Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 12 đến 14

Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 12 đến 14

GV: Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài?

HS: trả lời

GV: Một thỏi nhôm và 1 thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng trong 1 chất lỏng hỏi thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn?

HS: Bằng nhau.

GV: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi nhúng vào nước, một thỏi nhúng vào dầu hỏi thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn?

HS: Thỏi nhúng vào nước III/ Vận dụng

C4. Khi gàu còn ở dưới nước do lực đẩu của nước nên ta cảm giác nhẹ hơn.

C5. Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên 2 thỏi bằng nhau.

C6. Thỏi nhúng vào dầu có lực đẩy yếu hơn.

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Khối 8 - Tiết 12 đến 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:Ngày dạy:.
TIẾT 12 – BÀI 10
LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ácsimét và viết được công thức tính lực đẩy Ácsimét.
2. Kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng có liên quan.
3. Thái độ
- Tích cực học tập, quan sát thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Chuẩn bị TN hình 10.2 và hình 10.3 SGK.
2. Học sinh
Nghiên cứu kĩ SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 	? Nêu kết luận về áp suất khí quyển. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
3. Bài mới
 	GV: Khi kéo nước từ dưới giếng lên ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước hay nặng hơn?
 HS: Nhẹ hơn.
 	GV: Vậy tại sao lại có hiện tượng này ta sẽ tìm được câu trả lời trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu lực tác dụng lên một vật khi nhúng chìm trong chất lỏng.
GV: Làm TN như hình 10.2 SGK.
HS: Quan sát.
GV: Kết quả P1 < P chứng tỏ điều gì?
HS: Chứng tỏ có 1 lực tác dụng lên vật từ dưới lên
GV: Cho HS điền vào phần kết luận ở SGK.
HS: Dưới lên.
GV: Giảng cho HS biết về nhà bác học Acsimét.
I/ Tác dụng của chất lỏng lên một vật đặt trong nó.
C1.Chứng tỏ có 1 lực tác dụng lên vật từ dưới lên.
C2. Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Acsimét
GV: Cho HS đọc phần dự đoán ở SGK.
HS: Thực hiện.
GV:Vậy dự đoán về lực đẩy Acsimet như thế nào?
HS: Nêu ở SGK.
GV: Làm TN để chứng minh dự đoán đó.
HS: Quan sát.
GV: Hãy cho biết công thức tính lực đẩy Acsimet.
HS: FA = d.V
GV: Em hãy cho biết ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong công thức.
HS: trả lời
II/ Độ lớn của lực dẩy Ácsimét:
 1. Dự đoán:
 Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
 2. Thí nghiệm (SGK) 
 C3.
 3. Công thức tính lực đẩy Ácsimét: 
Công thức : FA = d.V 
 Trong đó:
 FA: Lực đẩy Acsimét (N)
 d : Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m2)
 V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Hoạt động 3: Vận dụng
GV: Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài?
HS: trả lời
GV: Một thỏi nhôm và 1 thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng trong 1 chất lỏng hỏi thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn?
HS: Bằng nhau.
GV: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi nhúng vào nước, một thỏi nhúng vào dầu hỏi thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn?
HS: Thỏi nhúng vào nước
III/ Vận dụng 
C4. Khi gàu còn ở dưới nước do lực đẩu của nước nên ta cảm giác nhẹ hơn.
C5. Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên 2 thỏi bằng nhau.
C6. Thỏi nhúng vào dầu có lực đẩy yếu hơn.
 4. Củng cố
 - Hệ thống lại những kiến thức mà HS vừa học.
 - Hướng dẫn HS làm BT 10.1 SBT.
5. Hướng dẫn tự học
 - Học thuộc công thức tính lực đẩy Ácsimét 
 - Làm BT 10.2 ; 10.3; 10.4; 10.5 SBT.
 - Xem bài 11. Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ácsimét.
Ngày soạn:Ngày dạy:.
TIẾT 13 – BÀI 11
THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH:
NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT.
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
 	- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ácsimét
 	 - Trình bày được nội dung thực hành
2. Kĩ năng
 	- Biết sử dụng thành thạo lực kế, bình chia độ, bình tràn.
3.Thái độ
 	- Học sinh nghiêm túc, tập trung làm TN.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành
2. Học sinh
 	Chia HS ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị:
	1 lực kế O – 2,5N
	1 vật nặng bằng nhôm
	1 bình chia độ, 1 bình nước, 1 giá đỡ, 1 khăn lau.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Thế nào là lực đẩy Acsimet?
 ? Viết công thức tính lực đẩy Acsimet?
3. Bài mới
