Giáo án Văn 8 - Tuần 12 - Trường Cửu Long

Giáo án Văn 8 - Tuần 12 - Trường Cửu Long

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

· Xác định được quyết tâm phòng chống thuộc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với cá nhân, cộng đồng.

· Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

· Tiếp tục cho học sinh nắm vững quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.

· Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.

B. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

· Bao bì ni-lông có những tác hại gì?

· Những giải pháp hạn chế tác hại của bao ni-lông?

· Em có nhận xét gì về cách lập luận trong văn bản?

3. Giới thiệu bài mới

Thuốc lá là một chủ đề được các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay thường xuyên đề cập đến. Nhiều công trình nghiên cứu đã ngày càng làm rõ tác hại ghê gớm của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với đời sống con người. Vậy, bài “Ôn dịch, thuốc lá” sẽ giúp ta hiểu thêm về vấn đề đó.

 

doc 23 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Văn 8 - Tuần 12 - Trường Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Văn 8
Trường: Cửu Long
Tuần 12 – Bài 12
Tiết 45:	Văn bản:	ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Xác định được quyết tâm phòng chống thuộc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với cá nhân, cộng đồng.
Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.
Tiếp tục cho học sinh nắm vững quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
Bao bì ni-lông có những tác hại gì?
Những giải pháp hạn chế tác hại của bao ni-lông?
Em có nhận xét gì về cách lập luận trong văn bản?
Giới thiệu bài mới
Thuốc lá là một chủ đề được các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay thường xuyên đề cập đến. Nhiều công trình nghiên cứu đã ngày càng làm rõ tác hại ghê gớm của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với đời sống con người. Vậy, bài “Ôn dịch, thuốc lá” sẽ giúp ta hiểu thêm về vấn đề đó.
Tiến trình bài giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
HOẠT ĐỘNG I: Hướng dẫn đọc (đọc chậm rãi, to, rõ, giọng thuyết minh, lưu ý dừng lại lâu hơn ở cuối mỗi phần)
HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu chú thích (chú ý chú thích 1, 2, 3, 5, 6, 9, đặc biệt là 1, 9)
HOẠT ĐỘNG III: Tìm hiểu nhan đề của văn bản
Tại sao tác giả lại dùng dấu phẩy giữa 2 từ: “Ôn dịch” và “Thuốc lá”? Nếu không có dấu phẩy thì sắc thái ý nghĩa có gì khác?
HOẠT ĐỘNG IV: Tìm hiểu bố cục và phân tích văn bản
GV: Văn bản được chia mấy phần? Ý mỗi phần?
HS: (4 phần: 
Phần 1: “Từ đầu... năng hơn cả AIDS” à nêu vấn đề
Phần 2: “Ngày trước... sức khỏe cộng đồng” à Tác hại của thuốc lá đối với người hút
Phần 3: “Có người bảo... nêu gương xấu” à Tác hại của thuốc lá đối với người xung quanh.
Phần 4: Còn lại à Lời kêu gọi và biện pháp ngắn ngừa ôn dịch thuốc lá.
ĐỌC PHÂN TÍCH
HS: Đọc lại đoạn 1
GV: Tác giá so sánh ôn dịch thuốc lá với những đại dịch nào? So sánh như thế có tác dụng gì?
HS: – Ôn dịch thuốc lá so sánh với nghiện ma túy và AIDS
 – Gây chú ý đến người đọc, tạo sự ngạc nhiên và tạo thuận lợi cho phần tiếp theo.
HS: Đọc đoạn 2
GV: Tại sao tác giá lại dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá?
HS: Trong đánh giặc: cái chết dễ nhận biết
Thuốc lá: Cái chết gặm nhấm từ từ, không dễ kịp nhận biết, tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội.
GV: Qua cách nói của Trần Hưng Đạo, tằm và dâu được ví với những gì? Nhận xét về cách so sánh này?
HS: Dâu: sức khỏe con người
 Tằm: khói thuốc lá, thuốc lá.
Cách ví này gây ấn tượng mạnh, dùng lối so sánh của vị thiện tài quân sự để thuyết phục người nghe.
GV: Thuốc lá, khói thuốc lá gây tác hại trực tiếp đối với người hút?
HS: Viêm phế quản, ung thư, nhồi máu cơ tim, nêu gương xấu.
HS: đọc đoạn 3
GV: Ngoài tác hại trực tiếp đối với người hút, thuốc lá, khói thuốc lá còn có tác hại thế nào đối với người xung quanh?
HS thảo luận: Nhiễm độc, đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư, thai nhi bị nhiễm độc
GV: Do ảnh hưởng của khói thuốc lá, thuốc lá đối với người hút và người xung quanh, theo thời gian xã hội bị ảnh hưởng rất nghiệm trọng về sức khỏe con người, về tiền của. Ngoài ra nó còn làm ảnh hưởng đến đạo đức con người và việc giáo dục trẻ em, dễ dàng dẫn đến ma túy, trộm cắp, phạm tối, nghiện ngập. Đó là lời cảnh báo của tác giá xuất phát từ thực tiễn chứ không phải là lời nói suông.
HS: đọc đoạn 4
GV: thấy được tác hại của thuốc lá, người ta đã làm gì để chống lại nạn ôn dịch này?
HS: – Phạt nặng đối với người hút
 – Chiến dịch chống lại tệ hút thuốc lá.
 – Có biện pháp ngắn ngừa, hạn chế quyết liệt trong và ngoài nước.
GV: Vì sao tác giá so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu, Mỹ trước khi đưa ra kiến nghị?
HS: Nước ta nghèo nhưng hút thuốc lá tương đương với họ. Biện pháp chưa quyết liệt.
GV: Sự so sánh phần này của văn bản vừa có tác dụng làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều đã thuyết minh ở phần trên, vừa tạo đà thuận lợi, vững chắc cho lời phán xét cuối cùng của tác giả.
HOẠT ĐỘNG V: Luyện tập
Bài tập 1, 2 trang 122
Củng cố: Nêu những tác hại của thuốc lá.
Đọc thêm (trang 122, 123)
Dặn dò: Thuộc bài, soạn bài “Câu ghép” (tiếp theo)
GHI BẢNG
Tìm hiểu chú thích (SGK)
Đọc hiểu văn bản
Nhan đề
Dấu phẩy: nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm.
Tác hại của thuốc lá đối với người hút
Viêm phế quản, ung thư, nhồi máu cơ tim, nêu gương xấu.
Tác hại của thuốc lá đối với người xung quanh
Nhiệm độc, đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư, thai nhi bị nhiệm độc.
Lời kêu gọi và biện pháp ngắn ngừa
Phạt nặng đối với người hút
Chiến dịch chống tệ hút thuốc lá
Ngắn ngừa, hạn chế trong và ngoài nước
Tổng kết
Ghi nhớ: (SGK trang 122)
Luyện tập: 
Bài tập: 1, 2 / 122
Trắc nghiệm: Bài “Ôn dịch, thuốc lá” thuộc kiểu văn bản nào sau đây (hình thức):
Tự sự
Thuyết minh
Miêu tả
Nghị luận
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 12
	Tiết: 	CÂU GHÉP
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
Thế nào là câu ghép? Cho 2 ví dụ
Câu sau có bao nhiêu kết cấu C – V, câu này có phải là câu ghép không? Tại sao?
Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.
Giới thiệu bài mới
Ở bài học trước, các em đã tìm hiểu thế nào là câu ghép? Và câu ghép có những kiểu quan hệ gì? Chúng được đánh dấu bằng những phương tiện nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay
HOẠT ĐỘNG I: Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
HS: Đọc câu 1, 2 /123 SGK
Quan hệ nguyên nhân hệ quả (câu 1)
Quan hệ điều kiện (giả thiết), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, giải thích,...
GV: Em hãy đặt câu với các kiểu quan hệ mà em biết.
HS: Hễ trời mưa to thì đường lầy ngập nước.
GV: Câu trên là câu ghép có quan hệ ý nghĩa gì giữa các vế câu?
HS: Quan hệ điều kiện (giả thiết)
GV: Hãy nhận xét mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
HS: Quan hệ ý nghĩa chặt chẽ giữa vế trước và vế sau. Ví dụ vế đầu nêu điều kiện thì vế sau nêu hệ quả.
Þ GV: Vậy trong câu ghép không chỉ có một mối quan hệ ý nghĩa mà ta thường bắt gặp nhiều mối quan hệ ý nghĩa khác nhau và giữa các vế trong câu ghép ý nghĩa của chúng có quan hệ rất chặt chẽ.
HOẠT ĐỘNG II
GV: Ghi ví dụ lên bảng
Cô tôi chưa hết câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
Em hãy nhận xét câu ghép trên có quan hệ ý nghĩa gì?
HS: Quan hệ bổ sung.
GV: Em hãy quan sát Vd1, Vd2, Vd3 và cho biết các vế trong câu ghép được đánh dấu bằng phương tiện gì?
HS: - Dấu phẩy
 - Quan hệ từ 
 - Cặp quan hệ từ
 - Cặp từ hô ứng
GV: Tuy nhiên để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
HOẠT ĐỘNG III
GHI BẢNG
Các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép
Vd1: Hễ trời mưa to / thì đường lầy ngập nước
