Giáo án Văn học địa phương 8

Giáo án Văn học địa phương 8

 Bài 1 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG THANH HOÁ

* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh:

 - Tìm hiểu và lập được bảng kê các danh từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương.

- Nắm được một số cách xưng hô phổ biến ở địa phương và cách xưng hô độc đáo ở những địa phương khác, các từ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động.

- Nhận biết từ địa phương trong tác phẩm văn học và biết sử dụng từ địa phương đúng lcú đúng chỗ để tăng hiệu quả biểu đạt trong quá trình giao tiếp.

*CHUẨN BỊ:

- GV giao bài tập (trang 15) để HS chuẩn bị trước ở nhà.

- Bài này lượng kiến thức nhiều, GV có thể điều chỉnh thời gian cho phù hợp.

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV ổn định những nền nếp bình thường

- Kiểm tra: Chuẩn bị bài của HS

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn học địa phương 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8
	Bài 1 	từ ngữ địa phương Thanh Hoá
* Mục tiêu cần đạt 	 Giúp học sinh:
 - Tìm hiểu và lập được bảng kê các danh từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương.
- Nắm được một số cách xưng hô phổ biến ở địa phương và cách xưng hô độc đáo ở những địa phương khác, các từ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động.
- Nhận biết từ địa phương trong tác phẩm văn học và biết sử dụng từ địa phương đúng lcú đúng chỗ để tăng hiệu quả biểu đạt trong quá trình giao tiếp.
*Chuẩn bị:
- GV giao bài tập (trang 15) để HS chuẩn bị trước ở nhà.
- Bài này lượng kiến thức nhiều, GV có thể điều chỉnh thời gian cho phù hợp.
* tiến trình lên lớp
	a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ
- GV ổn định những nền nếp bình thường
- Kiểm tra: 	Chuẩn bị bài của HS
	- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
GV cho HS điền vào ô trống những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích tương ứng với những từ ngữ toàn dân.
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp góp ý, bổ sung.
i. từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, 
 thân thích.
1. Được dùng ở địa phương.
Ví dụ: - cha (bố, bác, cậu, ba...)
	- Bác (chị gái của cha) có nơi gọi là cô,
 o, bá.
	- Bác (chị gái của mẹ) có nơi gọi là già,
 dì, bá
	...
2. Tìm trong các ví dụ
a. thầy (bố, cha) 
b. hĩm (bé gái, còn nhỏ)
- GV cho HS rút ra Ghi nhớ (trang 11)
* Ghi nhớ (trang 11)
Trong lớp từ chỉ quan hệ thân thiết ruột thịt, ngoài việc dùng TĐP, người Thanh Hóa còn có những từ dùng riêng trong giao tiếp (bố, thầy, cậu, mợ, o, dượng...)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các từ ngữ xưng hô ở Thanh Hoá.
GV cho HS đọc và tìm các từ ngữ xưng hô trong các bài thơ, ca dao Thanh Hoá (trang 11, 12)
Học sinh đứng tại chỗ trả lời, lớp góp ý - GV bổ sung.
ii. Từ ngữ xưng hô
a. Từ o (chỉ con gái, thân mật)
b. Từ choa (số nhiều, ý tự tin)
c. Từ choa (số nhiều)
d. Từ mống (chỉ người - giống đứa, có ý coi thường).
e. Cô nhiêu (cô gái mới về nhà chồng, ý nghĩa thân thiết).
Trong từ "o" có trong phương ngữ Trung bộ.
- GV cho HS rút ra Ghi nhớ về từ ngữ xưng hô.
* Ghi nhớ: (trang 13)
Từ ngữ xưng hô trong TĐP Thanh Hoá rất phong phú, được dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày, trong sáng tác văn học - đặc biệt trong sáng tác VHDG.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động.
- GV cho HS đọc và tìm trong các ví dụ.
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, góp ý. GV bổ sung.
- GV cho HS tìm các từ ngữ địa phương chỉ sự vật mà các em biết.
iii. Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động.
1.Tìm trong các ví dụ sau (trang 13, 14).
a. tép riu (tép nhỏ, ý coi thường)
b. chè lam, bánh tro (đặc sản Thọ Xuân)
c. Sở (liệu, ý coi thường)
d. cả (lớn, ý tự tin)
e. khua luống (xem chú thích)
2. Tìm trong đời sống giao tiếp hàng ngày 
Ví dụ: Kha (con gà)
	lọ (lúa)
- GV cho HS rút ra Ghi nhớ về từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động.
