ghi vở kết luận:

C5: Rút ra kết luận: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 28,29 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29	Ngày soạn: 11/3/2012
Tiết: 28 	Ngày dạy: 19/3/2012 
Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.
2. Kĩ năng:
- Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào m, Dt và chất làm vật.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong học tập
Ii- Chuẩn bị của GV và HS:
- 2 giá thí nghiệm, 2 lưới amiăng, 2 đèn cồn ,2 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, kẹp, 2 nhiệt kế (chỉ dùng để minh hoạ các thí nghiệm trong bài).
- Chuẩn bị bảng 24.1, 24.2, 
III- Tiến trình lên lớp :
1. Tổ chức :
A. ổn định lớp
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các cách truyền nhiệt đã học.
C. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV có thể nêu vấn đề: Nhiệt lượng mà vật cần thu vào để nóng lên nhiều hay ít phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Gọi HS nêu dự đoán, GV ghi các dự đoán đó lên bảng. Phân tích yếu tố nào là hợp lí, không hợp lí. Đưa đến dự đoán 3 yếu tố: khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật, chất cấu tạo nên vật.
- Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiều lượng vào 1 trong 3 yếu tố đó ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào ?
I- Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- HS thảo luận đưa ra dự đoán xem nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật.
- Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên vào 1 trong 3 yếu tố đó, ta phải làm các thí nghiệm trong đó yếu tố cần kiểm tra cho thay đổi còn 2 yếu tố kia phải giữ nguyên.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật
- GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào khối lượng của vật.
- GV nêu cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm và giới thiệu bảng kết quả thí nghiệm 24.1. Yêu cầu HS phân tích kết quả trả lời câu C1, C2.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả phân tích bảng 24.1 của nhóm mình.
- HS nêu được để kiểm tra mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật ta làm thí nghiệm đun nóng cùng một chất với khối lượng khác nhau sao cho độ tăng nhiệt độ của vật như nhau.
- HS các nhóm phân tích kết quả thí nghiệm ở bảng 24.1, thống nhất ý kiến ghi vào bảng 24.1.
- Cử đại diện nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng tham gia thảo luận trên lớp.
C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
- Ghi vở kết luận:
C2: Qua thí nghiệm trên có thể kết luận: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận phương án làm thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ theo hướng dẫn trả lời câu C3, C4.
- Phân tích bảng số liệu 24.2, nêu kết luận rút ra qua việc phân tích số liệu đó.
- Đại diện các nhóm trình bày phương án thí nghiệm kiểm tra.
C3: Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước. Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào độ tăng nhiệt độ.
C4: Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.
- Phân tích bảng số liệu 24.2, tham gia thảo luận trên lớp câu trả lời. Ghi vở kết luận:
C5: Rút ra kết luận: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
Hoạt động 5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật 
- Tương tự như hoạt động 4. GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm phân tích kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận cần thiết.
- HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C6, C7.
C6: Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau. Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào chất làm vật.
C7: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.
- Ghi kết luận như câu C7 vào vở.
D. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc phần "Có thể em chưa biết".
- Học phần ghi nhớ.
	V- Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tuần: 30	Ngày soạn: 18/3/2012
Tiết: 29 	Ngày dạy: 26/3/2012 
Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
2. Kĩ năng:
- Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào m, Dt và chất làm vật.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong học tập
Ii- Chuẩn bị của GV và HS:
- Chuẩn bị bảng 24.3 
III- Tiến trình lên lớp :
1. Tổ chức :
A. ổn định lớp
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các cách truyền nhiệt đã học.
Hoạt động 1: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng 
- Yêu cầu HS nhắc lại nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- GV giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
- Giới thiệu khái niệm về nhiệt dung riêng, bảng nhiệt dung riêng của một số chất.
- Gọi HS giải thích ý nghĩa con số nhiệt dung riêng của một số chất thường dùng như nước, nhôm, đồng
- HS nêu được nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và chất làm vật.
- HS ghi vào vở công thức tính nhiệt lượng.
- Hiểu được ý nghĩa con số nhiệt dung riêng.
Hoạt động 2: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà 
- Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu C9 để HS ghi nhớ công thức tính nhiệt lượng.
- Gọi 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
Câu C9:
Tóm tắt:
m = 5kg
t1 = 200C
t2 = 500C
c = 380 J/kg . K
Q = ?
Bài làm
áp dụng công thức Q = m.c.Dt
thay số ta có:
Q = 5.380.(50-20) = 57000 (J)
Vậy nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là 57000J hay 57kJ.
D. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc phần "Có thể em chưa biết".
- Trả lời câu hỏi C10 và làm bài tập 24 - Công thức tính nhiệt lượng (SBT). Từ 24.1 đến 24.7.
- Học phần ghi nhớ.
	V- Rút kinh nghiệm giờ dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 2829.doc