Giáo án Tuần 23 - Ngữ văn 8

Giáo án Tuần 23 - Ngữ văn 8

NGẮM TRĂNG

ĐI ĐƯỜNG

 ( Hồ Chí Minh )

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

+ Đối với bài Ngắm trăng: Học sinh cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời. Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.

+ Đối với bài thơ Đi đường: Học sinh hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói nên bài học đường đời, đường CM. Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.

2- Kĩ năng: PT, cảm thụ thơ thất ngôn tứ tuyệt nói chung, thơ của Bác nói riêng.

3- Thái độ: Kính yêu Bác Hồ, yêu thiên nhiên, biết rèn luyện, vượt khó để đi tới thành công.

B- Chuẩn bị:

 + Giáo viên: Tập thơ ''Nhật kí trong tù'', một số hình ảnh về Bác.

 + Học sinh: sưu tầm những bài thơ trong tập thơ trên, soạn bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 23 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 85
Soạn: 16 / 1 / 2011
Dạy: / / 2011
Ngắm trăng
đi đường
 ( Hồ Chí Minh )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
+ Đối với bài Ngắm trăng: Học sinh cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời. Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
+ Đối với bài thơ Đi đường: Học sinh hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói nên bài học đường đời, đường CM. Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
2- Kĩ năng: PT, cảm thụ thơ thất ngôn tứ tuyệt nói chung, thơ của Bác nói riêng.
3- Thái độ: Kính yêu Bác Hồ, yêu thiên nhiên, biết rèn luyện, vượt khó để đi tới thành công.
B- Chuẩn bị: 	 
 + Giáo viên: Tập thơ ''Nhật kí trong tù'', một số hình ảnh về Bác.
 + Học sinh: sưu tầm những bài thơ trong tập thơ trên, soạn bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh ? 
? Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
* GVgiới thiệu một số hình ảnh về Bác Hồ:
* GV hướng dẫn đọc cả 3 văn bản, đọc mẫu. HS đọc
? Em có nhận xét gì về các câu thơ dịch, đặc biệt là câu thơ thứ hai ?
+ Nhìn chung là bài thơ dịch tương đối sát ý.
Riêng câu thơ thứ hai, dịch chưa sát, làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời hỏi trong bản phiên âm “nại nhược hà ?” và dịch từ “khán” ở câu thơ cuối là “nhòm” có phần khiếm nhã.
? Nêu xuất xứ , vị trí của bài thơ ?
+ Bài thơ nằm trong tập “ Nhật kí trong tù” – sáng tác khi Bác đang bị giam ở gần 30 nhà tù củaTrung Quốc.
* GV giới thiệu sơ lược về tập thơ “NKTT ”.
? Bài thơ làm theo thể thơ gì ?
? Nêu bố cục của bài thơ ? 
2 phần:
+ Hai câu thơ đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng của nhà thơ
+ Hình ảnh người tù và ánh trăng
? Em hiểu gì về nhan đề “ngắm trăng” ?
+ “ Ngắm trăng” là đề tài phổ biến trong thơ cổ. 
+ Người xưa khi thư thái, tâm hồ thoải mái, vui vẻ thì thường hay đem rượu ra uống cùng bạn hữa ngắm trăng, ngắm hoa, vịnh thơ, 
+ Song ở đây, Bác ngắm trăng trong tù – hoàn cảnh rất đặc biệt. Vậy Bác đã “ngắm trăng” NTN, chúng ta cùng tìm hiểu.
? Đọc câu thơ nêu hoàn cảnh ngắm trăng, phân tích NT và tác dụng của các BPNT trong câu thơ ?
+ “Trong tù không rượu cùng không hoa”
- NT: Điệp ngữ “vô” ( không)
 Dùng trợ từ “diệc” ( cũng ) 
-> Nhấn mạnh hoàn cảnh ngắm trăng trong tù thiếu thốn, gian khổ
? Em có nhận xét gì về cách vào đề của tác giả ?
+ Vào đề tự nhiên, vừa như là lời kể, lại vừa như lời nhận xét rất thông thường.
? Đọc câu thơ thể hiện tâm trạng của nhà thơ ?
+ “ Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?”
? Trước cảnh đẹp đêm trăng, tâm trạng của nhà thơ ra sao ?
* HS đọc 2 câu thơ cuối
+ “ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
 Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
? Miêu tả, nhận xét về cách ngắm trăng của Bác ? Cách ngắm trăng như vậy thể hiện điều gì ? 
+ Bác – người tù phải từ trong nhà tù hướng ra ngoài ( qua song sắt nhà tù ) để ngắm trăng
-> Cách ngắm trăng rất đặc biệt -> Thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm của Bác.
* GV: Như vậy, câu thơ thứ 3 với vị trí quan trọng đã làm nổi bật hình tượng trung tâm của bài thơ: Hình ảnh Bác Hồ lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên.
? Nêu BPNT ở hai câu thơ cuối ?
+ Nhân hóa: Trăng: Ngắm nhà thơ ( Nguyệt: khán thi gia ) -> Trăng rất hiểu nỗi lòng Bác, trở thành người bạn tri âm tri kỉ của Bác.
+ Đối: - người ngắm trăng sáng/ trăng ngắm nhà thơ
 - nhân – nguyệt
 - minh nguyệt – thi gia
? Câu hỏi 3 – SGK / Tr. 38 ?
+ ở mỗi câu, chữ chỉ người ( nhân, thi gia ) và chữ chỉ trăng ( nguyệt ) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù ( song ); mặt khác hai câu còn tạo thành một cặp đối cân chỉnh tạo sự can xứng hài hòa và nhấn mạnh nội dung của lời thơ
? Hãy nêu khái quát nội dung của hai câu thơ trên ?
+ Làm nổi bật hình tượng Bác Hồ: Lạc quan, yêu đời, sống giao hòa, gắn bó với thiên nhiên. 
? Nêu cảm nhận của em về bài thơ “Ngắm trăng” ?
+ HS nêu cảm nhận về NT, ND. Bạn bổ sung
+ GV tổng kết
+ HS đọc ghi nhớ.
Bài thơ: đi đường
* GV nêu xuất xứ của bài thơ: Đây là bài thơ thứ 30 trong tập “ NKTT”, ghi lại cảm xúc trong một lần chuyển lao.
* GV hướng dẫn HS cách đọc bài thơ, GV đọc phần phiên âm. HS đọc văn bản dịch nghĩa và dịch thơ.
? Giải thích nghĩa của các từ: Gian lao, trập trùng, trùng ?
? Nêu thể thơ của bài thơ ?
? Theo em, nghĩa thực của bài thơ là nói về điều gì ?
* HS nêu nghĩa thực của từng câu câu thơ trong bài thơ theo kết cấu: khai, thừa, chuyển, hợp để từ đó rút ra nghĩa tượng trưng của bài thơ.
? Câu 1 đã “khai” vấn đề NTN ?
+ Câu 1 – khai: Đi đường: rất gian lao.
? Câu 2 nâng cao, triển khai ý của câu “khai” ra sao ?
+ Câu 2 – thừa: Gian lao: phải qua núi cao, hết lớp này đến lớp khác
? Câu 3 chuyển ý NTN ?
+ Câu 3 – chuyển: Kết thúc gian lao, đi đến tận cùng.
* GV: Trong một bài thơ tứ tuyệt Đường luật, câu chuyển thường có vị trí riêng, nổi bật; hình tượng, ý thơ ở câu này lắm khi vút lên bất ngờ, làm chuyển cả mạch thơ, ở bài Đi đường, câu thứ 3 là như vậy. Nếu 2 câu trên đều chỉ nỗi gian lao của việc đi đường thì sang câu 3 này, mạch thơ đã chuyển khác: mọi gian lao kết thúc, đẩy lùi về phía sau, người đi đường sẽ lên đến đỉnh cao chót. Trèo lên tới đỉnh cao chót ( đăng đáo cao phong hậu ) là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường chèo lên đỉnh cao tột cùng.
+ Có gian lao, vất vả mới có được thành công.
? Theo em, câu thơ không chỉ nói về việc đi đường núi mà nói đến điều gì ?
+ Trên con đường cách mạng và trên con đường đời cũng vậy: Phải vượt qua gian lao, thử thách mới có thắng lợi vẻ vang.
* GV: Đó mới là nghĩa sâu sa chúng ta cần nắm được qua bài thơ này, đặc biệt là qua câu thơ này.
? Câu 4 đã kết luận, tổng hợp ý NTN ?
+ Từ tư thế bị đày đọa tới kiệt sức, tưởng như tuyệt vọng ấy, người đi đường biết vựơt gian lao bỗng trở thành du khách ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp.
? Từ hình ảnh người đi đường ( leo núi ) trong bài thơ, em liên tưởng đến ai ?
+ Người chiến sĩ CM đứng trên đỉnh cao vọi của chiến thắng sau biết bao gian khổ hi sinh.
* GV: “ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Câu thơ diễn tả niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ, phần thưởng quý giá đối với con người đã trio qua bao dãy núi vo vàn gian lao, nhưng còn ngụ ý nói đến niền HP hết sức lớn lao của người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hi sinh. Qua câu thơ, thấp thoáng hiện ra hình ảnh con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới.
ở hai câu cuối này, nếu câu thơ thứ 3, tứ thơ đột ngột vút lên theo chiều cao, thì đến câu kết, hình ảnh thơ lại mở ra bát ngát theo chiều rộng, gợi ra cảm giác về sự cân bằng, hài hòa. Câu thơ quả là đã có vai trò của câu hợp , quy tụ cảm hứng chủ đạo của bài thơ tứ tuyệt bình dị mà hàm súc này.
? Theo em, bài thơ này có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không ? Vì sao ? Nêu vắn tắt nội dung, ý nghĩa của bài thơ ?
+ HS trả lời. GV khái quát ( bài thơ này không thuộc loại thơ tức cảnh hoặc tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lí. Bài thơ giống như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác Hồ trong những ngày tù đày nhưng đã nói lên thật sâu sắc, thuyết phục một chân lí, đạo lí lớn. Bốn câu thơ bình dị mà cô đọng, vừa tự nhiên, chân thựuc, vừa chứa đựng tư tưởng sâu sa. đây thật sự là bài thơ hay, có tác dụng cổ vũ tinh thần con người vượt qua khó khăn thử thách trên con đường đời để vươn tới mục đích cao đẹp.
+ HS đọc ghi nhớ.
? Hãy liên hệ ý nghĩa của bài thơ với con đường của người học sinh ?
+ HS trả lời. Bạn bổ sung. GV uốn nắn.
Bài thơ: Ngắm trăng
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1- Đọc và tìm hiểu chú thích: 
a- Đọc:
b- Xuất xứ:
Bài thơ nằm trong tập “ Nhật kí trong tù” – sáng tác khi Bác đang bị giam ở Trung Quốc.
2- Thể thơ: 
Thất ngôn tứ tuyệt
3- Bố cục:
2 phần
II . Phân tích: 
1- Hoàn cảnh ngắn trăng và tâm trạng của nhà thơ:
+ “Trong tù không rượu cùng không hoa”
- NT: Điệp ngữ “vô” ( không)
 Dùng trợ từ “diệc” (cũng ) 
-> Nhấn mạnh hoàn cảnh ngắm trăng trong tù thiếu thốn, gian khổ
+ “ Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?”
-> Tâm trạng bối rối, xốn xang của Bác trước cảnh đẹp
2- Hình ảnh người tù và ánh trăng:
“ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
 Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
* NT:
+ Đối:
- người ngắm trăng sáng/ trăng ngắm nhà thơ
- nhân – nguyệt
- minh nguyệt – thi gia
+ Nhân hóa: hình ảnh trăng
* Hình tượng Bác Hồ: Lạc quan, yêu đời, sống giao hòa, gắn bó với thiên nhiên.
III – Tổng kết:
+ NT
+ ND
* Ghi nhớ – SGK/Tr.38
Bài thơ: đi đường
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1 - Xuất xứ: 
Đây là bài thơ thứ 30 trong tập “ NKTT”, ghi lại cảm xúc trong một lần chuyển lao.
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
b- Thể thơ: 
Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II. Phân tích: 
1- Nghĩa đen ( nghĩa thực ):
+ Bài thơ nói về việc đi đường: 
- Đi đường rất gian lao
- Biết vượt gian lao sẽ lên đến đích cao.
2- Nghĩa bóng:
Nói về con đường cách mạng và con đường đời: 
Phải vượt qua gian lao, thử thách mới có thắng lợi vẻ vang.
* Ghi nhớ – SGK/Tr.40
HĐ 4- Củng cố: 
1- Đọc diễn cảm bài thơ “ Cảnh khuya” ? ( VB dịch thơ )
2- Trả lời câu hỏi 5* - SGK / Tr. 38 ?
- Trung thu, Đêm thu (Thu dạ) ( NKTT )
- Rằm tháng riêng, Cảnh khuya, Tin thắng trận ( Báo tiệp) ... sáng tác ở chiến khu Việt Bắc.
+ Đặc điểm khác của bài ''Vọng nguyệt'' cũng như một sốbài trong NKTT diễn ra trong hoàn cảnh tù đầy, các bài khác viết ở chiến khu Việt Bắc-nơi tràn ngập ánh trăng. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, thì tất cả các bài thơ đều cho ta thấy Bác Hồ có một tâm hồn nghệ sĩ, luôn giao hòa với trăng, một biểu tượng của cái đẹp thanh cao, vĩnh cửu trong vũ trụ.
3- Đọc diễn cảm bài thơ “Đi đường” ? ( VB dịch thơ )
4- Hãy đọc một số câu thơ của Bác cũng có ý nghĩa tương tự như bài thơ này ?
