Giáo án Tuần 23 - Ngữ văn lớp 8

Giáo án Tuần 23 - Ngữ văn lớp 8

Tuần : 23 Bài: 22 Tiết : 89.

 Văn bản : CÂU TRẦN THUẬT.

I.MỤC TIÊU :

-Gíup HS hiểu rõ đặc điểm , hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

-Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sdụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

-Giáo dục lòng yêu thích , giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng Việt

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : giáo án, bảng phụ

 2.Học sinh : soạn bài trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra :

Dựa vào đặc điểm, hình thức nào biết được câu cảm thán? Cho vd?.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 23 - Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 23 Bài: 22 Tiết : 89.
 Văn bản : CÂU TRẦN THUẬT.
I.MỤC TIÊU :
-Gíup HS hiểu rõ đặc điểm , hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
-Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sdụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
-Giáo dục lòng yêu thích , giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : giáo án, bảng phụ
 2.Học sinh : soạn bài trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra :
Dựa vào đặc điểm, hình thức nào biết được câu cảm thán? Cho vd?.
3. Bài mới :
TT
Nội dung
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
I. Đặc điểm hình thức và chức năng :
-Câu TT không có đặc điểm hình thức của câu NV, cầu khiến, cảm thán.
-Dùng để kể, thông báo, nhận định, mtả.
-Câu TT còn dùng để y.cầu, đề nghị hay bộc lộ t/chất, cảm xúc.
-Khi viết kết thúc bằng dấu chấm, có thể dùng dấu chấm than, dấu chấm lửng.
-Kiểu câu phổ biến trong giao tiếp.
II. Luyện tập:
*BT1: 
-(a) Cả 3 câu là câu TT.
Câu 1:kể, câu 2,3:bộc lộ t/c, cảm xúc.
-(b)Câu 1:kể-câu 2:cảm thán( bằng từ quá)
-Câu 3,4:TT bộc lộ cảm xúc:cám ơn.
*BT2:
-Câu 1:câu nghi vấn.
-Câu 2:câu TT
-Hai câu 2 kiểu khác nhưng cùng diễn đạt 1 ý nghĩa:Say sưa với cảnh đẹp
*Bt3:
-a.Câu cầu khiến 
-b.câu nghi ván 
-c.Câu trần thuật 
=>đều yêu cầu không hút thuốc lá , nhưng mức độ yêu cầu khác nhau 
*Bt4, 5: làm ở nhà
*GV cho HS quan sát các câu trong sgk.
?Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán?
?Những câu này dùng để làm gì?
?Khi viết câu trần thuật kết thúc bằng những dấu câu nào?
?Vậy thế nào là câu trần thuật?
?Hãy xđịnh kiểu câu và chức năng của những câu sau ?
?Câu thơ:”Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào” và câu “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
?Nhxét về kiểu câu và ý nghĩa 2 câu đó.
?Xác định kiểu câu của các câu ở bt3 ? Cho biết chúng dùng để làm gì ?Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của chúng ?
*GV hướng dẫn bt4, 5 làm ở nhà 
-Chỉ có câu”Oâi Tào khê!”có đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
-Những câu còn lại là câu trần thuật.
-(a) Các câu TT dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dt ( câu 1,2) và y.cầu ( câu 3).
-(b) Dùng để kể ( câu 1) 
Dùng thông báo (câu 2).
-(c) Dùng mtả hình thức của 1 người đàn ông.
-(d)Dùng để nhận định (câu 2) bộc lộ t/chất, cảm xúc(câu 3).
-dấu chấm cảm, dấu chấm , , dấu chấm lửng 
-HS đọc ghi nhơ, ghi nhậnù.
-(a) Cả 3 câu là câu TT.
Câu 1:kể, câu 2,3:bộc lộ t/c, cảm xúc.
-(b)Câu 1:kể-câu 2:cảm thán( bằng từ quá)
-Câu 3,4:TT bộc lộ cảm xúc:cám ơn.
-Câu 1:câu nghi vấn.
-Câu 2:câu TT
-Hai câu 2 kiểu khác nhưng cùng diễn đạt 1 ý nghĩa:Say sưa với cảnh đẹp
-a.Câu cầu khiến 
-b.câu nghi ván 
-c.Câu trần thuật 
=>đều yêu cầu không hút thuốc lá , nhưng mức độ yêu cầu khác nhau
-HS làm bt4,5 ở nhà 
IV. Củng cố :
Trong 4 kiểu câu ( NV, CK, CT và TT ) kiểu câu nào dùng nhiều nhất? Vì sao?
-Câu TT dùng nhiều nhất. Vì phần lớn hđộng giao tiếp của con người đều thực hiện bằng câu TT.
V. Hướng dẫn tự học ở nhà :Về nhà làm tiếp các BT còn lại và chuẩn bị bài :” Chiếu dời đô”.
Tuần : 23 Bài: 23 Tiết : 90.
Văn bản :
CHIẾU DỜI ĐÔ ( THIÊN ĐÔ CHIẾU)
( Lý Công Uẩn )
I. MỤC TIÊU :
-HS thấy được khát vọng của nhdân ta, về 1 đnước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dtộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “Chiếu dời đô”
-Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của chiếu dời đô qua sự kết hợp giữa lí lẽ và tcảm .Biết vận dụng bài học để viết văn NL.
-Giáo dục ý thức tự cường dân tộc.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :giáo án , bảng phụ, bút lông, phấn màu.
 2.Học sinh : đọc, trả lời câu hỏi sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra :
-Trước cảnh trăng đẹp tâm trạng Bác ntn? Qua bài thơ ta thấy h.ảnh Bác Hồ hiện ra ntn?.
3. Bài mới :
Chiếu là lời ban bố, mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân.Chiếu dời đô cũng mang đặc điểm của thể văn chiếu, nhưng đồng thời cũng có đặc điểm riêng là mang tính tâm tình, bên cạnh mang tính đơn thoại lại mang tính chất đối thoại.
Lý Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, có chí lớn sáng lập ra vương triều nhà Lý.
Bài hôm nay giúp các em thấy được khát vọng nhdân về 1 nước độc lập , qua bài” Chiếu dời đô”.
TT
Nội dung
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích:
Đọc:giọng trang trọng những câu cần nhấn mạnh sắc thái t/c tha thiết or chân tình:” Trẫn rất đau xót...dời đổi”
“Trẫn muốn...thế nào?”.
II. Tìm hiểu vbản
1)Phtích đoạn mở đầu:
-Đưa ra việc dời đô của thời nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh tính kế lâu dài cho thế hệ sau. Việc dời đô vừa thuận mệnh trời , vừa thuận ý dân.
-Kết quả việc dời đô làm đnước vững bền, phát triển thịnh vượng.
-Việc dời đô không có gì khác thường , không trái qui luật.
2)Phtích đoạn tiếp theo:
-Hai triều Đinh-Lê vẫn cứ ở Xa Lư chứng tỏ thế và lực của 2 triều chưa đủ mạnh để ra đồng bằng mà phải đưa vào rừng núi hiểm trở.
-Đến thời Lý không còn phù hợp khi đóng đô ở Hoa Lư vì bên trong đã phát triển đi lên.
-Ở đoạn này bên cạnh lí và tình, lời văn tác động cả tới t/c người đọc.
3)Phtích đoạn cuối:
Thành Đại La có những lợi thế để chọn làm kinh đô.
-Về vị thế địa lí: nơi trung tâm của đất trời , có núi,sông,đất rộng bằng phẳng, cao mà thoáng tránh nạn lụt lội, chật chội.
-Về vị thế chính trị, vhoá: là đầu mối giao lưu “ chốn hội tụ của 4 phương”, là mảnh đất hưng thịnh” muôn vật cũng rất phong phú.
-Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi đkiện để trở thành kinh đô của đnước.
4) Kết cấu bài chiếu:
Kết cấu 3 đoạn nói trên là tất tiêu biểu cho kết cấu của văn NL , trình tự lập luận rất chặt chẽ.
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ sgk.
*GV gọi HS đọc bài, hdẫn cách đọc.
Theo suy luận của tgiả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy ra sao?
-Việc dời đô của Lý Thái Tổ có gì khác thường không?
-Theo Lý Công Uẩn kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư của 2 triều Đinh-Lê là không còn thích hợp? Vì sao?
-So với đoạn mở đầu ở đoạn này bên cạnh lí là còn gì nữa? Thể hiện qua chi tiết nào?
-Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đ.nước.
-GV phtích làm nổi bật thành Đại La có những lợi thế.
-Kết cấu của bài chiếu là kết cấu của bvăn gì? Hãy nêu trình tự lập luận của Tgiả?
-Cho HS thảo luận nhóm.
-GV đặt câu cho HS khá giải? Vì sao nói” chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và tự phát triển lớn mạnh của dtộc Đại Việt?
Tại sao kết thúc bài”Chiếu dời đô”Lý Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi :”Các khanh, nghĩ thế nào?” Cách kết thúc như vậy có tdụng gì?
HS đọc và tìm hiểu chú thích.
-Nhằm mục đích lo nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho thế hệ sau, xdựng vương triều.
-Vừa thuận theo mệnh trời, thuận theo ý dân.
-Kết quả làm cho đnước vững bền.
-Không, vì trong lịch sử dời đô đã đem lại kết quả tốt đẹp nên không khác thường, trái qui luật.
-Vì thế lực của 2 triều chưa đủ mạnh, để ra đồng bằng, phải đưa vào rừng núi hiểm trở.
-Đến thời Lý trong đã phát triển nên việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp.
-Là tình
-“Trẫm rất đau xót về việc đó”
-Về vị thế địa lí: nơi trung tâm của đất trời, có núi sông, đất rộng bằng phẳng cao, thoáng tránh được nạn lụt, chật chội.
-Về chính trị vhoá: là đầu mối giao lưu-muôn vật cũng rất phong phú.
-Văn NL.
-Nên sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.
-Soi sáng tiền đồ vào thực tế 2 triều đại Đinh –Lê không còn thích hợp.
-Đi tới kết luận khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất chọn làm kinh đô.
-Dời đô ra đồng bằng chứng tỏ nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn ph.kiến cắt cứ, thế lực dtộc Đại Việt đủ sức ngang hàng phương Bắc.
-Kinh đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhdân thu giang sơn về 1 mối, nguyện vọng xdưng đ.nước độc lập tự cường.
-Cách kết thúc mang t/chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm của vua với nhdân.
-Thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và tcảm chân thành.
-Nguyện vọng dời đô của Lý Thái Tổ hợp với nguyện vọng của nhdân.
4. Củng cố :
-Chiếu dời đô phản ánh khát vọng gì của nhdân?
-Tại sao bài”Chiếu dời đô” có sức thuyết phục mạnh mẽ?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà :
Về nhà học bài và chuẩn bị bài:”Câu phủ định”.
Tuần : 23 Bài: 23 Tiết : 91.
Văn bản :
CÂU PHỦ ĐỊNH.
I. MỤC TIÊU :
-HS hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định. Nắm vững chức năng câu phủ định.
- Biết sdụng câu phủ định phù hợp với tình hống giao tiếp.
-Giáo dục ý thức sdụng câu phủ định đúng đắn .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :giáo án, bảng phụ, phấn màu, bút lông
 2.Học sinh : đọc, trlời câu hỏi sgk.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra :
-Câu trần thuật có chức năng gì? Ngoài chức năng kể, thông báo, nhận định, mtả câu TT còn dùng để làm gì? Kết thúc câuTT dùng dấu chấm và có thể dùng dấu gì khác không?.
3. Bài mới :
TT
Nội dung
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
I.Đặc điểm hình thức và chức năng:
Câu phủ định là câu có những từ phủ định.
-Câu phủ định dùng để:
+Thông báo, xác nhận không có sự vật,sự việc, t/chất, qhệ nào đó( câuphủ định mtả).
+Phản bác 1 ý kiến , 1 nhận định ( câu phủ định bác bỏ).
II. Luyện tập:
*BT1
-Câu:”Cụ cứ tưởng...” là câu ông giáo dùng để phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc ( cái giống nó...).
-Câu:” không...”, cái Tí muốn phản bác điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ :( mấy đứa con đang đói quá).
-Câu c( trong câu 2) có phải là câu phủ định không?
*Ycầu HS quan sát các vd a,b,c,d.
-GV chép vdụ lên bảng.
-Cho biết các câu b,c,d có đặc điểm hình thức gì khác so với câu a.
-GV cho các em biết đó là những từ ngữ phủ định được gọi là câu phủ định.
-Chức năng các câu b,c,d: nếu câu a dùng để khẳng định việc”Nam đi Huế”là có diễn ra thì các câu b,c,d dùng để phủ định sự việc đó, tức là việc”Nam đi Huế” không diễn ra.
-GV y.cầu HS quan sát đoạn trích” thầy bói xem voi” và xđịnh câu phủ định.
-GV giúp các em tìm hiểu sâu hơn chức năng của nó?
-Câu phủ định thứ I trong câu nói của thầy bói sờ gì?
-Ndung bị phủ định câu thứ 2 là gì? và của ai?
-Thầy bói sờ ngà nói gì?
-Câu phủ định của thầy bói sờ ngà phủ định gì? và của ai?
-Câu nói của thầy bói sờ tai phủ định ý kiến là ai?
*GV giảng: 2 câu phủ định trên nhầm bác bỏ 1 ý kiến nhận định của người đối thoại, vì vậy gọi là câu phủ định bác bỏ.
?Trong các câu a,b,c sau đây câu nào là câu phủ định bác bỏ?vì sao?
-HS nhận ra.
-Câu b,c,d khác câu a ở các từ : không chưa, chẳng...
-Sờ voi( tưởng con voi thế nào, bóc ra nó sun sun như con đĩa).
-(Đâu có!) cũng của ông thầy bói sờ đài.
-“Nó chần chần như cái đòn càn”
-Phủ định ý kiến của thầy sờ voi.
-Của cả 2 người.
-Chủ yếu là thầy bói sờ ngà.
-Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
-Không, chúng con không đói nữa đâu. Vì: nó phản bác 1 ý kiến, 1 nhận định trước đó.
-Câu phủ định trong (a) và câu phủ định thứ 2 (b) ( vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt) là câu phủ định mtả.
-Không phải vì không có từ phủ định.
IV. Củng cố : GV gọi HS đọc ghi nhớ, HS chép vào tập.
V. Hướng dẫn tự học ở nhà :
Về nhà học bài và làm BT còn lại. Chuẩn bị bài:TLV (chương trình địa phương) gthiệu di tích, thắng cảnh.
Tuần : 23 Bài: 23 Tiết : 92.
Văn bản :
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG.
( TẬP LÀM VĂN )
I. MỤC TIÊU :
-Giúp HS vận dụng kỹ năng làm bài TM.
-Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình.
-Nâng cao lòng yêu quí quê hương.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :chuẩn bị đề phù hợp cho HS.
 2.Học sinh :sẽ quan sát or tìm hiểu qua di tích , thắng cảnh của quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra :
a) Tổ chức chia nhóm, cho mỗi tổ or nhóm 1 đề tài.
-GV có thể ra đề sớm cho HS chuẩn bị tìm hiểu và viết thành bài, có số liệu đáng tin cậy.
Đề bài: Em hãy TM, di tích lịch sử về lăng của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
b)GV giao nhiệm vụ , đặt vấn đề và nêu y.cầu cụ thể.
c)GV qui định thgian thu bài, tổ chức đọc cho các lớp nghe, sau đó biên tập để làm đặc san, lưu lại làm tài liệu cho các năm sau.
d)Biểu dương, khen thưởng cho những bài hay.
3. Bài mới :
4. Củng cố :
5. Hướng dẫn tự học ở nhà : chuẩn bị bài :”Hịch tướng sĩ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8 tuan 23.doc