* Ghi nhớ (trang 14)
Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động phản ánh đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội... của địa phương.
Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập.
GV cho HS trình bày các bài tập. Lớp góp ý, GV sửa chữa, bổ sung.
iv. luyện tập
1. HS sưu tàm các từ địa phương mà các em biết.
2. Từ bở hơi (mệt, nhọc, không chịu được...). Không thể thay thế thì phổ thông được vì yêu càn gieo vần, lại không phù hợp với phong cách ca dao.
3. Viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương: Yêu cầu các từ ngữ địa phương có phải rõ nghĩa, số lượng vừa phải.
4. Dùng từ địa phương
- Mặt tích cực: thể hiện được bản sắc địa phương (1 vùng, 1 xã, 1 huyện...)
- Mặt tiêu cực: Có lúc gây khó khăn trong giao tiếp.
	c. hướng dẫn học ở nhà
- Nắm các nội dung ghi nhớ về từ địa phương và cách sử dụng từ ngữ địa phương.
- Bổ sung vào Sổ tay chính tả
- Chuẩn bị bài 2: Nhìn chung văn học viết Thanh Hoá thời Trung đại.
Bài 2 	Nhìn chung văn học viết Thanh Hoá 
 thời Trung đại
* Mục tiêu cần đạt	 Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được tiến trình VHTĐ Thanh Hoá (các thời kỳ, thể loại, tác giả tác phẩm, nội dung, nghệ thuật).
- Thấy được nét riêng của VHTĐ Thanh Hoá trong dòng chảy của VHTĐ Việt Nam
* Chuẩn bị
GV đọc thêm tài liệu, giao cho HS chuẩn bị trước bài tập ở nhà.
* tiến trình lên lớp 
A. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ
- Giáo viên ổn định những nề nếp bình thường
- Kiểm tra 	+ bài về từ ngữ địa phương Thanh Hóa 
 	+ Chuẩn bị bài mới của học sinh
Giáo viên chuyển tiếp giới thiệu bài mới.
b. tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiến trình VHTĐ Thanh Hoá.
GV cho học sinh đọc các mục 1, 2, 3, 4 trong tài liệu (trang 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25).
Do nội dung mới, học sinh am hiểu chưa nhiều nên giáo viên cố gắng giải, khắc sâu các tác giả - tác phẩm của từng giai đoạn phát triển của văn học trung đại Thanh Hoá. 
Giáo viên nhấn mạnh những ý chính để học sinh ghi chép được.
i. tiến trình vhtđ thanh hoá.
1. Thời kỳ mở đầu, sau sự nghiệp dựng nước của các vua Hùng và An Dương Vương.
- Nền văn học của dân tộc chủ yếu là VHDG.
- ở Thanh Hoá có tiến sĩ Khương Công Phụ (quê Yên Định), còn một bài thơ chữ Hán là Bạch Vân chiếu Xuân Hải (Trăng rọi bên biển xanh), làm quan đời Đường Đức Tông (780 - 804).
2. Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (thời kì phong kiến độc lập tự chủ).
Có một số tác giả mà cuộc đời và sự nghiệp sáng tác gắn bó với quê hương làm nên diện mạo văn học Thanh Hoá, đồng thời cũng là những gương mặt tiêu biểu của văn học nước nhà. Đó là: 
- Ngô Chân Lưu (930 - 1011) người huyện Tĩnh Gia. Tác phẩm còn lại là bài Vương Lang Quy. (Chàng Vương trở về).
- Lê Quát (học trò xuất sắc của Chu Văn An, người huyện Đông Sơn). Ông còn lại 7 bài thơ và 1 bài văn bia.
- Hồ Quý Ly (1336- ?) người huyện Hà Trung 
+ Một ông vua với nhiều công sức xây dựng thành nhà Hồ.
+ Có nhiều cải cách tiến bộ, trong đó có chủ trương dùng chữ Nôm làm chữ của nước ta.
+ Hiện còn 5 bài thơ, tiêu biểu là bài Trả lời người phương Bắc hỏi về phong tục nước An Nam, thể hiện tinh thần tự hào dân tộc.
	Phong tục vốn thuần lương
	Lễ nhạc như Tiền Hán
	Y quan giống Thịnh Đường.
- Hồ Nguyên Trừng (Con trai Hồ Quý Ly).
Tác phẩm: Nam Ông mộng lạc (viết trong mộng của ông người nước ngoài) khi ông bị bắt sang Trung Quốc - Tác phẩm là nỗi lòng nhớ quê hương đất nước và ca ngợi những bậc hiền tài như Lê Phụng Hiểu (người Hoằng Hoá).
- Nguyễn Mộng Tuân (người huyện Đông Sơn cùng đỗ Tiến sĩ với Nguyễn Trãi. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi. Hiện còn 41 bài phú, 143 bài thơ. Những bài nổi tiếng như: Lam Sơn giai khí phú, Chí Linh sơn phú, Lam Sơn phú...
- Đào Duy Từ (1572 - 1634) người huyện Tĩnh Gia. Ông có công giúp chúa Nguyễn củng cố và mở mang bờ cõi phía Đàng Trong. Ông có nhiều tài năng về quân sự, chính trị.
Tác phẩm: Ngoạ Long Cương vãn, Tư Dung vãn, Hổ trướng khu cơ (bộ binh thư sau Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn).
 - Lê Thánh Tông (1442 - 1497): Một ông vua anh minh, chủ soái của Hội Tao đàn (28 nhà thơ). Tác phẩm, có: tập Lam Sơn lương thuỷ phú và một số bài thơ khác.
- Còn có Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Cảnh... đã viết Song tinh bất dạ, 
Truyện Phương Hoa, Truyện Từ Thức...
3. Nửa sau thế kỷ XIX : Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên đánh Pháp.
a. Từ giữa thế kỷ XIX đến trước Cần Vương (1885).
Có Nhữ Bá Sỹ (1788 - 1867) quê Hoằng Hoá. Ông đã dâng kế sách "bình Tây" (đánh Tây) và còn lại hơn ba trăm bài thơ vịnh (Việt sử tam bách vịnh).
b. Thời kỳ 185 khi bắt đầu phong trào Cần Vương đến gần hết thế kỷ (văn học Cần Vương).
Các sỹ phu yêu nước, đồng thời cũng là những người có tâm hồn nghệ sỹ: Phạm Bành (Hà Trung), Tống Duy Tân (Vĩnh Lộc), Nguyễn Xuân (Hoằng Hoá), Hoàng Bật Đạt (Thiệu Hoá), Nguyễn Đôn Tiết...
Văn thơ thời kỳ này tràn đầy âm hưởng bi hùng với sự nở rộ của cảm thán, thuật hoài, ký thác, khóc bạn, viếng bạn. (Xem TL trang 22, 23).
c. Sau phong rào Cần Vương là phong trào tìm đường cứu nước mới theo hướng tư sản.
Các tác giả xuất thân Nho học, có quan hệ thân thuộc với thế hệ trước. Đó là Nhữ Kiểm, Nhữ Tham Hối, Nguyễn Đôn Dự... Vì vậy, xuất hiện xu hướng văn học Đông Du, Duy Tân của cách mạng tư sản dân quyền. Nhưng rồi cuối cùng họ không gặp được hoạt động xuất dương của nhà cách mạng Phan Bội Châu khởi xướng, họ quay về làm nhà Nho buổi mạt kỳ chứa chất tâm sự yêu nước ngậm ngùi.
4. Các tác giả tỉnh ngoài viết về Thanh Hoá
- Pháp Bảo (nhà sư) viết văn bia ghi công đức của Lý Thường Kiệt tại chùa Linh Xứng (Hà Trung).
- Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370) viết về cửa Thần Phù (Nga Sơn).
- Phạm Sư Mạnh (?) làm thơ về núi Vân Hoàn (Nga Sơn).
- Trần Nguyên Đán (1325 - 1390) viết về nhà Đinh, nhà Lê.
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442) viết nhiều về Thần Phù, Hàm Rồng, Lam Sơn, Lê Lợi, Hồ Quý Li...
Hoạt động 2:
GV có thể cho HS trao đổi về tình hình VHTĐ Thanh Hoá
ii. Một số nét chủ yếu của VHTĐ Thanh Hoá.
- VHTĐ Thanh Hoá đã có một diện mạo, một tiến trình với những đặc điểm khu biệt nhất định. Nổi bật là 2 phong trào văn học lớn: Văn học Lam Sơn và văn học Cần Vương.
