Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 22, Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 22, Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

*HĐ1:T/c tình huống học tập

-Giới thiệu như sgk.

*HĐ2:Tiến hành nghiên cứu sự chuyển hoá cơ năng trong quá trình cơ học

-GV: Cho hs quan sát TN hình 17.1 và y/c hs thảo luận trả lời từ C1C4.

-HS: C1.(1)giãm ; (2) tăng

 C2. (1) giãm ; (2)tăng dần

 C3.(1)tăng ; (2)giãm; (3) tăng ; (4) giãm

 C4.(1) A ; (2) B (3)B ; (4) A

GV: Gọi hs nhận xét, gv nhận xét .

GV: Tiến hành TN hình 17.2.Lấy vị trí cân bằng làm mốc để tính độ cao.

 Y/c hs trả lời từ C5 đến C8.

HS: Quan sát TN.Nhận biết VTCB.

 Trả lời C5 đến C8

GV: Trong chuyển động của con lắc đã có sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng nào ?

HS: Trong chuyển động của con lắc đã có sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng : Thế năng chuyển hoá thành động năng và động năng chuyển hoá thành thế năng.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 22, Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Bài 17: SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
Tiết 22	 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-KT:Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ biểu đạt như sgk; nhận biết ra , 
- KN:lấy ví dụ về sự chuyển hóa lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế.
- TĐ: biết sử dụng năng lượng hợp lí
- GDMT: GD học sinh biết cách bảo toàn năng lượng, giảm tiêu hao nhiên liệu, bảo vệ môi trường
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên: 1 con lắc đơn và 1 giá treo
2.Học sinh: bảng phụ
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1.KTBC : Kiểm tra 15 phút
Câu hỏi: 
1. Khi nào vật có cơ năng ( 2 đ )
2. Định nghĩa thê năng hấp dẫn? ( 2 đ ) ? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc yếu tố nào ? ( 2 đ)
3.Định nghĩa động năng ? ( 2 đ) ? Động năng phụ thuộc yếu tố nào ? ( 2 đ)
Đáp án: 
1. Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học , ta nói vật có cơ năng. ( 2 đ ) 
2. Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. ( 2 đ )
Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao và khối lượng của vật ( 2 đ )
3. Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. ( 2 đ ) 
Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và vận tốc của vật. ( 2 đ )
2.Bài mới
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*HĐ1:T/c tình huống học tập 
-Giới thiệu như sgk.
*HĐ2:Tiến hành nghiên cứu sự chuyển hoá cơ năng trong quá trình cơ học 
-GV: Cho hs quan sát TN hình 17.1 và y/c hs thảo luận trả lời từ C1®C4.
-HS: C1.(1)giãm ; (2) tăng
 C2. (1) giãm ; (2)tăng dần
 C3.(1)tăng ; (2)giãm; (3) tăng ; (4) giãm
 C4.(1) A ; (2) B (3)B ; (4) A
GV: Gọi hs nhận xét, gv nhận xét .
GV: Tiến hành TN hình 17.2.Lấy vị trí cân bằng làm mốc để tính độ cao.
 Y/c hs trả lời từ C5 đến C8.
HS: Quan sát TN.Nhận biết VTCB.
 Trả lời C5 đến C8
GV: Trong chuyển động của con lắc đã có sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng nào ?
HS: Trong chuyển động của con lắc đã có sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng : Thế năng chuyển hoá thành động năng và động năng chuyển hoá thành thế năng.
*HĐ3:Thông báo định luật bảo toàn cơ năng 
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Người ta nói cơ năng được bảo toàn.
- GDMT: GD học sinh biết cách bảo toàn năng lượng, giảm tiêu hao nhiên liệu, bảo vệ môi trường
*HĐ4:Vận dụng
-Y/c hs trả lời C9.
C9.
a)thế năng®động năng
b)thế năng®động năng
c)+Khi vật được ném lên:
động năng®thế năng
+Khi vật rơi xuống: thế năng®động năng
1.Thí nghiệm1:Quả bóng rơi:
-Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí A và thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí B.
-Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí B và thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí A.
2.Thí nghiệm 2:Con lắc dao động
-Con lắc có thế năng lớn nhất khi ở vị trí A và C và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí B.
-Con lắc có động năng lớn nhất khi ở vị trí B và có động năng nhỏ nhất khi ở vị trí A, C.
II.Bảo toàn cơ năng
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi.Ta nói cơ năng được bảo toàn.
III.Vận dụng
C9.
a)thế năng®động năng
b)thế năng®động năng
c)+Khi vật được ném lên:
động năng®thế năng
+Khi vật rơi xuống: thế năng®động năng
IV: CŨNG CỐ ,HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1.Cũng cố:
-Y/c hs phát biểu định luật bảo toàn cơ năng.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
-Hs về nhà học bài + Làm bài tập 17.1,17.2,17.5 (SBT)
-Chuẩn bị trước bài “Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I:Cơ học”
Làm trước phần ôn tập vào vở chuẩn bị

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 17.doc