Tiết 1 CHÀO CỜ
Tiết 2 - 3 Môn : Tập Đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
TIẾT 1
I/ MỤC TIÊU
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- HS đọc đúng, nhanh bài tập đọc đã đọc. Yêu cầu đọc 45, 50 chữ/phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc.
- Học thuộc lòng bảng chữ cái.
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu ghi tên sẳn các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
- Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to ghi Bài tập 3, 4
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TUẦN 9 Thứ 2 ngày 19 tháng 10 năm 2009. Tiết 1 CHÀO CỜ Tiết 2 - 3 Môn : Tập Đọc ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TIẾT 1 I/ MỤC TIÊU - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - HS đọc đúng, nhanh bài tập đọc đã đọc. Yêu cầu đọc 45, 50 chữ/phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc. - Học thuộc lòng bảng chữ cái. - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Phiếu ghi tên sẳn các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. - Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to ghi Bài tập 3, 4 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ GIỚI THIỆU BÀI - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 2/ ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc. - Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. - Cho điểm trực tiếp từng HS. Chú ý : - Đọc đúng tiếng, đúng từ : 7 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc đúng yêu cầu : 1 điểm - Đạt tốc độ đọc : 1 điểm - Trả lời câu hỏi đúng : 1 điểm - Với những HS không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện lại và kiểm tra trong tiết sau. 3/ ĐỌC THUỘC LÒNG BẢNG CHỮ CÁI - Gọi 1 HS khá đọc thuộc. - Cho điểm HS. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái. - Gọi 2 HS đọc lại 4/ ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ NGƯỜI, CHỈ VẬT, CHỈ CÂY CỐI, CHỈ CON VẬT Bài 3 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập và yêu cầu cả lớp làm vào giấy nháp. - Chữa bài, nhận xét, cho điểm. Bài 4 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Chia nhóm và phát giấy có sẵn bảng như BT3 cho từng nhóm. - Gọi từng nhóm đọc nội dung họat động tích cực. - Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. - Đọc bảng chữ cái, cả lớp theo dõi. - 3 HS đọc nối tiếp từ đầu đến hết bảng chữ cái. - 2 HS đọc. - Đọc yêu cầu. - Làm bài. - Đọc yêu cầu. - 4 nhóm cùng họat động, tìm thêm các từ chỉ người, chỉ vật, cây cối vào đúng cột. - 1 nhóm đọc bài làm của nhóm, các nhóm khác bổ sung những từ ngữ khác từ của nhóm bạn. Ví dụ về lời giải Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối bạn bè, Hùng, bố, mẹ, anh, chị bàn, xe đạp, ghế, sách vở thỏ, mèo, chó, lợn, gà chuối, xoài, na, mít, nhãn 5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập Tuần 7 và Tuần 8, trả lời các câu hỏi cuối bài. TIẾT 2 I/ MỤC TIÊU - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì ? - Ôn cách xếp tên riêng theo đúng thứ tự bảng chữ cái. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Phiếu ghi tên các bài tập đọc - Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT2 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ GIỚI THIỆU BÀI - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 2/ ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG - Tiến hành tương tự như tiết 1 3/ ÔN LUYỆN ĐẶT CÂU THEO MẪU AI (CÁI GÌ, CON GÌ) LÀ GÌ ? - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Treo bảng phụ ghi sẵn BT 2 - Gọi 2 HS khá đặt câu theo mẫu. - Gọi 5 đến 7 HS dưới lớp nói câu của mình. Chỉnh sửa cho các em. - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. 4/ ÔN LUYỆN VỀ XẾP TÊN NGƯỜI THEO BẢNG CHỮ CÁI - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4. - Chia lớp thành hai nhóm, yêu cầu nhóm 1 tìm các nhân vật trong các bài tập đọc của tuần 7, nhóm 2 tìm các nhân vật trong các bài tập đọc tuần 8. - Yêu cầu từng nhóm đọc tên các nhân vật vừa tìm được, khi các nhóm đọc, GV ghi lên bảng. - Tổ chức cho HS thi xếp tên thứ tự bảng chữ cái. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đáp án. 5/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau. - Đặt 2 câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì ? - Đọc bảng phụ. - Đọc bài : Bạn Lan là học sinh giỏi - Thực hiện yêu cầu. - Thực hiện yêu cầu của GV - Đọc yêu cầu. - Thực hiện yêu cầu. - Nhóm 1 : Dũng, Khánh. - Nhóm 2 : Minh, Nam, An. - Hai nhóm thi đua với nhau, sau 3 phút GV và các thư kí thu kết quả, nhóm nào có nhiều bạn làm đúng hơn là nhóm thắng cuộc. - An, Dũng, Khánh, Minh, Nam Tiết 4 Môn : Toán LÍT I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa). - Biết ca 1 lít, chai 1 lít, biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít (l). - Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chuẩn bị ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước,. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH : 2. BÀI MỚI : a/ Giới thiệu bài : - Các em đã học về đơn vị đo đơn vị cân trọng lượng. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em học thêm 1 đơn vị dung tích có nghĩa là sức chứa đó là lít. GV ghi tựa bài lên bảng. b/ Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa) : - GV lấy 2 cái cốc thủy tinh to nhỏ khác nhau. Lấy bình nước (nước có màu) rót đầy 2 cốc nước đó. GV hỏi. Cốc nào chứa được nhiều nước hơn? (cốc to). Cốc nào chứa được ít nước hơn? (cốc bé). c/ Giới thiệu ca 1 lít (hoặc chai 1 lít). Đơn vị lít: + GV giới thiệu : Đây là cái ca 1 lít (hoặc chai 1 lít). Rót nước cho đầy ca (chai) này, ta được 1 lít nước. - GV nói : “Để đo sức chứa của một cái chai, cái ca, cái thùngta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là l” (viết lên bảng). - GV gọi vài HS đọc “Một lít, 1l”. d/ Thực hành : Bài 1 : Đọc, viết (theo mẫu). - GV yêu cầu HS lên bảng làm bài 1. - GV cùng HS nhận xét. Đọc Ba lít Mười lít Hai lít Năm lít Viết 3l 10l 2l 5l Bài 2 : Tính (theo mẫu). - GV cho HS làm vào SGK. GV theo dõi HS làm bài. - Khi HS làm xong, GV gọi 3 em lên sửa bài , mỗi em làm hai bài. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét sửa chữa. a) 9l + 8l = 17l 15l + 5l = 20l 2l + 2l + 6l = 10l b) 17l - 6l = 11l 18l - 5l = 13l 28l - 4l - 2l = 22l Bài 3 : Còn bao nhiêu lít? - GV cho HS quan sát bài 3, trang 42. GV cho HS ghi phép tính vào bảng con. - GV cùng HS nhận xét. b) can dầu có 10l dầu rót sang can hết 2l dầu. Hỏi trong can còn bao nhiêu lít dầu?. 10 l - 2 l = 8 l c) Tượng tự nư bài b. 20 l – 10 l = 10 l Bài 4 : - GV gọi HS đọc bài toán 4. - GV hỏi. Bài toán cho biết gì ? (lần đầu cửa hàng bán được 12l nước mắm, lần sau bán được 15 l nước mắm). Bài toán hỏi gì ? (hỏi cả 2 lần cửa hàng bán được bao nhiêu lít nước mắm). - GV gọi 1 HS lên giải. HS còn lại làm vào vở. - GV nhận xét và chấm 1 số bài làm của HS. Tóm tắt. Lần đầu bán : 12l Lần sau bán : 15l Cả hai lần bán :..l ? Giải Cả hai lần cửa hàng bán được là. 12 + 15 = 27 (l) Đáp số : 27 l 3/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: - GV gọi HS đọc lại 1l, 2l . * GV lưu ý HS. - Nếu viết riêng pháp tính thì viết. 12l + 15l = 27l - Nếu là phép tính ứng với câu lời giải thì viết. 12 + 15 = 27 (l) * GV nhận xét tiết học . - Cả lớp hát vui. - HS nhắc lại tựa bài. - HS quan sát. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS theo dõi. - HS đọc, cả lớp đọc ĐT. - 3 HS lên bảng làm bài 1. Mỗi em làm 1 bài. - Cả lớp nhận xét. - HS làm bài 2 vào SGK. - 3 HS lên sửa bài mỗi em sửa 2 bài - HS sửa chữa bài làm đúng ghi Đ, sai ghi S. - HS quan sát bài 3 trang 42 và ghi phép tính vào bảng con. - Cả lớp nhận xét. - 1 HS đọc bài toán 4. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - 1 HS lên bảng giải. HS còn lại làm vào vở. - HS đọc. Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2009. Tiết 1 Môn : Toán LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Rèn kỹ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị lít. - Thực hành củng cố biểu tượng về dung tích. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH : 2. KIỂM TRA : - GV ghi lên bảng gọi HS đọc 2l, 3l, 4l, 5l * GV nhận xét ghi điểm. 3. BÀI MỚI: a/ Giới thiệu bài : - GV ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS đọc. b/ Luyện tập : Bài 1 : Tính. - GV gọi HS lên làm bài 1, mỗi em làm 1 bài. HS còn lại làm SGK. - GV cùng HS sửa chữa bài tập. 2l + 1l = 3l 15l – 5l = 10l 16l + 5l = 21l 35l – 12l = 23l 3l + 2l – 1l = 4l 16l – 4l + 15l = 27l Bài 2 : Điền số. - GV cho HS nhìn vào hình vẽ rồi điền số vào ô trống bài 2. - GV theo dõi HS làm bài, khi HS làm xong GV gọi HS nhận xét và sửa chữa. - GV chấm 1 số bài của HS. a) 6l, b) 8l, c) 30l Bài 3 : - GV gọi HS đọc đề toán 3, GV hỏi. Bài toán cho biết gì ? (thùng thứ nhất có 16l dầu, thùng thứ hai ít hơn 2 l dầu). Bài toán hỏi gì ? (hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?). - GV gọi HS lên tóm tắt, 1 HS giải. HS còn lại làm vào vở. - GV cùng HS nhận xét. - GV chấm 1 số vở bài làm của HS. Tóm tắt. 16 l Thùng 1 : Thùng 2 : 2l ? l Tính Giải 16 Thùng thứ hai có là. - 2 16 – 2 = 14 (l) 14 Đáp số : 14 l dầu Bài 4 : Thực hành. - GV lấy 1 can đầy nước. Đổ nước từ can đó sang đầy ca 1l ta được 3 ca thì can hết nước. GV hỏi. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng. Vậy cái chứa được mấy lít ?. (cái can chứa được 3 lít nước). 4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: * GV nhận xét tiết học . - 2 HS đọc. - HS nhắc lại tựa bài. - 3 HS lên bảng làm bài 1. Mỗi em làm 1 bài. - HS còn lại làm SGK. - HS tự sửa chữa bài làm của mình. -HS làm bài 2 vào SGK. - HS nhận xét và sửa chữa bài. - HS nộp bài. - 1 HS đọc đề toán 3. - HS trả lời. - Cả lớp nhận xét. - 1 HS tóm tắt đề toán. - 1 HS giải bài toán. - HS còn lại làm vào vở. - Cả lớp nhận xét và sửa chữa bài. - 10 em nộp bài làm. - HS theo dõi. - HS trả lời. Tiết 2 Môn : Kể Chuyện ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TIẾT 3 I/ MỤC TIÊU - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Ôn luyện ve ... và nói và chỉ vào từng hình trong sơ đồ trang 20 SGK. Bước 2 : Làn việc cả lớp. - GV treo tranh vẽ hình 1 trong SGK trang 20 phóng to lên bảng. GV tóm tắt ý chính : + Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu đi tiêu bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, không đúng quy cách trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất, hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi. + Hình vẽ thể hiện trứng giun có thể vào cơ thể bằng các cách sau : - Không rửa tay sau khi đại tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn, đồ uống - Nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí, người sử dụng nước không sạch để ăn uống, sinh hoạt sẽ bị nhiễm giun. - Đất trông rau bị ô nhiễm do các hố xí không hợp vệ sinh hoặc dùng phân tươi để bón rau, người ăn rau rửa chưa sạch, trứng giun sẽ theo rau vào cơ thể - Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi và đậu vào thức ăn nước uống của người lành làm họ bị nhiễm giun. * Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp : Làm thế nào phòng ngừa bệnh giun?. + Mục tiêu : - Kể ra các biện pháp phòng tránh giun. - Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc, dép, ăn chín uống nước đã đun sôi, giữa vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. + Cách tiến hành : - Trên cơ sở những con đường trứng giun có thể xâm nhập vào cơ thể, GV yêu cầu HS suy nghĩ những cách để trứng giun xâm nhập vào cơ thể. - GV gọi HS trả lời. - GV cùng HS nhận xét. * GV tóm ý chính : + Để ngăn không cho trứng giun xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, chúng ta cần giữ vệ sinh ăn uống : ăn chín, uống nước đã đun sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn, giữa vệ sinh cá nhân, đặc biệt biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện bằng nước sạch và xà phòng, thường xuyên cắt ngắn móng tay, khôg để cho trứng giun và các mầm bệnh khác có nơi ẩn nấp. + Để ngăn không cho phân rơi rãi hoặc hoặc ngấm vào đất hay nguồn nước cần làm hố xí, đúng quy cáh, hợp vệ sinh giữa cho hố xí luôn sạch sẽ, không để ruồi đậu và sinh sôi nẩy nở ở hố xí, ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho rau màu, không đi đại tiện hoặc vứt phân bừa bãi không sử dụng loại hố xí không hợp vệ sinh. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV hỏi. Một năm em tẩy giun mấy lần?. - GV nói thêm : Các em nên 6 tháng tẩy giun 1 lần theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. * Nhận xét tiết học. - Cả lớp hát bài “bàn tay sạch”. - HS nhắc lại tựa bài. - HS theo dõi. - HS tự liên hệ trả lời câu hỏi. - Cả lớp thảo luận nhóm đôi lần lượt theo từng câu hỏi của GV nêu. - Lần lượt đại diện từng nhóm báo cáo. - HS làm vào VBT bài 1 trang 9. - HS làm vào vở bài tập. - Thảo luận nhóm theo câu hỏi của GV đưa ra. - Đại diện từng nhóm lên báo cáo theo câu hỏi và nói, chỉ vào từng hình trong sơ đồ trang 20 SGK. - 1 HS chỉ, 1 HS nói theo tranh vẽ. - HS trả lời. - Cả lớp nhận xét. - 1, 2 HS nhắc lại. - HS tự trả lời. Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm2009 Tiết 1 Môn : Toán LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Củng cố cách tìm “Một số hạng trong một tổng”. - Ôn tập lại phép trừ đã học và giải toán đơn về phép trừ. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH : 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3. BÀI MỚI : a/ Giới thiệu bài : - Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập thêm về “Tìm một số hạng trong một tổng”. GV ghi tựa bài lên bảng. b/ Luyện tập : Bài 1 : Tìm X. - GV ghi lên bảng bài 1 cho HS làm vào vở. - Khi HS làm xong GV gọi 3 HS lên sửa bài. - GV cùng HS nhận xét. X + 8 = 10 X + 7 = 10 30 + X = 58 X = 10 – 8 X = 10 – 7 X = 58 – 30 X = 2 X = 3 X = 28 Bài 2, 3 : - GV cho HS làm vào SGK bài 2, 3 trang 46. - GV gọi lần lượt HS lên sửa bài tập. GV nhận xét chung. 9 + 1 =10 8 + 2 = 10 3 + 7 = 10 10 – 9 = 1 10 – 8 = 2 10 – 3 = 7 10 – 1 = 9 10 – 2 = 8 10 – 7 = 3 10 – 1 – 2 = 7 10 – 3 – 4 = 3 19 – 3 – 5 = 11 10 – 3 = 7 10 – 7 = 3 19 – 8 = 11 Bài 4 : - GV gọi 1 HS đọc đề toán 4. - GV hỏi, gọi HS trả lời. Bài toán cho biết gì ? (có 45 quả, có 25 quả cam). Bài toán hỏi gì ? (Hỏi có bao nhiêu quả quýt?). - GV cho HS làm vào vở, gọi 1 em nêu tóm tắt, 1 em giải. - GV cùng HS nhận xét. - GV chấm 1 số vở cho HS. Tóm tắt Có : 45 quả Cam : 25 quả Quýt : quả ? Giải Số quả quýt có là. 45 – 25 = 20 (quả) Đáp số : 20 quả Bài 5 : Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. Tìm X Biết : X + 5 = 5 - GV cho 2 tổ thi đua với nhau lên khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng và nhanh thì tổ đó sẽ thắng. - GV cùng HS nhận xét. X = 5. X = 10. X = 0. 4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: * GV nhận xét tiết học . - Cả lớp hát vui. - HS nhắc lại tựa bài. - HS làm bài 1 vào vở. - 3 HS lên sửa bài. - Cả lớp nhận xét. - HS làm vào SGK bài 2, 3 trang 46. - Lần lượt từng em lên sửa bài. - Cả lớp nhận xét. - 1 HS đọc đề toán 4. - HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS giải bài toán vào vở. - Cả lớp nhận xét bài làm. - 7 - 10 em nộp bài. - 2 tổ (1, 2 thi đua). - Cả lớp nhận xét và chọn ra tổ nhanh nhất. Môn : Luyện Từ Và Câu ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TIẾT 9 BÀI LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU - Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản - Củng cố mẫu câu Ai là gì ? - Làm quen với bài kiểm tra II/ TIẾN HÀNH 1/ GV nêu yêu của tiết học 2/ Yêu cầu HS mở SGK và đọc thầm văn bản Đôi bạn. 3/ Yêu cầu HS mở vở bài tập và làm bài cá nhân. 4/ Chữa bài. 5/ Thu và chấm một số bài sau đó nhận xét kết quả làm bài của HS Môn : Đạo Đức CHĂM CHỈ HỌC TẬP I/ MỤC TIÊU : 1. Học sinh hiểu : - Như thế nào là chăm chỉ học tập. - Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì. 2. HS thực hiện được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà. 3. HS có thái độ tự giác học tập. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các phiếu thảo luận nhóm cho hoạt động 2 - tiết 1, hoạt động 2 – tiết 2. - Đồ dùng cho trò chơi sắm vai (HĐ1-T3, HĐ-T2) cho tiểu phẩm HĐ3-T2. - VBT ĐĐ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH : 2. BÀI MỚI : a. Giới thiệu : - Ở tiết học trước đã giúp cho các em biết phụ giúp gia đình và biết tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Ngoài chăm làm việc nhà còn một việc rất quan trọng với các em là chăm chỉ học tập. Vậy chăm chỉ học tập có lợi ích gì qua bài học hôm nay các em sẽ hiểu. GV và ghi tựa bài lên bảng. Hoạt động 1 : Xử lý tình huống. * Mục tiêu : HS hiểu được một việc làm cụ của việc chăm chỉ học tập. * Cách tiến hành : a) GV nêu tình huống y/c các cặp HS thảo luận về cách ứng xử sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai. + Tình huống : Bạn Hà đang làm bài tập ở nhà thì bạn rủ đi chơi (đá bóng, đá cầu,.) Bạn Hà phải làm gì khi đó?. - GV cho từng cặp HS độc lập thảo luận, phân vai ch nhau. - GV gọi đại diện 1 số cặp HS diễn lại vai. - GV cùng HS phân tích các cách ứng xử và lựa chọn ra cách giải quyết phù hợp nhất như : (Hà đi ngay cùng bạn, nhờ bạn làm giúp rồi đi, bảo bạn chờ cố làm xong bài mới đi.). GVKL : Khi đang học, đang làm bài tập các em cần cố gắng hoàn thành công việc không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm. * Mục tiêu : Giúp HS biết được một số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập.. * Cách tiến hành : a) GV y/c các nhóm thảo luận các nội dung trong phiếu thảo luận. Nội dung phiếu. + Hãy đánh dấu + vào ô o trước những biểu hiện của việc chăm chỉ học tập. o Cố gắng tự hoàn thành bài tập được giao. o Tích cực tham gia học tập cùng bạn trong nhóm, tổ. o Chỉ dành tất cả thời gian cho việc học tập mà không làm các việc khác. o Tự giác học mà không cần nhắc nhở. o Tự sửa chữa sai xót trong bài làm của mình - HS làm xong, GV gọi lần lượt từng em đọc kết quả của mình. GV nhận xét sửa chữa. GVKL : Các ý nêu biểu hiện chăm chỉ học tập là : a, b, c, d, đ. - GV cho HS tiếp tục làm bài tập 3. Bài tập này các em làm cá nhân tự nhận xét và ghi vào chỗ chấm. * Hãy ghi những lợi ích của việc chăm chỉ học tập. + Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn. + Được thầy cô, bạn bè yêu mến. + Thực hiện tốt quyền được học tập. + Bố mẹ hài lòng. - Khi HS làm bài xong, GV gọi 1 vài cá nhân đọc câu trả lời của mình. - GV cùng HS nhận xét. Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế. * Mục tiêu : Giúp HS tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập. * Cách tiến hành : a) GV yêu cầu HS tự liên hệ về việc học tập của mình. Em đã chăm chỉ học tập chưa?. Hãy kể các việc làm cụ thể. Kết quả đạt được ra sao?. - GV cho HS trao đổi theo cặp. - GV gọi vài cặp nêu cách trả lời của mình. - GV cùng HS nhận xét. * GV nhận xét tiết học . - Cả lớp hát vui. - HS nhắc lại tựa bài. - Từng cặp HS độc lập thảo luận, phân vai cho nhau. - 1 vài cặp HS diễn vai. - Cả lớp phân tích các cách ứng xử và lựa chọn ra cách giải quyết phù hợp nhất. - HS làm vào VBT. - Lần lượt từng em đọc kết qủa. - Cả lớp nhận xét và sửa chữa. - HS làm bài tập 3. - Vài em đọc kết quả của mình. - Cả lớp nhận xét. - HS trao đổi theo cặp. - Vài cặp báo cáo. - Cả lớp nhận xét. TIẾT 10 BÀI LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU - Luyện kĩ năng viết chính tả. - Luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước. II/ CÁCH TIẾN HÀNH 1/ Nêu nội dung và yêu cầu của tiết học 2/ Đọc bài Dậy sớm 3/ Yêu cầu HS đọc lại sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh. 4/ Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ 5/ Đọc bài thong thả cho HS viết. 6/ Đọc bài cho HS soát lỗi. 7/ Yêu cầu HS suy nghĩ và tự viết đoạn văn theo yêu cầu. 8/ Chấm và nhận xét bài làm cho HS.
Tài liệu đính kèm: