Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 14, Bài 12: Sự nổi

Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 14, Bài 12: Sự nổi

· GV tiến hành TN thả mẫu gỗ vào nước nhấn chìm rồi buông tay ra. Yêu cầu HS quan sát để trả lời câu hỏi:

1) Hiện tượng gì xảy ra với miếng gỗ khi ta nhúng chìm vào nước rối buông ra?

2) Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?

3) Khối gỗ nổi đứng yên trên mặt chất lỏng chứng tỏ điều gì?

· Sau đó yêu cầu HS đọc và trả lời C5. GV nhấn mạnh V là gì?

· Qua thí nghiệm trên yêu cầu HS rút ra kết luận

Lưu ý HS trường hợp nhúng chìm vật hoàn toàn thể tích chính là V vật

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 14, Bài 12: Sự nổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	Ngày soạn:
Tiết: 14	Ngày dạy:
Bài 12
SỰ NỔI
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nêu được điều kiện để vật nổi
Kiến thức:
Giải thích được khi nào vật nổi vật chìm, vật lơ lửng
Thái độ:
Phân tích và giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống
CHUẨN BỊ:
Nhóm: Cốc thuỷ tinh đựng nước, 1 quả trứng, muối ăn
Lớp: Cốc nước, ống nghiệm nhỏ đựng cát, quả cân, đinh, gỗ, H12.1, 12.2 SGK
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Ổn định lớp: 1’
Kiểm tra bài cũ: 3’
Mô tả lại thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại lực đẩy Aùc-si-mét?
Viết công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét. Giải thích các đại lượng, đơn vị trong công thức?
Nội dung bài mới:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
2’
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
Gọi 2 HS đóng vai Bình và An đọc đoạn đối thoại ở đầu bài. GV hỏi: “Tại sao hòn bi thép nhỏ lại chìm còn tàu thép nặng hơn lại nổi?”
Để giải thích vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Đọc đoạn đối thoại SGK
Suy nghĩ tìm phương án trả lời
10’
I) Điều kiện để vật nổi, vật chìm:
C1: P và FA
C2: 
 FA < P: vật chìm
 FA = P: vật lơ lửng
 FA > P: vật nổi
Nhúng một vật vào chất lỏng thì:
Vật chìm khi lực đẩy Aùc-si-met FA nhỏ hơn trọng lượng P: 
FA < P
Vật nổi lên khi: 
FA > P
Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: 
FA = P
HĐ2: Tìm hiểu khi nào vật nổi. Khi nào vật chìm
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận C1, C2
GV hỏi:
Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào?
Hãy biểu diễn 2 lực P và FA ở H12.1?
Yêu cầu HS so sánh P và FA. có những trường hợp nào xảy ra
GV làm TN củng cố lại nhận xét trên
B1:Thả hộp nhựa có nắp kín vào nước
B2: Cho nước vào hộp đậy nắp kín thả vào nước
B3: Cho cát thả vào hộp đậy nắp thả vào nước
Từ thí nghiệm trên yêu cầu HS rút ra kết luận
Gọi HS nhận xét GV chỉnh lí và thống nhất kết quả
Đọc SGK và thảo luận
P và FA
Biểu diễn lực 
Nêu 3 TH: FA > p; FA = P; FA < P
Quan sát và nhận xét
Rút ra kết luận
Nhận xét
15’
II) Độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét. Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng:
C3: P < FA
C4: P = FA do vật đứng yên
C5: B
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Aùc-si-mét
FA = d.V
Trong đó:
V: là thể tích của vật chìm trong chất lỏng (không phải là thể tích của vật)
d: là trọng lượng riêng của chất lỏng
HĐ3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy 
Aùc-si-met. Khi vật nổi trên m,ặt thoáng của chất lỏng
GV tiến hành TN thả mẫu gỗ vào nước nhấn chìm rồi buông tay ra. Yêu cầu HS quan sát để trả lời câu hỏi:
Hiện tượng gì xảy ra với miếng gỗ khi ta nhúng chìm vào nước rối buông ra?
Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?
Khối gỗ nổi đứng yên trên mặt chất lỏng chứng tỏ điều gì?
Sau đó yêu cầu HS đọc và trả lời C5. GV nhấn mạnh V là gì?
Qua thí nghiệm trên yêu cầu HS rút ra kết luận
Lưu ý HS trường hợp nhúng chìm vật hoàn toàn thể tích chính là V vật
Quan sát thí nghiệm biểu diễn
Miếng gỗ nổi lên
Do FA > P
P = FA, tác dụng của 2 lực cân bằng
Đọc và trả lời câu hỏi SGK
Rút ra kết luận
Nhận thông tin
10’
III) Vận dụng:
C6: P > FA 
⟺ dv .V > dl .V 
⟹ dv > dl
C7: Do trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
C8: Hòn bi nổi do: 
dthép < dthuỷ ngân
C9: FAM = FAN;
 FAM < PM;
 FAN = PN ;
 PM > PN
HĐ4: Vận dụng - Ghi nhớ
Tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời C6, C7, C8, C9 SGK
GV hỏi C6: “Tại sao vật phải là khối đặc?”
Lưu ý HS trọng lượng riêng của Hg lớn hơn trọng lượng riêng của thép
Gọi HS nhận xét sau mỗi câu trả lời sau đó GV chỉnh lí và thống nhất kết quả
Yêu cầu 1 vài HS nêu nội dung ghi nhớ bài học
Nếu còn thời gian HD cho HS giải bài tập trong SBT 
Đọc và trả lời câu hỏi SGK
Do d phải có khối đặc
Nhận thông tin
Nhận xét
Nêu nội dung ghi nhớ bài học
CỦNG CỐ: 3’
Điều kiện để 1 vật chìm, nổi, lơ lửng khi nhúng vào chất lỏng?
Công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng?
DẶN DÒ: 1’
Về học bài, đọc phần có thể em chưa biết, làm các bái tập trong SBT. 
Xem trước và chuẩn bị bài 13
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docSu noi.doc