T1 CHÀO CỜ
T2 -3 Môn : Tập Đọc
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ
- Phân biệt được lời các nhân vật .
2. Hiểu
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới : hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.
TUẦN 30 Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2010 T1 CHÀO CỜ T2 -3 Môn : Tập Đọc AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I/ MỤC TIÊU 1. Đọc - Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ - Phân biệt được lời các nhân vật . 2. Hiểu - Hiểu được ý nghĩa các từ mới : hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ. - Hiểu ý nghĩa của truyện : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK - Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 1 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cây si già. - Nhận xét, cho điểm HS. 2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Cho cả lớp hát bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã. - Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi. Bài tập đọc ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó. 2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu đoạn 1, 2. - Chú ý : Đọc toàn bài với giọng ấm áp, trìu mến. Lời của Bác đọc nhẹ nhàng, trìu mến, quan tâm; Lời của các thiếu nhi đọc với giọng thể hiện sự vui mừng, ngây thơ; Lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em. - Hỏi : Trong bài có những từ nào khó đọc ? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp) - Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài - Y/c HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn - Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi : Câu chuyện được chia làm mấy đoạn ? Phân chia các đoạn như thế nào ? - Gọi 1 HS đọc đoạn 1 - Đoạn đầu là lời của người kể, các em cần đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả. - Gọi 1 HS đọc đoạn 2 - Hướng dẫn : Trong đoạn truyện này có lời của Bác Hồ và lời của các thiếu nhi. Khi đọc lời của Bác cần thể hiện sự quan tâm tới các cháu. Khi đọc lời đáp của các cháu thiếu nhi, nên kéo dài giọng ở cuối câu, thể hiện sự ngây thơ và vui mừng của các cháu thiếu nhi khi được gặp Bác - Gọi 1 HS đọc đoạn 3 - Hướng dẫn HS đọc câu nói của Tộ và của Bác trong đoạn 3. - Gọi HS đọc lại đoạn 3. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi và nhận xét. - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc c) Cả lớp đọc đồng thanh TIẾT 2 2.3. Tìm hiểu bài - GV đọc lại cả bài lần 2 - Gọi 1 HS đọc phần chú giải. - Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ như thế nào ? - Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trang trại nhi đồng? - Bác Hồ hỏi các em HS những gì ? - Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác ? - Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai? - Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho ? - Tại sao Bác khen Tộ ngoan ? - Chỉ vào bức tranh : Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào ? Em hãy kể lại. - Yêu cầu HS đọc phân vai. - Nhận xét cho điểm HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy - Tuyên dương những HS thuộc 5 điều Bác Hồ dạy. - Nhận xét tiết học - Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - 3 HS đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi : + Cậu bé đã làm gì không phải với cây si ? + Cây đã làm gì để cậu bé hiểu nỗi đau của nó ? + Qua câu truyện này em hiểu được điều gì ? - Theo dõi và đọc thầm theo. - Đọc bài - Từ : quây quanh, hồng hào, trở lại, lời non nớt, leo lên, tắm rửa, vòng rộng, vâng lời, nhận lỗi, ; quây quanh, tắm rửa, vâng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa, mừng rỡ, - Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc bài đồng thanh. - Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc 1 câu. - Câu chuyện được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1 : Một hôm nơi tắm rửa + Đoạn 2 : Khi trở lại phòng họp Đồng ý ạ! + Đoạn 3 : Phần còn lại - 1 HS khá đọc bài - 1 HS đọc lại bài. - 1 HS khá đọc bài - Luyện đọc đoạn 2 theo hướng dẫn : Lớp trưởng (hoặc 1 HS bất kì) đọc câu hỏi của Bác. Sau mỗi câu hỏi, cả lớp đọc đồng thanh câu trả lời của các cháu thiếu nhi. - 1 HS khá đọc bài - Luyện đọc câu : + Thưa Bác,/ hôm nay cháu không vâng lời cô,// cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác,// (Giọng nhẹ, rụt rè) + Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm!//cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.