- Hai phong trào VH này cùng có chung đặc sắc dân gian và bác học song hành trong công cuộc chống ngoại nên cùng cảm xúc xả thân vì độc lập dân tộc, ca ngợi những con người có công trong nghiêp giành độc lập chủ quyền quốc gia.
Hoạt động 3: Tổ chức luyện tập.
GV hướng dẫn HS trao đổi các bài tập.
HS đứng tại chỗ trình bày. GV bổ sung.
iii. luyện tập
1. VHTĐ Thanh Hoá được hiểu là một nền VH vừa có nét riêng vừa hoà vào dòng chảy chung của VH dân tộc: Phản ánh cuộc đấu tranh chống xâm lược và tự hào dân tộc (cả về cấu tạo và tiến trình). 
2. Những đặc điểm nổi bật của VHTĐ Thanh Hoá:
- Tác giả: Nhà Nho, sĩ phu yêu nước...
- Thể loại: Chủ yếu là thơ, văn bia, phú....
- Nội dung: cảm hứng thiên nhiên, yêu nước.
	C.Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm vứng tiến trình và đặc điểm VHTĐ Thanh Hoá.
- Tìm hiểu hai bài đọc thêm.
- Chuẩn bị bài 3: Đọc - hiểu một trong hai bài thơ hiện đại là Hoa lúa (Hữu Loan) và Thuyền than lại đậu Bến Than (Anh Chi).
Đọc thêm thơ trung đại
Văn bản 	 trả lời người phương bắc 
 	 nói về phong tục an nam
	(Hồ Quý Ly)
gợi ý đọc - hiểu
1. Về tác giả (xem bài khái quát, nhấn mạnh tư thế Hồ Quý Ly - một ông vua với tinh thần cải cách mạnh mẽ vì sự tồn tại và phát triển của dân tộc.
2. Về bài thơ
- Đọc âm Hán, bản dịch nghĩa, bản dịch thơ.
- Với hình thức kết hợp tự sự và trữ tình (người hỏi) người trả lời và cảm xúc người trả lời), qua sáng tạo của tác giả - người trả lời - trả lời về:
+ Phong tục (thuần hậu - những phong tục đẹp, nhân văn).
+ áo mũ (giống nhà Đường)
+ Lễ nhạc (giống nhà Hán)
+ Bình rượu, dao vàng, cá vẩy, đào mận, mùa xuân... thể hiện lòng  ... ống tay, những dày dày thuyền ken đ càng cho ta thấy rõ hơn hoàn cảnh tác giả viết bài thơ này. Có một âm hưởng trầm buồn, một chút suy tư trong khổ thơ thứ nhất.
2. Cảm nhận về cuộc đời và con người
- Em có thể tóm tắt câu chuyển nhỏ qua ba khổ thơ?
- Ba khổ thơ tiếp là câu chuyện nhỏ được tác giả kể lại bằng thơ: chàng trai chèo thuyền và cô gái trên bờ hò vọng xuống để chàng trai thổn thức yêu thương và đã lên bờ cùng cô gái...
- Hình ảnh con thuyền, chàng trai và cuộc sống nơi Bến Than?
- Lời thương của cô gái và sự thay đổi cuộc đời họ ? Thông qua từ ngữ, hình ảnh nào? biện pháp tu từ gì?
- Con thuyền nhem nhẻm; con sào cong cong, vít vổng; cái bến thì đục và một chàng trai.
Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá cho ta hình dung cuộc sống lao động vất vả của người con trai chèo thuyền ở Bến Than. Nhưng khi nghe giọng hò ơ hờ, xa xôi cũng đã làm nao lòng anh: 
	 Con sào cảm động cong cong
Cũng vít vổng và cũng mong lên bờ.
- Lời thương mỏng mảnh ngoi ngoi; như rơi như chìm. Một câu hò thôi giữa vùng sông nước mà làm xao động, thay đổi cả bến bờ, thay đổi số phận và cuộc đời họ. Không còn thấy người con trai và cũng bởi cô gái" còn hò nữa đâu"?
Nhịp điệu khổ thơ nhanh hơn, rộn ràng như 
niềm vui của tác giả muốn chia sẻ cùng tình yêu của họ.
- Em có nhận xét gì về khổ thơ cuối và khổ thơ đầu?
