Giáo án Văn 8 - Tiết 99: Nước Đại Việt ta

Giáo án Văn 8 - Tiết 99: Nước Đại Việt ta

Văn - Tiết 99 Nước Đại Việt ta

Soạn: 1-3-2012

 A- Mục tiêu cần đạt:

+ Kiến thức:-Giúp H thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV.

 -Sơ giản về thể cáo. Hoàn cảnh lich sử liên quan đến sự ra đời của bài “Binh Ngô đại cáo”

 - Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận. Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn.

+Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo thể cáo.

 - Đặc điểm kiểu văn nghị luận trung đại ở thể cáo.

+Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc cho học sinh.

 B- Đồ dùng dạy học:

 C- Tiến trình lên lớp:

 1. Tổ chức:

 2. Bài cũ:

 Vẽ bản đồ tư duy thể hiện nội dung chính của bài "Hịch tướng sĩ" ?

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 8 - Tiết 99: Nước Đại Việt ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SẢN PHẨM VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP 
 DẠY HỌC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ 
 TRƯỜNG THCS BẮC DINH.
Đổi mới phương pháp dạy học là công việc đòi hỏi có tính chất thường xuyên đối với người giáo viên đứng trên bục giảng trong giai đoạn hiện nay.
 Như chúng ta đã biết: trên thế giới hiện nay đã có nhiều nước phát triển theo “ nền kinh tế tri thức”, sự phát triển của khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt cuộc sống xã hội. Giáo dục mang tính đại chúng và đa dạng hoá theo yêu cầu mới . Chất lượng giáo dục hướng vào phát triển nguồn nhân lực cho xã hội. Đó là những vấn đề lớn đặt ra cho giáo dục nhiều thách thức phải giải quyết.
 Thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 gắn với thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm mục đích “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”. Do đó công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là việc làm vừa có tính chất cấp bách vừa có tính chất lâu dài trong chiến lược phát triển gíáo dục hiện nay. Để thực hiện đạt yêu cầu trên, mỗi cán bộ giáo viên phải thật sự tích cực trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng con đường nghiên cứu, tích cực đổi mới phương pháp dạy học
 Tiếp tục thực hiện chủ trương “ Mỗi giáo viên , cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường học có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học” của Bộ GD-ĐT tại thông báo số 117/ TB-BGDĐT ngày 26/02/2009, sau đây tôi xin trình bày một sản phẩm về đổi mới phương pháp dạy học đối với môn ngữ văn lớp 8 tại trường THCS Bắc Dinh:
Văn - Tiết 99 Nước Đại Việt ta
Soạn: 1-3-2012
Giảng: 5-3-2012
 A- Mục tiêu cần đạt:
+ Kiến thức:-Giúp H thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV.
 -Sơ giản về thể cáo. Hoàn cảnh lich sử liên quan đến sự ra đời của bài “Binh Ngô đại cáo”
 - Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận. Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn.
+Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo thể cáo.
 - Đặc điểm kiểu văn nghị luận trung đại ở thể cáo.
+Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc cho học sinh.
 B- Đồ dùng dạy học:
 C- Tiến trình lên lớp:
 1. Tổ chức:
 2. Bài cũ: 
 Vẽ bản đồ tư duy thể hiện nội dung chính của bài "Hịch tướng sĩ" ? 
 3. Bài mới:
T: Nêu yêu cầu đọc - Đọc mẫu 
H: đọc- Nhận xét.
? Nêu hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp tác giả Nguyễn Trãi?
? Hoàn cảnh ra đời của bài cáo?
? Thế nào là thể "cáo"?
? "cáo" "hịch" "chiếu" giống và khác nhau ở chỗ nào?
H: Đọc thầm phần từ khó.
T: Kiểm tra 1 số từ khó.
H. Đọc hai câu đầu.
? Đoạn trích là phần mở đầu bài "Bình Ngô đại cáo". Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả khẳng định những chân lý nào?
? Em hiểu thế nào là "nhân nghĩa"?
? Qua 2 câu "Việc nhân nghĩa...quân điếu phạt...trừ bạo" có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
H: Đọc 8 câu tiếp.
? Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích "Nước Đại Việt" là sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc ở bài "Sông núi nước Nam" (Lớp 7) vì sao?
I. Đọc - tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc: giọng trang trọng - hùng hồn - tự hào.
 2, Tìm hiểu chú thích:
* Tác giả: Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Trãi bi kịch ở mức tột cùng.
*Tác phẩm: Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo, bài cáo có ý nghĩa trọng đại của 1 bản Tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (Tức đầu 1428) sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viên binh của giặc.
 2. Thể loại: 
- Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Bài cáo được viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục (từng cặp câu, mỗi câu 10 chữ ngắt theo nhịp 4/6)