// (Giọng ân cần, động viên) -1 HS đọc đoạn 3 - Nối tiếp theo đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. - HS theo dõi bài trong SGK. - HS đọc - Các em chạy ùa tới, quay quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ. - Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp nơi tắm rửa. - Các cháu có vui không ? /Các cháu ăn có ngon không ? /Các cô có mắng phạt các cháu không ? /Các cháu có thích kẹo không ? - Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ, nghỉ, của các cháu thiếu nhi. Bác còn mang kẹo chia cho các em. - Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác. - Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô. - Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi./ Vì người dũng cảm nhận lỗi là rất đáng khen. - 3 HS lên chỉ vào bức tranh và kể lại. - 8 HS thi đọc theo vai (vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé, Tộ). T4 Môn : Toán KILÔMÉT I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh. - Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômét. - Nắm được được quan hệ giữa kilômét và mét. - Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đv là kilômét (km) - Biết so sánh các khoảng cách (đo bằng km) II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bản đồ Việt Nam. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH: 2. KIỂM TRA: 3. DẠY – HỌC BÀI MỚI: a/ Giới thiệu: - GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại. b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài kilômét (km): - GV nói: Các em đã học các đơn vị đo độ dài là xăngtimét, đêximét, và mét. Để đo các khoảng cách lớn , chẳng hạn quãng đường giữa 2 tỉnh, ta dùng 1 đơn vị đo lớn hơn là kilômét. - GV viết lên bảng: Kilômét viết tắt là km. 1km = 1000m c/ Thực hành: Bài 1: Số. - GV gọi HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 cột. - GV nhận xét sửa chữa. 1km = 1000m 1000m = 1km 1m = 10dm 10dm = 1m 1m = 100cm 100cm = 1dm Bài 2: Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau: - GV cho HS trả lời miệng. GV nhận xét. B 42km · C 23km · 48km A · · D a. Quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu kilômét ?(23km). b. Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômét? (90km). c. Quãng đườngtừ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômét? (45km). Bài 3: Nêu số đo. - GV cho HS làm bài vào vở (nhìn SGK làm bài). - GV chấm 1 số vở của HS. Quãng đường Dài Hà Nội – Cao Bằng. 285km Hà Nội – Lạng Sơn . 169km Hà Nội – Hải Phòng. 102km Hà Nội – Vinh. 308km Vinh – Huế. 368km TP HCM – Cần Thơ. 174km TP HCM – Cà Mau. 354km Bài 4: GV cho HS trả lời miệng. GV nhận xét. Cao Bằng. c) Vinh – Huế. Hải Phòng. d) HCM – Cần Thơ. 4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : * GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát vui. - HS nhắc lại tựa bài. Cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc cá nhân. - Lớp đọc đồng thanh. - HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 cột. - Lớp nhận xét. - HS trả lời miệng. - Lớp nhận xét. - HS làm bài vào vở. - HS nộp bài. - HS trả lời miệng. Thứ 3 ngày 6 tháng 4 năm 2010 T1 Môn : Toán MILIMÉT I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh. - Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị milimét. - Nắm được được quan hệ giữa cm và milimét, giữa m và milimét. - Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Thước kẻ HS với các vạch chia thành từng mm - SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH: 2. KIỂM TRA: - GV hỏi: · Em hãy kể tên các đơn vị đo độ dài đã học (cm, dm, m, km) + 1dm = ? Bao nhiêu cm ? + 10 cm = ? Bao nhiêu dm ? + 1 m = ? Bao nhiêu dm ? cm ? + 1km = ? Bao nhiêu m ? 3. DẠY – HỌC BÀI MỚI: a/ Giới thiệu: - GV nói: Hôm nay chúng ta học thêm 1 đơn vị đo độ dài khác các đơn vị đã học, đó là milimét. Milimét viết tắt là mm. GV ghi tựa bài lên bảng. b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài milimét (mm): - GV y/c HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ HS và hỏi: · Độ dài 1cm, chẳng hạn từ vạch 0 đến vạch 1, được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau? (10 phần bằng nhau) - GV giới thiệu trên thước kẻ chia vạch, mm, và cho HS biết độ dài của một phần chính là 1 milimét. - GV hỏi. · Qua việc quan sát được, em cho biết 1cm bằng bao nhiêu milimét? (10mm). GV viết lên bảng. 1cm = 10mm - GV hỏi. · 1m bằng bao nhiêu milimét? (1000mm) - GV viết lên bảng. 1m = 1000mm - GV gọi HS nhắc lại, cả lớp đọc đồng thanh. c/ Thực hành: Bài 1: - GV cho HS làm bài vào bảng con, mỗi em làm 1 cột. GV gọi 3 HS lên bảng làm. GV nhận xét