Em hiểu ý tứ của tác giả ở khổ thơ cuối là gì?
HS trao đổi GV bổ sung ý này.
3. Dư âm một câu hò
- Khổ thơ đầu và cuối cùng nói về câu ca dao xưa, Bến than sương đêm. Nhưng ở khổ đầu: sương đậm, đêm che khuất những dày dày thuyền ghe.
Còn ở khổ cuối: sương đậu, bến than đêm mỉm cười.
ở đây có sự thay đổi về số phận con người và cuộc sống hạnh phúc.
- Khổ thơ cuối với hình ảnh tươi sáng về dư âm một câu hò làm óng ả cà màu ban đêm, bên Than đêm cũng mỉm cười... là niềm vui của tác giả trước cuộc sống mới, sức sống mới.
- GV cho HS rút ra Ghi nhớ.
* Ghi nhớ
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của những người lao động ở vùng Bến Than.
- sự cảm nhận tinh thế của tác giả: cảm nhận từ một câu hò, một câu chuyện tình duyên của người lao động, cảm nhận về sức sống mới...
- Thể thơ lục bát nhuần nhị trong sáng. Tuy nhiên có lúc tác giả có những "phá cách" trong việc sắp xếp vần điệu bằng - trắc... để gây sự chú ý:
	+ Ai hò ... một câu ấy thôi
	+ Một câu mà sao lạ chưa
	+ Một câu, dư âm một câu...
	c. hướng dẫn học ở nhà
- Thuộc bài thơ, nắm phần Ghi nhớ.
- Viết đoạn văn ngắn về cảm nhận của em.
- Chuẩn bị bài 4: Nhà hàng hải của Đặng ái
Bài 4
	Văn bản	nhà hàng hải
	(Đặng ái)
	* Mục tiêu cần đạt	 Giúp học sinh:
- Thấy được lối kể chuyện hấp dẫn của trí tưởng tượng phong phú về mơ ước của một HS muốn trở thành nhà hàng hải. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một lời khuyên: HS phải học đều ở tất cả các môn học.
- Giọng văn tự sự kết hợp với chất trữ tình làm cho câu chuyện có sức hấp dẫn riêng đối với bạn đọc nói chung và HS phổ thông nói riêng.
* Chuẩn bị
GV cho HS tóm tắt truyện, chuẩn bị các câu hỏi phần bài tập (TL trang 57).
* Tiến trình lên lớp
	a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ
- GV ổn định những nền nếp bình thường
- Kiểm tra 	+ Bài thơ Hoa lúa hoặc Thuyền Than lại đậu Bến Than 
	+ Việc chuẩn bị bài mới.
- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới.
	b. tổ chức đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
- GV cho HS đọc phần giới thiệu về tác giả.
- GV cho HS trình bày phần tóm tắt truyện đã được chuẩn bị ở nhà.
- GV cho HS trình bày bố cục truyện ngắn này.
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét. GV góp ý, bổ sung.
i. tìm hiểu chung
1. Tác giả (xem TL trang 57)
2. Tóm tắt truyện:
Truyện kể về HS lớp 5B (lớp 6 bây giờ) và thầy giáo gì dạy môn Địa lý.
Trong lớp mỗi HS một sở thích, một ước mơ. Riêng Thái Văn Trừng rất thích Địa lý và mơ nước thành nhà hàng hải. Vì vậy Trừng (nhân vật "tôi") chỉ tập trung học giỏi môn Địa lý, các môn khác rất yếu kém. Trong trò chơi Địa lý, Trừng được giao làm thuyền trưởng dẫn khách đi "du lịch" qua mô hình. Lúc đầu mọi 
việc diễn ra suôn sẻ, hứng thú. Rồi tàu gặp sự cố: gió bão, trôi dạt, biển đêm, "khách" say sóng... Vì không đủ kiến thức về Ngoại ngữ, Toán học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Văn học, Thể dục... nên nhà hàng hải Thái Văn Trừng đã không xử lý được... Chính sự cố ấy là một bài học sâu sắc cho HS lớp 5B, cho Thái Văn Trừng mà thầy giáo già một lần nữa ôn tồn nhắc nhở các em.
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến "Chinh phục đại dương" (ước mơ trở thành nhà hàng hải).