 Kết cấu 4 phần như thể cáo nói chung.
3. Từ khó:
- Nhân nghĩa (SGK).
- Đại Việt: tên nước ta từ đời vua Lý Thánh Tông.
V. Tìm hiểu nội dung:
1, Vị trí và nội dung nguyên lý nhân nghĩa (2 câu đầu)
- Nguyên lý "nhân nghĩa" là nguyên lú cơ bản làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Tất cả những nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh nguyên lý này.
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân...trừ bạo...
-> Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc. Muốn yên dân phải diệt trừ mọi thế lực bạo tàn.
 Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết "Bình Ngô đại cáo" thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước,
=> Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, nội dung nhân nghĩa còn có cả mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
2. Vị trí - nội dung chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt ( 8 câu tiếp)
- Khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa. Phải chăng có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là "yên dân" -> Chính vì vậy, sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
 Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố cơ bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng chế độ riêng.
* Trong "Sông núi nước Nam" ý thức dân tộc được xác định chủ yếu 2 yếu tố: "Lãnh thổ" và "chủ quyền". Đến "Bình Ngô đại cáo": 3 yếu tố nữa được bổ sung: "văn hiến" "phong tục tập quán" "lịch sử" -> sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được "văn hiến" "truyền thống lịch sử" là yếu tố cơ bản nhất, hạt nhân để xác định dân tộc. Nguyễn Trãi còn sâu sắc ở chỗ: điều mà kẻ thù xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lý khách quan.
 - "Mỗi bên xưng đế một phương" -> Nghệ thuật: so sánh.
 (Đế: dịch sang tiếng Việt là vua) -> Nêu cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng "Trời không có 2 mặt trời, đất không có hai hoàng đế"
-> Khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với các triều đại phương Bắc.
=> NT so sánh: so sánh ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lý quốc gia (Triệu, Đinh, Lý, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên).
 Nguyên lí nhân nghĩa
Yên dân
bảo vệ đất nước để yên dân
Trừ bạo
Giặc Minh xâm lược
	-> NT
	biền
	ngẫu. ngẫu -> 2 vế đối nhau
Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Chế độ, chủquyền riêng
Lịch sử riêng
Phong tục riêng
Lãnh thổ riêng
Văn hiến
Sức mạnh của nhân nghĩa. 
Sức mạnh của độc lập dân tộc.
 (đế) -> so sánh
	â
	vua (Lưu cung: thất bại, Triệu Tiết,Toa Đô, Ô Mã -> liệt kê. -> Chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa -> niềm tự hào dân tộc.
H: Đọc đoạn còn lại.
? Phân tích đoạn văn cuối lấy chứng từ thực tiễn lịch sử để làm sáng tỏ sức mạnh nguyên lý nhân nghĩa và sức mạnh của chân lý độc lập, dân tộc?
? Sức thuyết phục của văn chính luận. Nguyễn Trãi là chỗ kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn, hãy chứng minh?
? Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích bằng 1 sơ đồ (như trên)
3. Lấy dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử, để làm sáng tỏ sức mạnh nguyên lý, nhân nghĩa và sức mạnh của chân lý độc lập dân tộc.
- ở bài "Sông núi nước Nam" tác giả khẳng định sức mạnh chân lý chính nghĩa của độc lập dân tộc. Kẻ xâm lược là giặc bạo ngược (nghịch lí) là trái lẽ phải phạm vào sách trời (Thiên thư) -> đi ngược chân lý khách quan, nhất định, thất bại hoàn toàn (thủ bại hư).
- ở Bình Ngô đại cáo" -> Nêu nguyên lý nhân nghĩa, nêu khách quan - Nguyễn Trãi đưa ra những minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lý, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa.
- Lưu Cung...thất bại	NT: liệt kê
- Triệu Tiết...tiêu vong -> "chúng cớ 
- Toa Đô: bắt sống còn ghi"
- Ô Mã: giết tươi	-> chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa -> niềm tự hào dân tộc.
IV. Tổng kết (Ghi nhớ) -> Treo bảng phụ.
V. Luyện tập: Trên cơ sở so sánh bài thơ "Sông núi nước Nam" hãy chỉ ra tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích "Nước Đại Việt ta".
 4. Củng cố: - Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài cáo.
 5.Hướng dẫn: - Học thuộc lòng đoạn trích “Nước đại Việt ta”
 - Vẽ bản đồ tư duy.
 - Soạn "Bàn luận về phép học": Hiểu về thể tấu.
 - Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học với sự phát triển của đất nước. - Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Người trình bày
 Hoàng Đức Ngậu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 8 tiet 99.doc