Giáo án Văn 8 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011

Giáo án Văn 8 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại tri thức về văn bản tường trình: Mục đích, yêu cầu, ccấu tạo của văn bản tường trình

- Nâng cao năng lực viết tường trình cho học sinh

2. Giáo dục: ý thức viết đúng văn bản tường trình

3. Rèn kĩ năng: Tạo lập văn bản tường trình đúng quy cách.

II. Các kĩ năng sống cần đạt.

- Giao tiếp, hợp tác, tìm và giải quyết vấn đề.

III. Tiến trình lên lớp

1. ÔĐTC

2. KTBC: (4 phút) ? Nêu cách làm văn bản tường trình?

3. Bài mới

* Hoạt động1: Khởi động.

- Mục tiêu cần đạt:Đinh hướng, tạo tâm thế cho HS vài bài mới.

- Phương pháp, kĩ năng: thuyết trình.giao tiếp, xử lí thông tin.

- Thời gian: 2 phút.

* Hoạt động 2. Hướng dẫn ôn tập líu thuyết.

- Mục tiêu cần đạt: Nắm được hệ thống kiến thức đã học trong chương trình.

- Phương pháp, kĩ năng: ĐVĐ, NVĐ, thuyết trình, hỏi đáp; giao tiếp, hợp tác, .

- Thời gian; 15 phút.

 

doc 35 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Văn 8 - Học kỳ II - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/4/2011
Ngày giảng:8B. 13/4;8A.14/4/2011
Tiết 128: Luyện tập viết văn bản tường trình
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại tri thức về văn bản tường trình: Mục đích, yêu cầu, ccấu tạo của văn bản tường trình
- Nâng cao năng lực viết tường trình cho học sinh
2. Giáo dục: ý thức viết đúng văn bản tường trình
3. Rèn kĩ năng: Tạo lập văn bản tường trình đúng quy cách.
II. Các kĩ năng sống cần đạt.
- Giao tiếp, hợp tác, tìm và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình lên lớp
ÔĐTC
KTBC: (4 phút) ? Nêu cách làm văn bản tường trình?
Bài mới
* Hoạt động1: Khởi động.
- Mục tiêu cần đạt:Đinh hướng, tạo tâm thế cho HS vài bài mới.
- Phương pháp, kĩ năng: thuyết trình.giao tiếp, xử lí thông tin.
- Thời gian: 2 phút.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn ôn tập líu thuyết.
- Mục tiêu cần đạt: Nắm được hệ thống kiến thức đã học trong chương trình.
- Phương pháp, kĩ năng: ĐVĐ, NVĐ, thuyết trình, hỏi đáp; giao tiếp, hợp tác, ...
- Thời gian; 15 phút.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Yêu cầu học sinh ôn lại lý thuyết về văn bản tường trình
- Mục đích viết văn bản tường trình là gì?
- Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
- Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình? Những mục nào có thể thiếu trong văn bản này? Phần nội dung tường trình cần trình bày như thế nào?
Thảo luận trả lời
Hệ thống hoá nội dung 3 câu hỏi theo bảng:
Văn bản tường trình
Văn bản báo cáo
- Mục đích: 
+ Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần xem xét.
+ Người viết: Tham gia hoặc chứng kiến sự việc, cá nhân, tập thể.
+ Người nhận: Cấp trên ( thầy, cô giáo) cơ quan nhà nước.
- Bố cục phổ biến: Theo mẫu
- Mục đích
+ Công việc, công tác trong 1 thời gian nhất định, kết quả, bài học để sơ kết, tổng kết trước cấp trên, nhân dân....
+ Người viết : Người tham gia, người phụ trách công việc, tổ chức, tập thể
- Người nhận: Cấp trên( Thầy, cô giáo), cơ quan nhà nước
- Bố cục phổ biến: Theo mẫu
I. Ôn tập lý thuyết
Những mục không thể thiếu trong cả 2 loại văn bản điều hành trên là:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Tên văn bản ( Tường trình, báo cáo)
+ Thời gian, địa điểm viết
+ Người, cơ quan, tổ chức nhận, địa chỉ
+ Nội dung ( Tường trình, báo cáo)
Người viết kí tên
Nội dung tường trình cần cụ thể, khách quan, chính xác diễn biến và kết quả sự việc, mức độ trách nhiệm, người chịu trách nhiệm, những đề nghị nếu có
* Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập.
- Mục tiêu cần đạt.vận dụng kiến thức làm tốt được bài tập theo yêu cầu
- Phương pháp, kĩ năng: Hỏi đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thực hành, giao tiếp, hợp tác.
- Thời gian: 25 phút.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
*Yêu cầu học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập 1
Thảo luận làm bài tập
- Nhận xét
- Nhận xét, ghi bảng
Gọi học sinh đọc bài tập 2, 
? Nêu yêu cầu của bài tập
- Nhận xét, đưa ra 1 vài tình huống
*Yêu cầu học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập
Viết 1 trong các tình huống đã đưa ra thành 1 văn bản tường trình ra giấy
Gọi 1 số học sinh đọc to văn bản của mình trước lớp
- Nhận xét, sửa chữa lỗi cho các em
- Đọc
- Thảo luận.
- Nêu kết quả thảo luận
- Nhận xét.
- Đọc,
- Làm việc độc lập
- Báo cáo kết quả làm bài 
- Nêu yêu cầu BT 3.
- Nhóm tìm các tình huống để viết
- đọc BT trước lớp.
- Nhận xét sửa lỗi.
II. Luyện tập
Bài tập 1.
- Cả a,b,c không cần viết văn bản tường trình
+ Với a: Viết bản kiểm điểm, nhậnkhuyết điểm và quyết tâm sửa chữa
Với b: Viết văn bản thông báo để các bạn biết kế hoạch chuẩn bị, những ai phải làm việc gì trong đại hội
Với c: Viết báo cáo công tác tháng gửi cho cô tổng phụ trách
Nguyên nhân: Do người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với các loại văn bản khác
Bài tập 2
- Trình bày vụ tai nạn xe máy mà bản thân được chứng kiến cho các chú công an
- Trình bày với cô giáo về buổi nghỉ học đột xuất
Bài tập 3
 * Hoạt động 4. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà.
Củng cố: Nêu đặc điểm, cách làm văn bản tường trình?
Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà học bài, chuẩn bị ôn tập TV giờ sau kiểm tra 1 tiết
IV Tự rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------o0o------------
Ngày soạn: 14/4/2011
Ngày giảng: 8B,A. 16/4/2011	
Tiết 129: Trả bài kiểm tra Văn
 I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản học trong chương trình học kì II
- Chỉ ra ưu, khuyết điểm trong bài của học sinh
- Sửa lỗi cho bài viết của HS
2. Giáo dục: ý thức sửa lỗi trong bài kiểm tra
3. RLKN: Nhận diện và sửa lỗi trong bài kiểm tra
II. Các kĩ năng sống cần đạt;
- Giao tiếp, hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin...
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1. Khởi động.
- Mục tiêu cần đạt: Định hướng tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp, kĩ năng : Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian: 2 phút.
* Hoạt động 2.Hướng dẫn nêu đáp án đề văn đã làm
- Mục đíc cần đạt: Vận dụng kiến thức học về phân môn văn để trả lời tốt các câu hỏi
- Phương pháp, kĩ năng. Đàm thoại, thực hành; giao tiếp, hợp tác...
- Thời gian; 20 phút.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
? Nêu lại đề bài văn đã làm?
?Nêu khái niệm của các thể loại văn đã học; Hịch, chiếu, cáo ,tấu?
? Nêu cách làm đối với đề bài trên?
- Nêu cách làm.
- Nêu đáp án, biểu điểm.
? Câu 1 cần chú ý đến đặc điểm gì để so sánh?
- GV nêu đáp án câu 1.yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
? Câu 2 nêu được đặc điểm gì? Trình bày ra sao?
Gv yêu cầu cần phải có mở, thân và kế bài, trình bày có sự lôgíc chặt chẽ.
- Nêu lại đề
- Nêu KN.
- Nêu cách làm
Trả lời
Nghe 
- Nêu cách làm câu 2.
I. Đề bài
Câu 1.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các thể loai văn học đã học: chiếu, hịch, cáo, tấu.
Câu 2. Nêu cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ: “ Ngắm trăng”, “Đi đường”.
II. Đáp án, biểu điểm.
 Câu 1.(4 điểm): Các thể văn; chiếu, hịch, cáo, tấu có những điểm giống và khác nhau như sau:
* Giống nhau:(1,5 điểm)
- Đều là văn bản nghị luận cổ.
- Viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngấu.
-Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.
* Khác nhau; (2,5 điểm) Các thể văn đó khác nhau về mục đích , chức năng cụ thể như sau:
- Chiếu: dùng để ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân.
- Hịch: dùng để cổ vũ, thuyết phục kêu gọi của vua chúa, thủ lĩnh, chủ tướng đối với binh lính dưới quyền.
- Cáo: Trình bày công bố chủ chương, kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết
- Tấu: là lời thần dân trình bày lên vua chúa trình bày một sự việc ý kiến đề nghị.
=> Chiếu, hịch, Cáo là các thể văn do vua chúa, thủ lĩnh ban truyền xuống thần dân, còn Tấu thì ngược lại do thần dân dâng lên vua chúa.
Câu 2.( 6 điểm)
A.Mở bài. Nêu được xuất xứ của bài thơ và đôi nét về tác giả.
B. Thân bài.
* Nêu được tình yêu thiên nhiên rất sâu sắc của bác qua bài Ngắm trăng.
* Nêu được tinh thần lạc quan của Bác qua bài Đi đường.
C. Kết bài. Khái quát về giá trị của hai văn bản trên.
* Hoạt động 3. Hướng dẫn nhận xét và sửa lỗi.
- Mục tiêu cần đạt:HS tự phát hiện ra lôi sai trong bài viết của mình từ đó biết sửa lỗi.
- Phương pháp, kĩ năng: đàm thoại, thực hành, giao tiếp, hợp tác.
- Thời gian: 20 phút.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng.
Nhận xét ưu, nhược điểm trong bài làm của học sinh
Ưu điểm: Nắm được yêu cầu của đề
- Câu 1 nhận biết được yêu cầu của đề đa ssó đã làm tốt câu này.
- Câu 2: một số em đã biết cách làm bài, viết bài tương đối tốt
Nhược điểm:
- Viết bài cẩu thả
- Sai lỗi chính tả nhiều
- 1 số em chưa có ý thức học bài ở nhà, câu 2 chưa biết triển khai thành 1 văn bản
- Làm bài sơ sài.
Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh sửa chữa lỗi trong bài theo bảng:
Lỗi chính tả, diễn đạt
Lỗi nội dung
Cách sửa
Sửa chữa lỗi bài kiểm tra vào vở
Thắc mắc những nội dung chưa hiểu
- Trao đổi bài sửa cho bạn cùng phát hiện và sửa chữa lỗi
Giải đáp thắc mắc, lấy điểm
HS lắng nghe.
- Nghe và ghi chép một số tồn tại để chỉnh sửa.
- Nhận lại bài.
- Tìm lỗi trong bài của mình và của bạn.
III/ Nhận xét.
* Ưu điểm.
* Nhược điểm.
IV. Sửa lỗi trong bài.
* Hoạt động 4: củng cố và hướng dẫn học ở nhà
4. Củng cố:
- Xem lại bài và tự chữa lỗi trong bài viết
5. Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà ôn tập tốt nội dung phần TV giờ sau kiểm tra 1 tiết.
IV Tự rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------o0o------------
Ngày soạn: 14/4 /2011
Ngày giảng: 16/4 /2011
Tiết 130 - kiểm tra 1 tiết tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá việc nắm bắt kiến thức TV của học sinh.
2. Giáo dục: Để HS vận dụng KT tích hợp tiếng việt, TLV để viết đoạn văn 
3. Rèn kĩ năng: Thực hành tiếng việt
II. Các kĩ năng sống cần đạt:giao tiếp, tìm và xử lí thông tin..
 III. Tiến trình bài dạy:
1. ÔĐTC
2. Bài mới
A. Đề bài
Câu 1: Xác định các kiểu câu trong đoạn văn sau: 
 “ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. (1) Vừa thấy tôi, lão báo ngay: (2)
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! (3)
- Cụ bán rồi? (4)
- Bán rồi! (5) Họ vừa bắt xong. (6)
- Thế nó cho bắt à? (7)
 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. (8) Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. (9) Cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. (10) Lão hu hu khóc...(11)
- Khốn nạn...(12) Ông giáo ơi!. (13).. Nó có biết gì đâu!(14) Nó thấy tôi thì nó chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. (15) Tôi cho nó ăn cơm. (16)Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên....”(17) 
Câu 2: Hành động nói là gì? Xác định hành động nói trong đoạ ... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------o0o---------
Ngày soạn:9/5/2009
Ngày giảng: 11/5/2009
Tiết 138: VHĐP: tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn xuôI và thơ địa phương
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận diện và phân tích được giá trị của yếu tố biểu cảm trong thơ, văn xuôi Thái Nguyên
2. Giáo dục: Thấy được vai trò của yếu tố biểu cảm trong thơ, văn xuôi
3.Rèn kĩ năng: Nhận diện, phân tích yếu tố biểu cảm trong thơ, văn
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
- NVĐ, đàm thoại, thuyết trình
- SGKVHĐP
III. Tiến trình lên lớp.
1.ÔĐTC
2.KTBC:
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy, Trò
Nội dung cần đạt
GV
Trong chương trình ngữ văn 7 em đã được tìm hiểu về văn bản biểu cảm, vậy em hãy cho biết yếu tố biểu cảm trong thơ, văn xuôi là gì?
I. Yếu tố biểu cảm là gì?
HS
Thảo luận trả lời
- Yếu tố biểu cảm là các phương tiện ngôn ngữ có khả năng biểu hiện sinh động, chân thực, điển hình các trạng tháI cảm xúc, tình cảm của nhân vật văn học và của tác giả văn học.
- Các phương tiện ngôn ngữ: từ, câu, hình ảnh, hình tượng, nhạc điệu 
GV
Cho học sinh chép hai bài thơ
1. Quên và nhớ của nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh
2. Mẹ của nhà thơ Hiền Mặc Chất
H: Chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong hai bàI thơ trên?
Chia lớp thành 2 nhóm , mỗi nhóm tiến hành thảo luận tìm yếu tố biểu cảm trong 1 bài thơ
II. Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong thơ, văn xuôi địa phương
1. Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong thơ địa phương
HS
Thảo luận làm bài
Báo cáo kết quả thảo luận
Đáp án: Bài 1: Yếu tố biểu cảm của hình tượng mẹ trong bài thơ:
- Thời gian như hun hút giếng, đong đầy nước mắt của bao người mẹ có con đI chiến đấu không về
- Tư thế của mẹ:
+ Cúi đầu soi bóng xuống khổ đau
+ Nửa thế kỉ tìm con, run chân mẹ qua cầu
+ Ngày giỗ con nào nước mắt mẹ chẳng rơi
+ Mẹ ta gầy, lập cập giữa chông chênh
- Hình ảnh của mẹ với 4 tư thế khổ đau, kiếm tìm hụt hẫng, chông chênh được rệt bằng những từ ngữ thấm đẫm cảm xúc trữ tình dành cho những đứa con đi chiến đấu không về, đó là tình cảm yêu thương, cảm thông, kính trọng của tác giả dành cho mẹ
Bài 2: Thể hiện tình cảm xót thương, kính trọng của tác giả dành cho mẹ được biểu hiện qua cặp hình ảnh so sánh
- Mẹ => Chiếc liềm cắt lúa, thể hiện tình cảm kín đáo của tác giả về người mẹ VN với bao khổ cực, hi sinh, nhẫn nại. Đã bao tình cảm trào dâng khi ta ngắm dáng mẹ lưng còng, cong cong như chiếc niềm cắt lúa, một dời vất vả, đắng cay lạng thầm
- Mẹ => chiếc lá, thể hiện nỗi đau và sự ân hận xót xa trước mẹ như chiếc liềm cắt lúa qua thời gian cực nhọc, mòn vẹt chỉ còn bằng chiếc lá rồi theo gió thời gian bay đI thì nỗi xót thương vỡ oà trong nước mắt. Con lớn khôn nhờ mồ hôi, đắng cay, hi sinh lặng thầm của đời mẹ. Khi con hiểu được điều ấy thì mẹ đã không còn. Bao ngậm ngùi ân hận của tác giả và của cả chúng ta kéo dàI day rứt mãi dù câu thơ đã kết thúc
GV
Cho học sinh đọc lại văn bản Đường  mẹ chữ
H: Chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong văn bản?
2. Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn xuôi địa phương
HS
Đọc, xác định yếu tố biểu cảm
+ Biểu cảm trong các hình tượng nhân vật Hoảnh, Soong, Tập, Lạng hoài niệm với bao tự hào
+ Biểu cảm qua ngôn ngữ đối thoại..
+ Biểu cảm qua các tình huống truyện giàu kịch tính..
+ Biểu cảm qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của nhân vật.
4. Củng cố: Tìm yếu tố biểu cảm trong bài thơ “ Ông ngoại” của nhà thơ Võ Sa Hà
5. Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị tiết luyện tập về văn bản thông báo
 IV. Tự rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:10/5/2009
Ngày giảng:12/5/2009
 Tiết 139 
Luyện tập về văn bản thông báo
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của 1 văn bản thông báo; từ đó nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
2. Rèn luyện kĩ năng: So sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu.
 II. Phương pháp, phương tiện dạy học
- NVĐ, đàm thoại, thuyết trình
- SGK,SGVCác bảng hệ thống
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. ÔĐTC
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của một số HS; nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy, trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập, củng cố lí thuyết về văn bản thông báo
- Gọi 4 HS trả lời câu hỏi trong mục I
- HS trả lời.
Những tình huống cần làm các loại văn bản
 thông báo (1), tường trình (2), báo cáo (3), đề nghị (4)
Tình huống 
(1)
Tình huống 
(2)
Tình huống 
(3)
Tình huống 
(4)
Điểm chung
Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan đảng, nhà nước cần báo ho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề, chủ trương, chính sách, việc làm
Cấp dưới, các nhân làm rõ một vấn đề, một sự việc, một hành động, kết quả để cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét kết luận.
Cấp dưới, cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc, nhiệm vụ được giao trước cấp trên, tổ chức, cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân, trong hội nghị, trong đại hội hoặc trong trường hợp định kì, đột xuất.
Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõ những yêu cầu, đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan trách nhiệm xem xét giải quyết.
Văn 
bản 
điều 
hành (hành chính công 
vụ)
HĐ2: Luyện tập
Bài tập 1:
- HS lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình.
Bài tập 2:
- HS phát hiện những lỗi sai trong bản thông báo trong sgk, tr.150 và tìm cách sửa lại cho đúng.
Bài Tập 3: 
- Tìm thêm những tình huống cụ thể cần viết thông báo.
Bài tập 4:
- HS chọn 1 trong các tình huống trên để viết thành một văn bản thông báo hoàn chỉnh tại lớp, đọc to trước lớp.
- HS làm bài và trả lời.
- HS khác nhận xét, góp ý cùng GV.
+ Đáp án:
- Thông báo.
- Hiệu trưởng viết thông báo.
- Cán bộ, GV, HS toàn trường nhận, đọc thông báo.
- Nội dung kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ.
- Báo cáo.
- Các chi đội viết báo cáo.
- Ban chỉ huy Liên đội nhận báo cáo.
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng.
- Thông báo:
- Ban quản lí dự án viết thông báo.
- Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án.
- Nội dung thông báo: chủ trương của ban dự án.
- Những lỗi sai:
+ Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo.
+ Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra
Người thông báo
Người nhận thông báo
Nội dung thông báo
GV chủ nhiệm lớp
Gia đình HS của lớp chủ nhiệm
Thu các khoản tiền đầu năm học.
GV chủ nhiệm lớp
Gia đình HS cá biệt trong lớp
Tình hình học tập và rèn luyện của HS cá biệt trong tuần
Hiệu trưởng
GV, HS, gia đình học sinh
Kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long – Quảng Ninh.
Ban công an xã
Gia đình nạn nhân
Đến nhận đồ vật bị mất cắp đã tìm thấy
Ban chấp hành đoàn TNCS HCM
Toàn thể đoàn viên
Kế hoạch hoạt động hè năm 2006-2007.
Củng cố :
- Nêu cách làm văn bản thông báo?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: luyên tập viết văn bản thông báo
 IV. Tự rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/5/2009
Ngày giảng: 20/5/2009
Tiết 140: Trả bài Kiểm tra học kỳ II
I Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức đã học trong chương trình
2. Giáo dục: Giúp học sinh nhận ra những khuyết điểm bài kiểm tra để sửa
3. Rèn kĩ năng: Nhận diện và sửa lỗi trong bài kiểm tra
II. Phương pháp, thiết bị dạy học
- NVĐ, đàm thoại, thực hành
- Đề bài, bài kiểm tra của học sinh, đáp án b/đ'.
III. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức lớp
2. Bài mới
Bước 1: GV cho học sinh xem lại đề bài
Sau đó cung cấp đáp án biểu điểm của từng phần
GV
Nêu đề bài, yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo và yêu cầu của đề
I. Đề bài, đáp án, biểu điểm
HS
Cấu tạo của đề gồm 2 phần: Phần 1: Tiếng việt: ( 4 điểm)
Phần 2: Tập làm văn: ( 6 điểm)
Yêu cầu: Phần 1 TV: 
Câu 1: Cho câu thơ “ mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!” trích trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu có sắc thái biểu cảm như thế nào?
Câu 2: Trình bày đặc điểm, chức năng của câu cảm thán?
Tại sao hai kiểu câu sau đây lại khác nhau?
a, Biết bao người lính đã xả thân vì Tổ Quốc!
b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho Tổ Quốc!
Phần TLV: Thể loại: Văn chứng minh ( Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ)
Đối tượng: Câu tục ngữ: Có chí thì nên
GV
Yêu cầu học sinh làm các nội dung yêu cầu của đề bài trên
HS
Nên bảng xác định sắc thái biểu cảm trong câu thơ
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán
- Phân biệt sự khác nhau giữa hai kiểu câu: Trần thuật và cảm thán
- Lập dàn bài cho bài TLV
GV
Nêu đáp án của Phòng ( Tiết 68,69)
* Hoạt động 2: Nhận xét ưu. khuyết điểm bài viết.
GV
Nắm được yêu cầu đề bài
- Biết làm phần TLV
Nhược điểm
- Phần TV các em hưa hiểu nội dung câu hỏi 2
Phân tích sắc thái biểu cảm trong câu 1 còn lúng túng
- Phần TLV chưa làm theo bố cục bài nghị luận chứng minh ( 3 phần)
- Bài viết trình bày chưa khoa học
- Các em chưa có dẫn chứng tiêu biểu, phong phú....
II. Nhận xét
* Hoạt động 3: Chữa lỗi và đọc bài mẫu
GV: Chữa lại cách viết mở bài, viết thân bài, viết kết. bài theo dàn ý trên
- GV đọc mẫu cho học sinh nghe bài điểm cao
- T. báo kết quả điểm cho học sinh:
Kém: 2, Yếu: 8: Trên Trung bình 31.
III. Chữa lỗi và đọc bài mẫu
IV, Kết quả bài
4. Củng cố: 
- Nhắc lại bố cục và nhiệm vụ của từng phần trong dàn bài văn tự sự
5. Dặn dò: 
- Xem lại kiến thức và nhiệm vụ của từng phần trong dàn bài văn tự sự.
- Soạn: Văn bản Nhớ Rừng
IV. Tự rút kinh nghiệm
--------o0o---------

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 HKII CKTKN GTS.KNS hay xem.doc