- Phần 2: Từ "Giờ Địa lý đầu tiên" đến "Thầy dừng lại, bước xuống" (Môn Địa lý và nhà hàng hải trong trò chơi Địa lý).
- Phần 3: Còn lại, từ Bọn chúng tôi..." đến hết.
(Quyết tâm thực hiện mơ ước của Thái Văn Trứng).
Hoạt động 2. Tổ chức đọc - hiểu văn bản.
- GV cho HS trao đổi nội dung: Nhận xét về sở thích và mơ ước của các bạn HS lớp 5B và nhận vật "tôi".
- Nhân vật "tôi" được thể hiện trong truyện ngắn này như thế nào?
HS làm việc theo nhóm. Nhóm cử đại diện trình bày. Lớp bổ sung. GV nhận xét và kết luận.
ii. đọc - hiểu
1. Nhân vật "tôi"- học sinh Thái Văn Trừng
a. Ước mơ trở thành nhà hàng hải
- Sở thích riêng, mơ ước riêng của mỗi bạn, đều rất hồn nhiên (tranh cãi nhau cũng rất hồn nhiên).
- Nhân vật "tôi" thích Địa lý vì cho rằng các nhà hàng hải đều thích môn này, nhân vật "tôi" thích chinh phục đại dương...
- Đây là những ước mơ chân chính.
b. Là một "cây" Địa lý của lớp
- Giờ Địa lý đầu tiên: hồi hộp, sợ toát lạnh sống lưng, sau ấm lên vì bàn tay âu yếm của thầy.
- Hứa quyết tâm trở thành "cây Địa lý". Nhiều điểm 9, 10 (chỉ không có điểm 11).
- Hãnh diện, lòng dặn lòng càng cố gắng. "Tôi" trở thành niềm tự hào của thầy, của lớp.
- Nhưng "tôi" đã học lệch. Các môn khác yếu kém. Cuộc tranh luận gay gắt của lớp về việc học lệch trong đó có nhân vật "tôi". Thầy đã không hài lòng, đã nhắc nhở cả lớp và "tôi".
c. Trong trò chơi Địa lý: tôi được giao nhiệm vụ làm "người thuyền trưởng":
+ Lúc đầu suôn sẻ
+ Tàu gặp sự cố: Mọi yếu kém do học lệch được bộc lộ (Ngoại ngữ, Toán học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Văn học, Thể dục...) 
- Chỉ giỏi môn Địa lý đã không giúp "tôi" khắc phục được sự cố.
- "Tôi " xấu hổ vì những yếu kém của mình: "Tôi đã biết muốn thành nhà hàng hải người ta phải chuẩn bị cho mình những gì và chuẩn bị như thế nào rồi..."
Đây là sự thất bại đối với nhân vật "tôi", một bài học xương máu cho sự học lệch, thiếu kiến thức chung.
- Cuối truyện, nhân vật "tôi" sau thất bị, đã khó đã ân hận. Và "tôi" hứa quyết tâm với mình, với mọi người sẽ trở thành nhà hàng hải thực sự, lúc đó em sẽ đến cám ơn thầy. 
- Em suy nghĩ gì về nhân vật thầy giáo già trong truyện?
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp góp ý. GV bổ sung.
2. Nhân vật thầy giáo già
- Gần 60 tuổi, giản dị, mẫu mực trong ăn mặc, đi đứng, tác phong; biết trân trọng học sinh dù các em còn nhỏ (gọi HS bằng anh, chị). Gần gũi, thân mật với HS.
- Mong muốn HS học giỏi và nối tiếp các môn học, các ngành. Thầy yêu môn Địa lý và muốn truyền tình yêu ấy đến HS: Thầy nói về môn Địa lý rất say sưa (khám phá các hành tinh, đi
các đại dương, khám phá tài nguyên, nguồn gốc loài người...)
- Thầy vui khi HS tiến bộ, buồn khi HS chưa giỏi. Trong trò chơi Địa lý, cảm xúc của thầy rất rõ. Thầy giáo cho HS Thái Văn Trừng phụ trách - niềm vui và lo lắng của thầy trước từng cử chỉ của "người thuyền trưởng". Thầy sẵn sàng chỉ bảo, nâng đỡ HS "người thuyền trưởng" còn nhiều lúng túng này. Đó chính là sự độ lượng, bao dung của thầy.
- Thầy mong HS học giỏi và cũng nhắc HS không được học lệch (từ bài học của "nhà hàng hải" tương lai.
Hoạt động 3. Tổ chức luyện tập.
GV tổ chức cho HS luyện tập 2 nội dung sau:
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn này ?
HS làm việc theo nhóm cử đại diện trả lời. Lớp góp ý. GV bổ sung.
iii. luyện tập
1. Nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn này là:
- Kết cấu truyện rõ ràng (3 phần)
- Tình tiết truyện phong phú, hấp dẫn phù hợp với cuộc sống sinh hoạt và tâm lý của HS phổ thông.
- Tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét (nhân vật "tôi" hồn nhiên, nông nổi, giàu ước mơ và cũng giàu cảm xúc. Nhân vật thầy giáo già đúng mực, ngay ngắn, tin ở học sinh độ lượng...)
- Nhiều đoạn văn giàu chất trữ tình: đoạn nói về môn Địa lý (trang 44 - 45), đoạn nói về các vùng đất, các địa danh mà tàu đi qua (trang 50, 51, 52).
- Cảm xúc của em về nhà trường khi đọc truyện ngắn này? HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung.
2. Cảm xúc của em về nhà trường
- Nhà trường là nơi trang bị kiến thức văn hoá một cách toàn diện thông qua những thầy cô giáo tài giỏi và tâm huyết. Vì vậy không nên học tủ, học lệch.
- Nhà trường cũng là nơi để các em được rèn luyện thực hành. Vì vậy các em phải quan tâm cả việc học lý thuyết và cả việc thực hành.
	c. hướng dẫn học ở nhà
- Nắm vững tóm tắt truyện và những nét nổi bật của nhân vật thầy giáo, nhân vật "tôi" và đặc sắc nghệ thật của truyện.
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra về kiến thức Ngữ văn địa phương lớp 6, lớp 7, lớp 8.
Bài 5: Kiểm KRA KIếN THứC NGữ VĂN ĐịA PHƯƠNG
* MụC TIÊU CầN ĐạT	 Giúp học sinh:
- Thể hiện những hiểu biết về kiến thức Ngữ văn địa phương đã được học qua 3 năm (lớp , 7, 8).
- Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng trình bày vấn đề (qua phần tự luận) hoặc kỹ năng trả lời (phần trắc nghiệm).
* Chuẩn bị
Các tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn xây dựng một kế hoạch ôn tập, hệ thống hoá kiến thức về Ngữ văn địa phương mà các em đã được học.
Có thể ra một số đề ( cả trắc nghiệm và tự luận) để HS làm quen với bài làm về Ngữ văn địa phương.
các nội dung cần ôn tập, hệ thống hoá
i. Phần văn học
1. Văn học dân gian Thanh Hoá
- Ca dao Thanh Hoá: Một số bài ca dao nói về đất và người Thanh Hoá.
- Chuyện cổ dân dan Thanh Hoá đặc điểm, thể loại, đóng góp, chuyện Phương Hoa...
2. Văn học viết Thanh Hoá thời Trung đại
- Tiến trình phát triển, đóng góp 
- Một số bài thơ Trung đại của Hồ Quý Ly, Nhữ Bá Sỹ
3. Văn học hiện đại Thanh Hoá
- Thơ: Tiếng đàn bầu, Kính tặng mẹ, Làng cò, Ve sầu, Người già, Lời cây buồm, Mẹ ra Hà Nội, Hoa lúa, Thuyền than lại đậu Bến Than.
- Truyện: Nhà hàng hải
ii. Tiếng Việt
1. Đặc điểm tiếng địa phương Thanh Hoá
2. Từ ngữ địa phương Thanh Hoá
3. Chữa lỗi nói sai, viết sai do tiếng địa phương.
iii. Tập làm văn
Trên cơ sở lý thuyết về văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh các em đã được học, GV có thể vận dụng vào thực hành.
Ví dụ: - Thuyết minh về một tác phẩm văn học địa phương mà em thích nhất.
	- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học địa phương...
* tổ chức thực hiện
- Có thể làm bài kiểm tra lớp 1 tiết.
- Có thể giao về nhà. Thời gian 1 tiết trên lớp để hướng dẫn thêm cho HS vì có những bài rất dài, không thể dạy trong một tiết được. Tuy nhiên phải được nhà trường và tổ chuyên môn thông qua.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN HOC DIA PHUONG 8.doc