+ Gạo đem ... /  gian nan rèn luyện mới thành công 
 ( Nghe tiếng giã gạo )
+ Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng
 ( Tự khuyên mình )
HĐ 5 . Hướng dẫn về nhà: 
+ Học thuộc lòng, hiểu ND, NT của 2 bài thơ.
+ Đọc: Bài đọc thêm – SGK / Tr. 40.
+ CBBM: Câu cảm thán.
Soạn: 17 / 1 / 2011
Dạy: / / 2011
Tuần 23
Tiết 86 Câu cảm thán
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
+ Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
+ Nắm vững chức năng của câu cảm thán. 
2- Kĩ năng: Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
3- Thái độ: Nghiêm túc học tập, làm bài tập đầy đủ. 
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án. Máy chiếu hoặc bảng phụ.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị tốt các nội dung của bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ?
? Làm BT 5 – SGK/Tr.33 ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* Học sinh đọc đoạn trích trong SGK - Tr. 43
? Tìm những câu cảm thán trong đoạn trích ?
a) Hỡi ôi lão Hạc !
b) Than ôi !
? Đặt thêm hoặc tìm một số câu cảm thán ?
+ Ôi, quyển vở đẹp quá !
+ Chà ! Chữ bạn ấy đẹp thật !
+ A! Mẹ đã về !
+ “ Đẹp biết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm mầu !”. 
+ “ Tôi thấy nhớ cái mùi nòng mặn quá !”
? Đặc điểm hình thức nào cho biết các câu trên là câu cảm thán ?
+ Có từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, trời ơi, biết báo, xiết bao, biết nhường nào, 
VD: a, ôi, vui, buồn, nhớ, ghét, chán, khinh, 
+ Khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm than.
? Câu cảm thán dùng để làm gì ?
+ Để trực tiếp bộ lộ tình cảm, cảm xúc ( vui, nhớ, đau khổ, căm giận,  ).
? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,  có thể dùng câu cảm thán không ? Vì sao ?
+ Các văn bản đó không cần dùng câu cảm thán mà cần dùng ngôn ngữ “duy lí ”, ngôn ngữ mang tính chất tư duy lô-gic. Vì đó là văn bản hành chính văn bản khoa học. 
? Vậy theo em, câu cảm thán thường xuất hiện trong loại ngôn ngữ nào ?
+ Ngôn ngữ nói hàng ngày và ngôn ngữ văn chương.
? Nêu hiểu biết của em về câu cảm thán ?
+ HS nêu. Bạn bổ sung. GV tổng kết. HS đọc ghi nhớ.
I - Đặc điểm hình thức và chức năng:
VD: 
+ Hỡi ôi lão Hạc !
+ Than ôi !
+ Ôi, quyển vở đẹp quá !
+ Chà ! Chữ bạn ấy đẹp thật !
1- Về hình thức: 
+ Có từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, trời ơi, biết báo, xiết bao, biết nhường nào, 
+ Khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm than.
2- Chức năng:
+ Để trực tiếp bộ lộ tình cảm, cảm xúc ( vui, nhớ, đau khổ, căm giận,  ).
+ Xuất hiện trong ngôn ngữ nói hàng ngày và ngôn ngữ văn chương.
* Ghi nhớ – SGK / Tr. 44
HĐ 4- Củng cố: Làm bài tập phần luyện tập để củng cố kiến thức lí thuyết
Bài 1:
? Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao ?
+ HS làm việc theo nhóm,. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Bạn nhận xét. GV chữa:
- Những câu cảm thán: than ôi!; lo thay!; nguy thay!; Hỡi cảnh... ơi!; ''Chao ôi! có biết đâu rằng ... cử chỉ ngu dại của mình thôi''.
- Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích đều là câu cảm thán ( dù có dấu chấm than ) vì chỉ có những câu có từ ngữ cảm thán (gạch chân) và dấu chấm than mới là câu cảm thán.
Bài 2
- Hướng dẫn HS thảo luận bài tập 2.
? Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao ?
a) Lời than thở của người nhân dân dưới chế độ phong kiến.
b) Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c) Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống ( trước CMT8 )
d) Sự hối hận của Dế mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế choắt.
=> Tất cả các câu đó đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không câu nào là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
* GV: Không phải cứ câu nào bộ lộc tình cảm, cảm xúc đều là câu cảm thán. Căn cứ để xác định câu cảm thán ngoài dấu hiệu về chức năng cần chú ý cả dấu hiệu về hình thức.
Bài 3: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
Bài 4: 
* Cả lớp chia 3 nhóm. 
* GV hướng dẫn HS kẻ bảng ôn tập các kiểu câu đã học. Mỗi nhóm trình bày về một kiểu câu vào bảng theo mẫu, từ đó sẽ nhận biết được nét khác biệt giữa các kiểu câu.
Kiểu câu
Hình thức
Chức năng
Câu nghi vấn
Câu cầu khiến
Câu cảm thán
 II – Luyện tập:
Bài 1- 
- Những câu cảm thán: than ôi!; lo thay!; nguy thay!; Hỡi cảnh... ơi!; ''Chao ôi! có biết đâu rằng ... cử chỉ ngu dại của mình thôi''.
Bài 2
Tất cả các câu đó đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không câu nào là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
Bài 3: BTVN.
Bài 4: 
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ, hiểu nội dung bài học, làm BTVN.
+ CBBM: Viết Bài TLV số 5 – Văn thuyết minh.
 -------------------------------------------
Tuần 23
Tiết 87, 88
Soạn: 18 / 1 / 2011
Dạy: / / 2011
Viết bài tập làm văn số 5
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: Tổng kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm kiểu văn bản thuyết minh.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày văn bản thuyết minh.
3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài, sách tham khảo.
+ HS: Học bài cũ, chuẩn bị tốt kiến thức, giấy bút để làm bài viết. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GV phân HS làm đề chẵn, lẻ.
* HS làm dàn bài, viết bài nháp, chỉnh sửa rồi sau đó mới chép vào giấy kiểm tra.
+ Hết tiết 1, HS ra chơi, tiết 2 làm tiếp.
+ Còn 10 phút, GV nhắc giờ để HS sắp xếp thời gian viết bài cho hợp lí.
1- Yêu cầu: 
* Thể loại: Làm đúng thể loại văn thuyết minh, không lạc sang bài văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm thuần túy. Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, thứ tự hợp lí, văn mạch lạc, kiến thức chuẩn xác, dễ hiểu.
* Nội dung: 
+ TM về chiếc bánh chưng ( đề lẻ ), TM về thể loại văn học: thơ TNBC, thơ lục bát,  ( đề chẵn ).
* Phương pháp TM: 
+ PP nêu định nghĩa.
+ PP phân loại, phân tích.
+ PP nêu số liệu.
+ PP so sánh.
2 – Thang điểm:
a – Về hình thức và kĩ năng ( 4 điểm ). Trong đó: 
+ Bố cục 3 phần rõ ràng: 0,5 điểm.
+ Diễn đạt lưu loát, trôi chảy: 0,5 điểm.
+ Viết câu đúng, dùng từ chính xác, có hình ảnh, biểu cảm, không mắc lỗi chính tả: 0,5 điểm.
+ Chữ viết sạch đẹp, trình bày sáng sủa: 0,5 điểm.
+ Biết văn thuyết minh: 1,5 điểm.
+ Biết đưa vào bài văn thuyết minh yếu tố miêu tả và bình luận, đánh giá, nhận xét, ...: 0,5 điểm.
2 – Về nội dung ( 6 điểm ). Trong đó:
a- Mở bài ( 1 điểm ).
+ Ngắn gọn.
+ Nêu đúng đối tượng thuyết minh: thể loại văn học / chiếc bánh chưng.
b – Thân bài ( 4 điểm ). Trong đó: 
+ TM các tri thức về đặc điểm của đối tượng một cách chính xác, trung thực, 
 ( 3 điểm )
+ TM về công dụng, ý nghĩa, . 
 ( 1 điểm )
c- Kết bài ( 1 điểm): Trong đó:
+ Cảm nghĩ, đánh giá về đối tượng 
 ( 0,5 điểm )
+ KB sáng tạo theo lối viết riêng
 ( 0,5 điểm )
Đề bài: 
1- Đề chẵn:
 Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
2- Đề lẻ:
Thuyết minh về chiếc bánh chưng cổ truyền của dân tộc.
HĐ4: Thu bài: Còn 2/: GV yêu cầu HS dừng bút và thu bài: Lớp trưởng thu đề chẵn; LPHT thu đề lẻ. Nộp bài cho GV.
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh.
+ CBBM: Câu trần thuật.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23-V8.doc