 Chúng ta đã hiểu thế nào là lực đẩy acsimét vaàđộ lớn của nó. Để kiểm tra lại độ lớn của nó có giống như chúng ta nghiên cứu ở phần lí thuyết không, hôm nay ta vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs kẻ mẫu báo cáo thực hành 
GV: cho hs lấy mỗi em ra một đôi giấy kẻ mẫu báo cáo giống như sgk.
HS: Thực hiện
GV: Đôn đốc, hướng dẫn để hs kể được tốt hơn.
1. Đo lực đẩy acsimét
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thực hành
GV: Phát dụng cụ thực hành cho học sinh
HS: Nhận dụng cụ thực hành..
GV: Hướng dẫn hs đo trọng lượng P của vật ngoài không khí.
HS: Thực hiện
GV: Hướng dẫn đo trọng lượng P của vật ngoài không khí.
HS: Thực hiện
GV: Hướng dẫn đo trọng lượng của vật đó khi nhúng vào nước.
HS: Thực hiện và ghi vào mẫu báo cáo.
GV: Để tính lực lớn của lực đẩy ácimet 
 dùng công thức : FA= P - F.
HS: Thực hiện và ghi vào báo cáo.
GV: Cho học sinh đo thể tích vật nặng bằng bình chia độ.
HS: Tiến hành đo.
GV: Thể tích của vật được tính theo công thức V = V1 – V2
HS: Thực hiện và ghi vào mẫu báo cáo.
GV: Hướng dẫn hs cách đo trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ.
HS: Dùng công thức FA = P1 – P2.
GV: Cho hs so sánh kết quả đo P và FA. Sau đó cho hs ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
2. Đo trọng lượng phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.
Hoạt động 3: Cho hs làm bài kiểm tra thực hành 
GV: cho HS giải bài tập sau trên giấy: Một vật ở ngoài không khí nó có trọng lượng 15N nhưng khi bỏ vào nước nó có trọng lượng 10N? Tính lực đẩy ácsimét trong trường hợp này thể tích của nước bị vật chiếm chỗ.
3. Kiểm tra:
* Giải bài tập: 
 Cho biết: P1 = 15 N 
 P2 = 10 N
 Tìm : PA = ?
 Giải:
 Lực đẩy Acsimet là:
 FA = P1 - P2
 = 15 - 10 = 5 N
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả 
GV: Thu các bài báo của HS lại, thu các bài kiểm tra thực hành để đánh giá và cho điểm học sinh.
.
4. Củng cố
 	- Ôn lại những phần mà hs vừa thực hành.
5. Hướng dẫn tự học
 	- Xem kĩ các bước thực hành hôm nay
 	 - Xem trước bài 12
Ngày soạn:Ngày dạy:.
TIẾT 14– BÀI 12
SỰ NỔI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
 	- Giải thích được khi nào vật nổi, chìm.
 	- Nêu được điều kiện nổi của vật.
2.Kĩ năng
 	- Làm được TN về sự nổi của vật
3.Thái độ
 	- Tập trung, tích cực trong học tập
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
 - 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 
 - 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ, 
 - 1 ống nghiệm dựng cát, mô hình tàu ngầm.
2. Học sinh
 	- Nghiên cứu kĩ SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm 
GV: Khi một vật nằm trong chất lỏng thì nó chịu tác dụng của những lực nào?
HS: Trọng lực và lực đẩy Ácsimét
GV: Cho hs thảo luận C2
HS: Thảo luận trong 2 phút. 
GV: Trường hợp nào thì vật nổi, lơ lửng và chìm?
HS: trả lời
GV: Em hãy viết công thức tính lực đẩy Ácsimét và cho biết ý nghĩa của nó.
HS: FA = d.V
I/ Khi nào vật nổi vật chìm:
C1: Một vật nằm trong lòng chất lỏng thì nó chịu tác dụng của trọng lực P, lực đẩy Acsimét. Hai lực này cùng phương, ngược chiều.
C2: a. Vật chìm xuống
 b. Vật lơ lửng
 c. Vật nổi lên
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực đẩy của chất lỏng khi vật nổi 
GV: Làm TN như hình 12.2 SGK
HS: Quan sát
GV: Tại sao miếng gỗ thả vào nước nó lại nổi?
HS: Vì FA > P
GV: Khi miếng gỗ nổi thì trọng lượng của vật có bằng lực đẩy Ácsimét không?
HS: Bằng
GV: Cho hs thảo luận C5
HS: thảo luận 2 phút
GV: Trong các câu A, B, C, D đó, câu nào không đúng?
HS: Câu B.
II/ Độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng:
C3: Vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
C4: P = FA
C5:B
Hoạt động 3: Tìm hiểu bước vận dụng 
GV: Cho hs thảo luận C6 trong 2 phút
HS: thực hiện
GV: Hãy lên bảng chứng minh mọi trường hợp.
HS: Lên bảng chứng minh
GV: Em hãy trả lời câu hỏi đầu bài?
GV: Y/cầu HS làm C8.
HS: Nổi
GV: Hướng dẫn hs trả lời tiếp câu C9
III/ Vận dụng:
C6: - Vì V bằng nhau.
 Khi dv >dl: Vật chìm.
 CM: Khi vật chìm thì:
FA < P ó dl.V < dv.V
 dl < dv
 Tương tự chứng minh:
 dl = dv
 và dv< dl
C7: Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Chiếc thuyền bằng thép nhưng người ta làm các khoảng trống để TLR nhỏ hơn TLR của nước.
C8: Bi sẽ nổi vì TLR của thủy ngân lớn hơn TLR của thép.
C9.
 4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức của bài.
- Hướng dẫn hs giải BT 12.1 SBT.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ SGK
- Làm BT 12.2; 12.3; 12.4; 12.5  SBT.
- Xem lại cách giải thích các lệnh C.
- Xem trước bài sắp học: “Công cơ học”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 12 1314.doc