à giả thiết / hệ quả
Vd2: Hút thuốc là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.
à tương phản
Þ Các vế quan hệ chặt chẽ
Nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa:
- Nguyên nhân - Tăng tiến
- Giả thiết - Lựa chọn
- Tương phản - Giải thích
GHI NHỚ1 (SGK/123)
Cách nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép
Vd3: Cô tôi chưa dứt câu,/ cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
à Quan hệ bổ sung.
Kiểu quan hệ Phương tiện
Nguyên nhân bởi, vì, do, tại...
Điều kiện giá, nếu, nếu...thì
Nhượng bộ mặc dù, dù, tuy...
Mục đích để, để cho, nhằm
GHI NHỚ: SGK/123
Luyện tập
Làm BT 1,2,3 trang 124-125
Thảo luận bài tập 4 trang 125 - 126
Củng cố
Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào? được thể hiện bằng những phương tiện gì?
Dặn dò
Học, làm bài
Chuẩn bị bài: Phương pháp thuyết minh
Trường :Cửu Long 
 Tiết :47 
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh nhận biết rõ yêu cầu và phương pháp thuyết minh.
TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ:
Nêu vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
Bài mới:
Chúng ta đã hiểu thế nào là phương thức thuyết minh và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh, một văn bản thuyết minh đạt yêu cầu là một văn bản có những điều kiện gì? Chúng ta hãy tìm hiểu bài “Phương pháp thuyết minh”.
HOẠT ĐỘNG1:
Nhấn mạnh tri thức là yếu tố chính trong văn bản thuyết minh.
HS: nhắc lại đặc điểm của văn bản thuyết minh (cung cấp tri thức)
GV: Theo em, muốn có được một văn bản thuyết minh về một đối tượng nào đó,người viết cần chuẩn bị những gì?
HS: Có kiến thức về đối tượng, nắm được đặc điểm tiêu biểu và cấu tạo của nó, phải biết đối tượng hình thành như thế nào và cóý nghĩa gì trong đời sống con người.
 Þ Quan trọng hơn cả là nắm được đặc trưng của đối tượng vì nó giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
GV: Để có được các bài thuyết minh: Cây dừa Bình Định, tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, người viết phải có kiến thức gì?
HS: Địa lý, lịch sử, sinh vật 
GV: Để có kiến thức về đối tượng,người viết cần phải làm gì?
HS: Quan sát, nghiên cứu, xem xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu,chủ yếu và thứ yếu.
GV:Trong văn bản thuyết minh có hư cấu không vì sao?
HS: Không vì nó cung cấp tri thức à tính chính xác.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu một số phương pháp thuyết minh.
HS: Đọc các ví dụ phần a trang 134.
GV: Tìm các câu chứa từ “là”. Từ “là” biểu thị ý gì?
HS:Nhận đị ... iặc sâu sắc.
Mối ân tình
Quan hệ chủ tướng
Quan hệ cùng cảnh ngộ
à Khích lệ ý thức trách nhiệm, lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thủy chung của người cùng cảnh ngộ.
Lời phê phán và khẳng định của tác giả
Hành động sai trái
... chủ nhục... không lo
... nước nhục... không thẹn
... hầu giặc... không tức
... đãi yến ngụy sứ... không căm
... chọi gà, đánh bạc, vui thú ruộng vườn,...
à Phê phán thái độ bàng quan, hưởng lạc
Hành động đúng
... huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên...
à Nêu cao tinh thần cảnh giác, trau dồi binh lực.
à nghệ thuật so sánh tương và các điệp từ điệp ý tăng tiến
à Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ, nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng.
Chủ trương và lời kêu gọi
Vạch rõ chính – tà (sống – chết) à thuyết phục tướng sĩ, nêu ý chí quyết chiến, quyết thắng
Khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến, quyết thắng.
Khích lệ lòng căm thù giặc, nhục mất nước
Khích lệ lòng trung quân ái quốc, ân tình
Khích lệ ý chí lập công, xả thân vì nước
Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ, phân rõ sai, đúng
GHI NHỚ: SGK
LUYỆN TẬP
Từ bài tập 1, tìm những ý chính trong từng đoạn của bài hịch. GV hướng dẫn HS làm bài tập 2: lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở những nội dung nào? (dạng bài phát biểu cảm nghĩ)
Bài tập 3 là dạng bài chứng minh: chứng minh bài hịch tướng sĩ là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý và tình; giữa lập luận chặt chẽ sắc bén với lời văn giàu hình tượng, giàu cảm xúc.
Củng cố
“Hịch tướng sĩ thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta”. Em hãy chứng minh nhận định trên.
Dặn dò
Học bài: học những dẫn chứng cần thiết phục vụ cho TLV nghị luận.
Soạn bài: Hành động nói
Lập dàn ý cho đề bài TLV
RÚT KINH NGHIỆM
Trường: Cửu Long
Bài 23
HÀNH ĐỘNG NÓI
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh hiểu:
Nói cũng là một thứ hành động
Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định
Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Ổn định và kiểm tra bài cũ
Câu phủ định là gì? Cho ví dụ
Có mấy kiểu câu phủ định?
Những câu sau đây có phải câu phủ định không? Vì sao?
Cô ấy mà đẹp à?
Anh ấy không thể không đến.
Có trời mới biết nó ở đâu.
Vào bài
GV hỏi một HS: Em có soạn bài không? HS trả lời.
Nói ra câu đó là GV đã thực hiện một hành động nói và mục đích là muốn kiểm tra việc soạn bài của HS. Vậy hành động nói là gì? Thế nào là mục đích nói? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: Truyền thụ kiến thức về hành động nói.
Gọi học sinh đọc đoạn trích.
Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
Nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình được hưởng công giết chằn tinh. Câu: “con trăn này là của vua nuôi đã lâu... có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.”.
Lý Thông có đạt được mục đích của mình không?
Có. Vì nghe Lý Thông nói, Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lý Thông ra đi.
Xét đoạn văn trên, ai là người nói, ai là người nghe?
Dựa vào phần gạch dưới mỗi câu, em hãy cho biết, mỗi câu đó ứng với hành động nào sau đây:
GV lập bảng
Câu 1: để trình bày
Câu 2: để đe dọa
Câu 3: để hứa hẹn
Lý Thông đã dùng phương tiện gì để thực hiện ba hành động nói trên.
Bằng lời nói.
Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lý Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
Việc làm của Lý Thông là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.
Như vậy, Lý Thông đã dùng cách nói để điều khiển Thạch Sanh ra đi hay dùng hành động bằng tay để điều khiển Thạch Sanh?
Dùng cách nói
GV: Vậy Lý Thông đã thực hiện một hành động nói.
Theo em, hành hành động nói là gì?
GV: Cho HS đọc ghi nhớ vài lần (SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các kiểu hành động nói
GV: Cho HS đọc đoạn trích SGK/ 63
Chỉ ra các hành động nói trong đoạn và cho biết mục đích của mỗi hành động
Lời của cái Tí à để hỏi.
Lời của chị Dậu à báo tin.
Lời của cái Tí à hỏi – nêu ý kiến, bộc lộ cảm xúc
U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!...
Ở câu a – Cái Tí muốn ai làm việc gì? 
Hỏi mẹ mình sẽ ăn cơm ở nhà hay ở đâu. (biết suy nghĩ của mình)
Câu b – Chị Dậu báo tin cho cái Tí nơi cái Tí sẽ ở.
Trong những hành động trên thuộc kiểu hành động nói nào?
Hỏi, trình bày, báo tin, kể
Mục đích của hành động hỏi là gì?
Thảo luận
Tìm hiểu đoạn trích, xét những câu sau:
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Ở câu a, b, c chị Dậu muốn nói với ai làm việc gì?
Van xin cai lệ tha trói cho chồng mình.
Yêu cầu cai lệ không được phép hành hạ người ốm.
Chị Dậu thách cai lệ trói chồng mình.
Trong ba hành động trên thuộc kiểu hành động nào?
Van lơn, yêu cầu, thách thức à thuộc lớp hành động điều khiển.
Mục đích của hành động điều khiển là gì?
Qua tìm hiểu các hành động nói trên, em hãy liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết? Thuộc những lớp hành động nào?
Lớp hỏi trình bày (báo tin, kể tả, nêu ý kiến, dự đoán...)
Lớp điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức...)
Lớp biểu cảm (hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc...)
Vậy theo em người ta dựa vào đâu để đặt tên cho các kiểu hành động nói? (Vào mục đích của hành động nói mà đặt tên cho các hành động nói đó)
Một học sinh nêu lại các kiểu hành động nói thường gặp.
Một học sinh khác đọc sách 
Ghi nhớ (SGK)
PHẦN GHI BẢNG
Thế nào là hành động nói
Tìm hiểu đoạn trích, xét những câu sau:
Mẹ con Lý Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn Thạch Sanh hiện về,... Khi Thạch Sanh vào nhà kể chuyện giết chằn tinh ... Nhưng Lý Thông bỗng nảy ra kế khác... (trình bày)
Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi... (lời đe dọa)
Ghi nhớ 1: SGK/ trang 62
Các kiểu hành động nói
Hành động hỏi, trình bày
Vậy thì bữa sau con ăn cơm ở đâu?
Con sẽ ăn cơm ở nhà cụ Nghị thôn Đoài
Þ muốn cho mẹ biết suy nghĩ của mình
à lời của cái Tí nói với mẹ
à lời của chị Dậu nói với cái Tí
Þ cho cái Tí (con chị Dậu) biết suy nghĩ của mình
Þ hành động hỏi thể hiện mục đích nói
Hành động điều khiển
Tìm hiểu ví dụ ở mục thảo luận.
à chị Dậu là người nói, cai lệ là người nghe. Người nói muốn người nghe thực hiện việc được nêu lên trong lời nói của mình.
Þ thuộc kiểu hành động điều khiển
Hành động biểu cảm
Bày tỏ cảm xúc, thái độ hứa hẹn... bằng hành động nói
Ghi nhớ 2: SGK trang 63
LUYỆN TẬP
HS làm bài tập 1, 2, 3 – SGK / 63, 64, 65
CỦNG CỐ
Hành động nói là gì? Mục đích của hành động nói là gì? (là mục đích mà người nói muốn thực hiện trong lời nói của mình)
DẶN DÒ:
Học bài
Soạn bài: Nước Đại Việt ta.
Trường: Cửu Long
Tuần 23 – Bài 23
Tiết 98	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Đánh giá toàn diện kết quả học bài văn bản thuyết minh.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ 
Vào bài: Hôm nay cô sẽ trả bài viết số 5
Hoạt động dạy và học 
Nhận xét chung về ưu khuyết điểm của học sinh
Đề: Em hãy giới thiệu một loài cây (cây dừa, cây tre...)
 Em hãy giới thiệu một trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam (thả diều, chơi ô quan...)
Ưu điểm
Chuẩn bị, tìm hiểu tư liệu kỹ lưỡng.
Phần lớn các em nắm vững thể loại thuyết minh, bố cục rõ ràng, mạch lạc.
Có một số em sáng tạo trong cách viết, có kết hợp yếu tố biểu cảm.
Đặc điểm của đối tượng thuyết minh được làm rõ.
Khuyết 
Một số bài diễn đạt còn dài dòng, lan man.
Kiến thức chưa chuẩn xác, bịa đặt.
Chưa biết kết hợp các phương pháp thuyết minh để bài làm phong phú, sinh động.
Viết sai ngữ pháp, dùng từ sai, sai lỗi chính tả.
SỬA LỖI
CÂU SAI
... kéo co mang sắc thái chiến đấu của trai làng...
Ngày nay cuộc sống đang ngày càng hiện đại, ở bất kỳ nơi nào đều có những trò chơi hiện đại...
... người ta còn mở ra một tổ chức thả diều...
... Sau đó nó được phát hành cho các nước khác.
Nó mang một tính chất tinh thần giống như con người, có thể cảm nhận được vui hay buồn.
Thời nay, thả diều cũng được chơi rất phổ biến
Dừa có đặc tính là không bỏ một cái gì
Trồng được cây dừa, phải chờ đến khi quả ra mầm và lớn lên rồi mới gieo xuống đất...
Hôm nay, tuy chúng ta đang ở trong một thời kỳ hiện đại, thời kỳ của máy móc, có máy móc phục vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của cuộc sống.
Thường thì dừa cảnh không có hoa hay quả nên được dùng để tạo thành chiếc cổng trong các lễ hội đám cưới với dòng chữ vu quy...
CÂU ĐÚNG
... trò chơi kéo co là hình thức thi đấu giữa các trai làng với nhau.
Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển, những trò chơi dân gian ngày càng thiếu vắng ở các sân chơi...
Người ta tổ chức những hội thi thả diều.
... Sau đó nó được lan truyền rộng rãi khắp các nước...
Cùng với cánh diều bay bổng, con người có thể gởi hồn mình vào đó cùng với những ước mơ...
Thả diều là một trò chơi rất phổ biến
Dừa có công dụng rất lớn. Thân, lá, trái đều dùng để chế biến thành những sản phẩm giúp ích cho con người.
Muốn có cây dừa, người ta chọn những trái dừa già đặt xuống đất ẩm để mọc thành cây non, sau đó mới trồng...
Củng cố: Nắm vững cách làm bài văn thuyết minh
Dặn dò: Ôn lại lý thuyết về Văn bản nghị luận của CT lớp 7

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An VAN 8.doc