Giáo án Tuần 06 - Ngữ văn 8

Giáo án Tuần 06 - Ngữ văn 8

Bài 8

 Văn bản :

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(Trích)

 (O Hen-ri)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

- Giúp học sinh khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen-ri, rung động trước cái hay cái đẹp và lòng thông cảm của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

II/ CHUẨN BỊ :

 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số phương tiện dạy học cần thiết.

 HS: Soạn bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sgk trang 90

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) On định tổ chức: (1) gv kiểm tra sĩ số hs

2) Kiểm tra bài cũ: (4)

Câu hỏi: - Em hãy nêu các mặt của 2 nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa để chứng tỏ rằng 2 nhân vật này là một cặp nhân vật tương phản.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 06 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 	 	 	 Ngày soạn: 
Tiết : 29 + 30 	 Ngày dạy : 
Bài 8
 Văn bản :
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(Trích)
 (O Hen-ri)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Giúp học sinh khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen-ri, rung động trước cái hay cái đẹp và lòng thông cảm của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số phương tiện dạy học cần thiết.
 HS: Soạn bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sgk trang 90
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: 	- Em hãy nêu các mặt của 2 nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa để chứng tỏ rằng 2 nhân vật này là một cặp nhân vật tương phản.
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : (10’)
GV: Gọi hs đọc chú thích («) trong sgk
HS: Đọc chú thích
GV: Giới thiệu ngắn gọn về nước Mĩ, về nhà văn O Hen-ri, tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng và xác định vị trí đoạn trích.
Hoạt động 2 : (10’)
GV: Hướng dẫn đọc : đoạn trích được thể hiện qua nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau, khi đọc cần chú ý sử dụng giọng điệu cho phù hợp : lời dẫn chuyện khi thì chậm rãi lo lắng, khi thì nhẹ nhàng xót xa; lời nhân vật Xiu từ lo lắng, thất vọng, mừng rỡ đến xót xa ; lời Giôn-xi từ chán nản, buông xuôi đến vui vẻ, yêu đời.
GV: Đọc mẫu một đoạn – gọi hs đọc
HS: Đọc văn bản
GV:Nhận xét, uốn nắn những chỗ hs đọc sai chưa chuẩn 
I/ Tác giả, tác phẩm:
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1) Đọc văn bản:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
xác
GV: Nêu một số từ khó trong phần chú thích – yêu cầu 1 số hs giải nghĩa
HS: Giải nghĩa.
GV: Lưu ý hs: đọc kĩ các chú thích 2, 3, 4, 6 và 7
Hoạt động 3 : (60’)
GV: Tác giả đã giới thiệu như thế nào về Bơ-men?
HS: Bơ-men là một hoạ sĩ đã ngoài 60 tuổi, râu xồm, kiếm ăn bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác, nhưng đã bốn chục năm nay vẫn chưa thực hiện được.
GV: Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi ?
HS: Đọc và tìm.
GV: Gọi 1 số hs trình bày – gọi các hs khác nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, tổng kết.
- Thái độ “sợ sệt” của cụ khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng đã nói lên tấm lòng thương yêu, lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi. Cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau chẳng nói năng gì, nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi, điều này ta được biết ở cuối truyện qua lời kể của Xiu.
- Cụ Bơ-men thật cao thượng, quên mình vì người khác, lại cứ lẳng lặng mà làm, không hé răng cho ngay cả Xiu biết ý định của mình.
GV: Tại sao tác giả bỏ qua không nói đến việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho người đọc biết qua lời kể của Xiu ?
HS: Trao đổi – thảo luận.
GV: Gọi một số hs trình bày – gọi các hs nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, chốt 
Có thế mới tạo được bất ngờ cho Giôn-xi và gây hứng thú bất ngờ cho người đọc.
GV: Vì sao có thể nói chiếc lá mà Bơ-men vẽ trong đêm mưa tuyết là một kiệt tác ?
HS: Trình bày
GV: Gọi các hs nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, chốt 
Bởi vì lá vẽ rất giống thật, khiến Giôn-xi tưởng đấy là chiếc lá thật. Chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ trong đêm mưa tuyết thực sự là một kiệt tác, vì nó đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, 
2) Chú thích: (SGK)
III/ Phân tích :
1) Kiệt tác của Bơ-men :
- Chiếc lá mà Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì :
+ Lá vẽ rất giống thật
+ Nó đã đem lại sự sống cho Giôn-xi
+ Nó được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hy sinh cao thượng. 
GV: Em hãy cho biết tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi biểu hiện ở những chi tiết nào ?
HS: Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi biểu hiện ở : nỗi lo sợ của Xiu khi nhìn vài chiếc lá thường xuân ít ỏi còn bám lại trên tường (“Sang đến nơi, họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân”) ; ở nỗi lo sợ của Xiu mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi (“Em thân yêu, thân yêu, em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”) ; ở sự động viên chăm sóc của Xiu đối với người bệnh.
GV: Em hãy tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống ?
HS: Các bằng chứng đó là: 
- Khi Giôn-xi bảo kéo mành lên, cô “làm theo một cách chán nản”, sau đó còn “cúi khuôn mặt hốc hác” xuống người bệnh và nói lời não nuột : “Em thân yêu, thân yêu, em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.
-Chính Xiu cũng ngạc nhiên không ngờ chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên cành như thế sau cả một đêm mưa gió phủ phàng, không biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng nặng nề deo đẳng Xiu cho tới khi cô biết sự thật. Câu “Nhưng, ô kìa ! Sau trận mưa vùi dập ” không chỉ diễn tả nỗi ngạc nhiên của Giôn-xi mà cả của Xiu.
GV: Em hãy cho biết Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào và tai sao cô bình tĩnh khi lần thứ 2 Giôn-xi bảo kéo mành lên ?
HS: Thảo luận
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời – gọi nhóm khác nhận xét – gv nhận xét, kết luận.
 - Có thể Xiu đã tìm hiểu và biết được sự thật vào ngày hôm đó và biết đó chỉ là chiếc lá vẽ nên cô rất bình tĩnh khi lần thứ 2 Giôn-xi bảo kéo mành lên.
GV: Nếu Xiu được biết trước ý định của Bơ-men thì truyện có bớt sức hấp dẫn không ? Vì sao ?
HS: Nếu Xiu được biết trước ý định của Bơ-men thì truyện, thì truyện sẽ kém hay đi vì Xiu không bị bất ngờ và người đọc không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô.
GV: Theo em, người đọc và cả Xiu có tâm trạng như thế nào khi 2 lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên?
HS: Người đọc có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp khi 2 lần 
2) Tình thương yêu của Xiu :
- Lo sợ khi nhìn vài chiếc lá thường xuân ít ỏi còn bám lại trên tường.
- Lo sợ mình sẽ ra sao khi Giôn-xi chết đi.
- Chăm sóc, động viên Giôn-xi.
3) Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi :
- Lúc đầu : lạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết.
- Sau đó : Vui vẻ, yêu đời, muốn sống.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên. Bởi tối hôm trước còn một chiếc lá ; nếu sau một đêm, bây giờ rụng hết thì Giôn-xi sẽ ra sao? Một ngày đêm nữa trôi qua ; làm sao chiếc lá cuối cùng ấy trụ lại được ! Còn đối với Xiu, tâm trạng lo lắng chỉ diễn ra ở lần kéo mành thứ nhất vì ngày hôm đó chắc chắn cô phải biết chuyện cụ Bơ-men đã làm gì trong đêm mưa tuyết
GV: Còn đối với Giôn-xi, cả hai lần bảo kéo mành lên cô có tâm trạng như thế nào?
HS: Đối với Giôn-xi, chắc cả 2 lần bảo kéo mành lên, cô lạnh lùng thản nhiên chờ đón cái chết khi chẳng còn thấy chiếc lá nào bám trên bức tường gạch.
GV: Khi Xiu kéo mành lần thứ 2, chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Lúc này, Giôn-xi đã nghĩ gì và cô có tâm trạng như thế nào?
HS: Giôn-xi thấy mình thật tệ, thấy “muốn chết là một tội” 
Tâm trạng của cô đã hồi sinh, cô cảm thấy yêu đời, muốn sống (bằng chứng đó là cô đã yêu cầu Xiu : “chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chi nấu nướng” và nói với Xiu : “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”)
GV: Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi ?
HS: Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá,chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối, buông xuôi muốn chết của mình.
GV: Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm ?
HS: Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu là vừa đủ, không cần để Giôn-xi phản ứng gì thêm. Như vậy truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán. Truyện sẽ kém hay nếu nhà văn cho chúng ta biết cụ thể Giôn-xi nghĩ gì, nói gì, có hành động gì khi nghe Xiu kể lại cái chết và việc làm cao cả của cụ Bơ-men.
GV: Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống 2 lần, qua đoạn trích này em hãy chứng minh điều đó.
HS: Hai lần đảo ngược tình huống đó là:
Lần 1: Từ đầu văn bản này nói riêng và từ đầu truyện Chiếc lá cuối cùng nói chung, ta thấy Giôn xi cứ ngày càng 
4) Đảo ngược tình huống hai lần :
- Lần 1: Giôn xi cứ ngày càng tiến dần đến cái chết. Nhưng lúc gần kết thúc truyện, trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm
- Lần 2 : Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh như 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
tiến dần đến cái chết. Nhưng tình huống bổng đảo ngược vào lúc gần kết thúc, Giôn-xi trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm
Lần 2 : Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh như vậy, chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ được thông báo vào lúc truyện gần kết thúc
GV: Việc đảo ngược tình huống 2 lần như vậy có tác dụng gì ?
HS: Việc đảo ngược tình huống 2 lần như vậy nó tạo được sự bất ngờ và như vậy nó gây hứng thú cho người đọc
GV: Tổng kết bài học – gọi hs đọc ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ .
vậy, chẳn ... ích được dùng ở địa phương các em sinh sống.
Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
 HS: Điều tra và sưu tầm theo nội dung yêu cầu của các câu hỏi
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: 	- Thế nào là tình thái từ ? Tình thái từ có những loại nào ? Mỗi loại cho một ví dụ minh hoạ.
Bài mới:
Hoạt động 1 : (25’)
GV: Yêu cầu hs : thảo luận theo tổ – mỗi tổ làm chung một bảng điều tra. Cuối bảng điều tra cần rút ra những từ ngữ không trùng với từ ngữ toàn dân (nếu có). Tập hợp các sưu tầm của các tổ viên (theo yêu cầu của câu hỏi 2 và 3)
HS: Thảo luận theo tổ – lập bảng điều tra – tập hợp sưu tầm của các tổ viên.
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giám sát, nhắc nhở
Hoạt động 2 : (10’)
GV: Gọi đại diện của từng tổ trình bày kết quả điều tra, sưu tầm.
HS: Trình bày kết quả điều tra, sưu tầm.
GV: Nhận xét đánh giá về bài làm của các tổ.
Củng cố: (4’) GV kể cho hs nghe một vài mẩu chuyện về việc sử dụng từ ngữ địa phương.
Dặn dò: (1’) HS chuẩn bị bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (đọc trước bài “Món quà sinh nhật” và tìm hiểu các câu hỏi)để tiết sau học.
----------------------------------------cHd----------------------------------
Tuần: 8 	 	 	 Ngày soạn: 
Tiết : 31 	 Ngày dạy : 
Bài 8
 Tập làm văn :
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ 
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Nhận diện được bố cục các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số phương tiện dạy học cần thiết.
 HS: Học bài cũ, làm các bài tập và xem bài mới trước khi đến lớp.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ: (4’)
 GV: kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : (15’)
GV: Gọi hs đọc bài văn Món quà sinh nhật trong sgk.
HS: Đọc bài văn.
GV: Bài văn trên có thể chia làm 3 phần Mở bài, Thân bài và Kết bài. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.
HS: Ba phần Mở bài, Thân bài và Kết bài với các nội dung khái quát của từng phần có thể chia như sau :
- Mở bài : Từ đầu ¨ “la liệt trên bàn” : kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Thân bài : Tiếp theo ¨ “ chỉ gật đầu không nói” : kể về món quà độc đáo của người bạn.
- Kết bài : Phần còn lại : Nêu cảm nghĩ về món quà sinh nhật của người bạn 
GV: Truyện kể về việc gì ? Ai là người kể chuyện (ở ngôi thứ mấy) ?
HS: Truyện kể về món quà sinh nhật. Trang là người kể chuyện (ngôi thứ nhất).
GV: Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào lúc nào ? Trong hoàn cảnh nào ?
HS: Chuyện xảy ra ở nhà Trang, trong ngày sinh nhật của Trang, khi tiệc sinh nhật đã gần tàn thì Trinh – người bạn thân nhất của Trang mới đến và đem theo món quà độc đáo đó là một chùm ổi.
GV: Chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?
HS: Chuyện xảy ra với Trang. Trong truyện có các nhân vật Trang, Trinh, Thanh (em Trang) và những người bạn của Trang, trong đó Trinh và Trang là nhân vật chính. Trang và Trinh là những người rất quý trọng tình bạn, ở Trinh còn có sự thuỳ mị, nết na, hiền lành và chu đáo.
GV: Câu chuyện diễn ra như thế nào ? (mở đầu nêu vấn đề gì ? Câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm ở đâu ? Kết thúc ở chổ nào ? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?)
HS: Ngày sinh nhật của Trang mọi người đến rất đông đủ chỉ trừ người bạn thân nhất của Trang là Trinh thì chưa đến. Trang đang bồn chồn, có phần trách cứ Trinh và lo lắng cho Trinh thì Trinh đến đem theo món quà sinh nhật độc đáo và lời giải thích về sự chậm trể của mình. Trang đã hiểu ra và thông cảm cho bạn.
Điều tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyện này là do tình huống truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang về
sự chậm trễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật, 
I/ Dàn ý của bài văn tự sự :
1) Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự :
a) Bài văn : (sgk)
b) Nhận xét :
Bố cục bài văn:
+ Mở bài : (Từ đầu ¨ “la liệt trên bàn”) : kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
+ Thân bài :(Tiếp theo ¨ “ chỉ gật đầu không nói”) : kể về món quà độc đáo của người bạn.
+ Kết bài : (Phần còn lại) : Nêu cảm nghĩ về món quà sinh nhật của người bạn.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ đầy thông cảm, suýt nữa thì Trang trách nhầm người bạn, mà nhất là người bạn ấy lại có một tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quà sinh nhật thật đầy ý nghĩa.
GV: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện ? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này.
HS: Yếu tố miêu tả thể hiện ở chổ: tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật, tả món quà sinh nhật ; yếu tố biểu cảm thể hiện ở sự lo lắng của Trang về sự chậm trễ của Trinh và những suy nghĩ của Trang về món quà sinh nhật về người bạn thân của mình. Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung cụ thể hơn về quang cảnh của buổi sinh nhật về món quà sinh nhật ; yếu tố biểu cảm giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm của Trang đối với người bạn của mình.
GV: Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào ? (tuần tự theo thời gian trước – sau hay có gì đảo ngược, từ hiện tại nhớ về quá khứ,)
HS: Trong văn bản này, tác giả vừa kể theo trình tự thời gian (kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức, ngược thời
Gian nhớ về sự việc đã diễn ra “lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa”
Hoạt động 2 : (7’)
GV: Yêu cầu hs tổng hợp lại các câu trả lời vừa tìm hiểu theo ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài ở trên.
HS: Tổng hợp.
GV: Em hãy nêu nội dung chính của từng phần
HS: Nêu nội dung chính của từng phần.
GV: Hướng dẫn hs đối chiếu những nội dung đó với những nhận xét đã được rút ra trong sgk .
GV: Tổng kết nội dung bài học , lưu ý hs phần ghi nhớ – gọi hs đọc ghi nhớ.
HS: Đọc ghi nhớ .
Hoạt động 3 : (15’)
GV: Yêu cầu hs lập dàn ý theo các gợi ý đã cho trong bài tập 1 
HS: Thực hiện bài tập (làm vào giấy nháp)
GV: Gọi 1 số hs trình bày – gọi các hs nhận xét, bổ sung – 
gv nhận xét, bổ sung tổng kết.
I - Mở bài : giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm
2) Dàn ý của một bài văn tự sự :
a) Mở bài : Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
b) Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
c) Kết bài : Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc
* Ghi nhớ (sgk)
II/ Luyện tập :
Bài tập 1:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
II - Thân bài : 
-Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Õ vẫn bị gió rét hành hạ.
- Sau đó, em bé đành liều đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình. 
+ Ban đầu “em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi”, hơi ấm của que diêm khiến em “thật dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé lại trở về với thực tại tê cóng.
+ Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn “có cả một con ngỗng quay”. Que diêm lụi tàn, em lại đối diện với cảnh nghèo khổ thực sự của bản thân. 
+ Em lại quẹt que diêm thứ ba. Một cây thông Nô-en được “trang trí lộng lẫy” hiện lên với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực”. Nhưng rồi diêm tắt, những ngọn nến bay về trời. 
+ Que diêm thứ tư được đốt lên, em “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. 
+ Cuối cùng vì muốn níu bà ở lại em đã bật tất cả các que diêm còn lại. 
III - Kết bài : Kết cục em bé bán diêm đã chết “vì giá rét trong đêm giao thừa”. Mọi người qua đường không ai biết được cái điều kì diệu mà em bé đã trông thấy, nhất là phút giây em được gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
* Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen vào trong quá trình kể chuyện , đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật )
GV: Em hãy lập dàn ý cho đề bài “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.
GV: Gợi ý :
- Mở bài : Giới thiệu người bạn của mình là ai ? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? (nêu 1 cách khái quát)
- Thân bài : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy:
+ Nó xảy ra ở đâu, lúc nào ? Với ai ?
+ Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
+ Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động như thế nào ? 
- Kết bài : Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
HS: Thực hiện bài tập
GV: Gọi một số hs trình bày – gv nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 2 :
Củng cố: (2’) GV khái quát lại nội dung chính của toàn bài
Dặn dò: (1’) HS học thuộc phần ghi nhớ, làm lại các bài tập vào vở bài tập, soạn bài Hai cây phong để tuần sau học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc