Giáo án Văn 8 - Bài 19: Ông Đồ (Văn bản tự học có hướng dẫn)

Giáo án Văn 8 - Bài 19: Ông Đồ (Văn bản tự học có hướng dẫn)

I.Mục tiêu cần đạt:

_Cảm nhận được tình cảnh đáng thương của ông đồ , đó là niềm thuương cảm và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa nay trở nên tàn tạ và vắng bóng.

_Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc.

II.Tiến trình bài dạy

1. On định và kiểm tra bài cũ

2. Hoạt động dạy và học

Hoạt động 1: Đọc bài thơ

Gọi hs sinh đọc, gv sửa chữa, uốn nắn những chỗ đọc sai. Kiểm tra việc đọc chú thích của hs.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.

-Gv hướng dẫn hs tìm bố cục bài thơ.

-Bài thơ năm khổ chia làm ba phần:

+Hai khổ đầu: Hình ảnh ông đồ thời hoàng kim

+Hai khổ tiếp: Hình ảnh ông đồ thời lụi tàn

+Khổ cuối: Tình cảm của tác giả đối với ông đồ.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 8 - Bài 19: Ông Đồ (Văn bản tự học có hướng dẫn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 19: ÔNG ĐỒ.
(Văn bản tự học có hướng dẫn)
I.Mục tiêu cần đạt: 
_Cảm nhận được tình cảnh đáng thương của ông đồ , đó là niềm thuương cảm và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả trước một lớp người tài hoa nay trở nên tàn tạ và vắng bóng.
_Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc.
II.Tiến trình bài dạy
Oån định và kiểm tra bài cũ
Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Đọc bài thơ
Gọi hs sinh đọc, gv sửa chữa, uốn nắn những chỗ đọc sai. Kiểm tra việc đọc chú thích của hs.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
-Gv hướng dẫn hs tìm bố cục bài thơ.
-Bài thơ năm khổ chia làm ba phần:
+Hai khổ đầu: Hình ảnh ông đồ thời hoàng kim
+Hai khổ tiếp: Hình ảnh ông đồ thời lụi tàn
+Khổ cuối: Tình cảm của tác giả đối với ông đồ.
Hoạt động 3: Phân tích hai khổ thơ đầu
? Ông đồ xuất hiện trong thời gian nào? Ông làm việc gì? Ở đâu?
? Thái độ của những người xung quanh đối với ông đồ như thế nào?
? Những chi tiết trên cho thấy giá trị của ông đồ trong hoạt động sắm tết của mọi nhà như thế nào?
Hoạt động 4: Phân tích hai khổ thơ tiếp
?HaÕy so sánh hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu với khổ thơ 3, 4 để thấy sự biến đổi về hình ảnh ông đồ theo thời gian? Đó là sự biến đổi gì?
?Sự biến đối này diễn ra với tốc độ như thế nào?
àBiến đổi một cách từ từ, chậm chạp chứ không đột ngột.
?Vì sao có sự biến đổi đó?
àÔng đồ vẩn ngồi đấy nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua nhưng không biết đến sự có mặt của ông. Thời đại Nho học đã tàn lụi, con người tài hoa như ông đồ không còn giá trị sử dụng trong thời buổi TÂy học thịnh hành. Cho nên ông ngồi đấy mà vô cùng lẻ loi, lạc lõng. Ông ngồi lặng lẽ, nỗi buồn tủi lan sang những vât vô tri, vô giác: “Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiên sầu”. 
?Nhận xét về nghệ thuật của bốn khổ thơ đầu?
àNghệ thuật sử dụng hình ảnhtương phản -> làm nổi bật sự thay đổi số phận của ông đồ.
Hoạt động 5: Phân tích khổ cuối
Gọi học sinh đọc khổ cuối.
?Nhận xét về cách xưng hô của tác giả? 
?Nêu ý nghĩa của hai câu thơ: “Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?”
àThương cảm cho số phận của ông đồ, mà không dừng ở đó. Đó là niềm thương cảm cho một lớp người, những lớp nguời từng sống mòn và chết mòn. Mặt khác chuyện ông đồ là chuyện một phong tục đẹp bị lụi tàn, một nền văn hoá bị thay đổi giá trị, bị thờ ơBởi thế bài thơ gợi một cái nhìn nhân hậu với quá khứ và những gì đang thành quá khứ.
Hoạt động 6:
Những nét nghệ thuật đặc sắc:
+ Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao phù hợp diễn tả tâm tình sâu lắng của nhà thơ.
+Kết câu: giản dị, chặt chẽ. Đầu cuối tương ứng, hai cảnh tượng tương phản -> nổi bật tình cảnh tàn tạ của ôn đồ.
+ Ngôn ngữ: trong sáng, bình dị, hàm súc(lời ít ý nhiều)
 Hoạt động 7: Gợi ý hs phân tích để làm rõ cái hay của hai câu thơ:
 	Lá vàng rơi trên giấy;
	Ngoài trời mưa bụi bay.
 Có phải là hai câu thơ tả cảnh hay không?
 àTuy có tả cảnh nhưng chính là nói nỗi lòng, tức mượn cảnh ngụ tình. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng đã gợi sự tàn tạ lại rơi trên giấy dành viết câu đối của ông đồ. Vì ế khách, những tờ giấy đỏ cứ rơi đầy ra, hứng đầy lá vàng rơi, ông cũng bỏ mặc. Ngoài trời mưa bụi bay, câu thơ tả cảnh hay tả lòng người? Chỉ là mưa rất nhẹ sao mà ảm đạm, mà lạnh lẽo buốt giá đến thế! Dường như cả bầu trời cũng buồn bã ảm đạm vói ông đồ.
 Hoạt động 8: 
 Học thuộc bài thơ
Củng cố
Bài thơ hay ở những điểm nào? Em thích nhất những câu nào trong bài thơ? Vì sao?
Dặn dò: 
_Học thuộc lòng bài thơ: nắm giá trị bài thơ và nghệ thuật.
_ Soạn bài: Câu nghi vấn.

Tài liệu đính kèm:

  • docong do.doc