sửa chữa. 1cm = 10mm 1000mm = 1m 1m = 1000mm 10mm = 1cm 5cm = 50mm 3cm = 30mm Bài 2: Mỗi đoạn thẳng dưới đây là bao nhiêu milimét? - GV cho HS trả lời miệng. GV nhận xét. + MN : 60mm. + AB : 30mm. + CD : 70mm. Bài 3: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm và 28mm. - GV cho HS làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm. - GV chấm 1 số vở cho HS. Giải. Chu vi hình tam giác là. 24 + 16 ... công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải đi qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã. Bác dừng lại, đợi anh chiến sĩ đi tới, ân cần hỏi : - Chú ngã có đau không ? Anh chiến sĩ vội đáp : - Thưa Bác, không sao đâu ạ ! Bác bảo : - Thế thì tốt. Nhưng tại sao chú bị ngã ? - Thưa Bác, tại hòn đá tại hòn đá bị kênh ạ. - Ta nên kê lại để người khác qua suối không bị ngã nữa. Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, hai Bác cháu mới tiếp tục lên đường. Theo Những ngày được gần Bác - Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh. - GV kể chuyện lần 2 : vừa kể vừa giới thiệu tranh. - GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi : a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ? b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ? c) Khi biết hòn đá bị kênh, bác bảo anh chiến sĩ làm gì ? d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ? - Yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp. - Yêu càu HS tự viết vào vở. - Gọi HS đọc phần bài làm của mình. - Cho điểm HS. 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài học gì ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe. - 3 HS kể lại truyện. - Vì sao cây hoa biết ơn ông lão? - Cây hoa xin Trời điều gì ? - Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban đêm ? - Quan sát. - Lắng nghe nội dung truyện. - HS đọc bài trong SGK. - Quan sát, lắng nghe. - Bác và các chiến sĩ đi công tác. - Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh. - Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa. - Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa. - 8 cặp HS thực hiện lời hỏi đáp. HS 1 : Đọc câu hỏi : HS 2 : Trả lời câu hỏi. - 1 HS kể lại. - Đọc đề bài trong SGK. HS 1 : Đọc câu hỏi. HS 2 : Trả lời câu hỏi. - HS tự làm. - 5 HS trình bày - Phải biết quan tâm đến người khác. / Cần quan tâm tới mọi người xung quanh. / Làm việc gì cũng nghĩ đến người khác. T3 Môn : Đạo Đức BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH I/ MỤC TIÊU : - Ở tiết 1. II/ CHUẨN BỊ: - SGK, VBT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : TIẾT 2 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ỔN ĐỊNH: 2. KIỂM TRA: 3. DẠY – HỌC BÀI MỚI: a/ Giới thiệu: - GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại. b/ Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm. * Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu: + Khi đi chơi vườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây: Mặc các bạn, không quan tâm. Đứng xem, hùa theo trò nghịch của bạn. Khuyên ngăn các bạn. Mách người lớn. - GV cho HS thảo luận nhóm theo tình huống đưa ra. - GV gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. GVKL: Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích. c/ Hoạt động 2: Chơi đóng vai. * Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích. * Cách tiến hành: - GV nêu tình huống: + An và Huy là đôi bạn thân. Chiều nay tan học về, Huy rủ: - An ơi trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chom non về chơi đi! + An cần ứng xử như thé nào trong tình huống đó? - GV cho HS thảo luận nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai. - GV gọi các nhóm HS lên đóng vai. - GV gọi HS nhận xét. GVKL: Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây, phá tổ chim vì: + Nguy hiểm, dễ bị ngã có thể bị thương. + Chim non sống xa mẹ, dễ bị chết. d/ Hoạt động 3: Tự liên hệ. * Mục tiêu: HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích. * Cách tiến hành: - GV nêu y/c: “Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể 1 vài việc làm cụ thể”. - GV nhận xét chung. GVKL: Khen những HS đã biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở HS trong lớp học tập các bạn. GVKL chung: Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế, cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành. 4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : * GV nhận xét tiết học. - Cả lớp hát vui. - HS nhắc lại tựa bài. Cả lớp đọc đồng thanh. - HS theo dõi. - HS thảo luận nhóm theo tình huống. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS theo dõi. - HS thảo luận nhóm. - HS lên đóng vai. - Lớp nhận xét. - HS nêu. Môn : Tập Đọc XEM TRUYỀN HÌNH I/ MỤC TIÊU 1. Đọc - Đọc lưu loát được toàn bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ - Biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài. 2. Hiểu - Hiểu được ý nghĩa các từ mới : chật ních, phát âm viên, háo hức, bình phẩm - Hiểu được nội dung của bài : Bài nói lên sự vui mừng, háo hức của những người dân lần đầu tiên được xem truyền hình. Từ đó, cho chúng tathấy được lợi ích, vai trò của truyền hình trong cuộc sống. - Có ý thức xem truyền hình để bồi dưỡng kiến thức II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK - Bảng phụ ghi sẵn từ, các câu cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng. - Nhận xét, cho điểm HS 2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Treo bức tranh và hỏi : Mọi người trong tranh đang làm gì? - Trong giờ tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiều về tình cảm của những người dân lần đầu tiên được xem truyền hình, qua đó các con cũng thấy được lợi ích của vô tuyến truyền hình trong cuộc sống. 2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu -GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc : + Giọng người kể : vui, nhẹ nhàng. + Giọng Liên : tỏ ra hiểu biết. + Giọng cô phát thanh viên : rõ ràng, thong thả. + Giọng bà con xem ti vi : ngạc nhiên, vui thích. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ : + Tìm các từ có âm đầu l, n, tr, ch, r, trong bài + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã - Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm) - Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có c) Luyện đọc đoạn - Nêu yêu cầu luyện đọc từng đoạn, sau đó hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn. - Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi, nếu có. - Gọi 1 HS đọc đoạn 2. - Hướng dẫn HS ngắt giọng và đọc diễn cảm đoạn 2. - Gọi 1 HS đọc lại đoạn 2 - Gọi 1 HS đọc lại đoạn 3. Nghe và chỉnh cách ngắt câu, giọng đọc của HS cho đúng. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh 2.3. Tìm hiểu bài - Gọi1 HS khá đọc toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải. - Nhà chú La có gì mới ? - Chú La mời mọi người đến nhà mình để làm gì ? - Tâm trạng của bà con ra sao ? - Tối hôm ấy, mọi người được xem gì trên ti vi ? - Hằng ngày con thích xem chương trình gì trên ti vi ? Chương trình đó có gì hay ? 3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Gọi 3 HS đọc lại toàn bài - Vô tuyến truyền hình cần với con người như thế nào ? - Xem vô tuyến có tác dụng gì ? - Nhận xét, cho điểm HS. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài, xem những chương trình phù hợp với trẻ em và có ích cho học tập. - 3 HS đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn và trả lời câu hỏi cuối bài. - Mọi người trong tranh đang xem ti vi. - Theo dõi và đọc thầm theo. - Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV : + Các từ đó là : chú La, truyền hình, chật ních, trong trẻo, lễ kỉ niệm, reo vui, nổi lên, + Các từ đó là : chú La, truyền hình, vô tuýen, háo hức, bình phẩm, ăn bắp nướng. - Từ 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. - Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. - Chia bài thành 3 đoạn theo hướng dẫn : + Đoạn 1 : Nhà chú La về xã nhà. + Đoạn 2 : Chưa đến trẻ quá. + Đoạn 3 : Phần còn lại. - 1 HS đọc bài. - 1 HS khá đọc bài. - Luyện đọc các câu: + Chưa đến 7 giờ,/ nhà chú La đã chật ních người,// Ai cũng háo hức chờ xem/ cái máy phát hình xã mình thế nào.// + Đây rồi !// giọng cô phát thanh viên trong trẻo://”Vừa qua,/ xã Hoa Ban đã tổ chức lể kĩ niệm sinh nhật Bác/ và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kính đồi trọc.”// + Những tiếng reo vui, bình phẩm nổi lên : “A,/ núi Hồng//! Kìa,/ Chú La,/ đúng không? Chú La trẻ quá!”// - 1 HS đọc đoạn 2 - 1 HS đọc đoạn 3 - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Đọc bài theo yêu cầu. - Chú La mới mua ti vi. - Chú La mời mọi người đến xem ti vi đưa tin về xã nhà. - Bà con háo hức chờ xem. - Mọi người được xem cảnh xã nhà tổ chức lễ sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông, thấy cảnh núi Hồng, thấy chú La, sau đó họ xem phim. - 5 đến 7 HS được phát biểu. - Đọc bài theo vai, 1 HS dẫn chuyện, 1 HS đóng vai Liên, 1 HS đóng vai cô phát thanh viên, cả lớp đóng vai dân làng. - Làm cho mọi người ở khắp mọi nơi biết tin tức về nhau. - Nâng cao hiểu biết, giải trí,
Tài liệu đính kèm: