Giáo án tự chọn Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 15 - Năm học 2009-2010 - Đinh Công Tuân

Giáo án tự chọn Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 15 - Năm học 2009-2010 - Đinh Công Tuân

Bài 2: Mực nước trong bình không thay đổi. Do lực đảy ácsi mét trong cả hai trường hợp đều có độ lớn bằng trọng lượng của miếng gỗ và quả cầu chì nên thể tích phần nước bị cật chiếm chỗ không đổi mực nước trong bình cũng không thay đổi.

Bài 3: Độ lớn lực đẩy ácsimét tác dụng lên vật A là:

FA = P – F = 7 – 2 = 5 N

Vậy thể tích của vật là:

Từ FA = d.V

 V = = 5.10-4 m3

Trọng lượng riêng của vật là:

dv =

Bài 4: Khi khối gỗ nổi cân bằng trên mặt nước thì độ lớn lực đẩy ácsimét câu bằng với độ lớn trọng lượng của khối gỗ:

FA = P = 10.m = 10. 0,16 = 1,6 N

Thể tích phần gỗ chìm trong nước là:

V = m3

Độ sâu phần gỗ chìm trong nước là:

 m = 4 cm

Vậy phần gỗ nổi trên mặt nước có chiều cao là:

 A = h – x = 10 – 4 = 6 cm

doc 32 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 15 - Năm học 2009-2010 - Đinh Công Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề 1: Cơ học
I. Mục tiêu:
1. kiến thức:
Củng cố cho học sinh các kiến thức cơ bản của phần cơ học:
	+ Các kiến thức cơ bản của chuyển động cơ học.
	+ Các kiến thức cơ bản về áp suất.
+ Các kiến thức về lực đẩy Ac-Si-Met, điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng.
+ Các kiến thức cơ bản về công cơ học, công suất, sự bảo toàn và chuyển hoá cơ năng.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện các kỹ năng:
	+ Tư duy logic, mối liên quan giữa các sự vật, hiện tượng.
	+ Kĩ năng tính toán, giải bài tập vật lí.
3. Thái độ:
Rèn luyện về ý thức thái độ:
	+ Có ý thức tích cực, nghiêm túc trong học tập.
	+ Yêu thích môn học, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá.
II. Chuẩn bị.
Các câu hỏi, bài tập cụ thể cho từng nội dung của mỗi tiết học.
Các sách phục vụ cho học tập, giảng dạy như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập và một số sách tham khảo khác.
Thời lượng 5 tiết. Từ tiết 1 đến tiết 5.
III. Nội dung cụ thể:
Ngày soạn: 10 . 1 . 2010
Tiết 1: Ôn tập về chuyển đông cơ học
Ngày giảng
..//
..//
Lớp/ sĩ số
8A: / 21
8B: / 23
A. Mục tiêu.
	- Củng cố cho học sinh một số kiến thức về chuyển động cơ học:
	+ Khái niệm về chuyển động cơ học.
	+ Tính tương đối của chuyển động.
+ Tính chất của chuyển động đều, chuyển động không đều, cách tính vận tốc trong các loại chuyển động đó.
B. Chuẩn bị:
Một số câu hỏi và bài tập liên quan tới chuyển động cơ học
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức cơ bản.
1. Thế nào là chuyển động cơ học?
2. Khi nói một vật chuyển động hay đứng yên ta cần lưu ý điều gì?
3. Thế nào là chuyển động đều? Viết công thức tính vận tốc của chuyển động đều?
4. Thế nào là chuyển không động đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
5. Nêu ý nghĩa của vận tốc?
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Hiện tượng nào sau đây không phải là chuyển động cơ học:
A. Sự rơi của chiếc lá.
B. Sự di chuyển của đám mây trên trời.
C. Sự thay đổi hướng đi của tia sáng từ không khí vào nước.
D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.
Bài 2: Một vật A xuất phát từ A chuyển động đều về phía B cách A 120m với vận tốc 8 m/s. Cùng lúc đó một vật B chuyển động đều từ B về A. Sau 10 s hai vật gặp nhau. Tính vận tốc của vật B và vị trí hai vật gặp nhau?
vB
vA
S
SB
SA
•
C
•
B
•
A
Bài 3: Hai bến sông A và B cách nhau 24 km. Dòng nước chảy đều từ A đến B với vận tốc 6 km/hoạt động. Một canô chuyển động đều từ A đến B mát 1 giờ. Hỏi canô đI từ B về A mát bao lâu? Biết công suất của canô không đổi.
Bài 4: Một vật đi trong nửa thời gian đầu với vận tốc v1, trong nửa thời gian sau với vận tốc v2. Tính vận tốc trung bình của vật đó trong suốt thời gian chuyển động?
I. Lý thuyết.
1. Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi là chuyển động cơ học.
2. Khi nói một vật chuyển động hay đứng yên ta cần lưu ý phải chỉ rõ vật đó chuyển động hay đứng yên so với vật làm mốc nào?
3. Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi trên suốt quãng đường đi.
.
4. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
5. Vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
II. Bài tập
Bài 1: 
Đáp án C.
Bài 2: Gọi SA và SB là quãng đường mà vật A, vật B đI được trong thời gian 10s
vA, vB lần lượt là vận tốc của vật A và vật B. ta có:
SA = vA.t; SB = vB. t
Khi hai vật gặp nhau : SA+ SB = S = AB
 vA . t + vB . t = S
 (vA + vB). t = S
 vB = - vA = m/s
Hai vật gặp nhau tại C cách A một khoảng là SA:
SA = vA . t = 8 . 10 = 80 m
Bài 3: Gọi v là vận tốc thực của canô khi nước yên lặng, vnc là vận tốc của dòng nước chảy.
 Vân tốc khi xuôi dòng của canô là:
vx = v+ vnc
Ta có: S = AB = vx . t = (v + vnc). t
 v = 
Vận tốc của canô khi ngược dòng là
vn = v – vnc = 18 – 6 = 12 km/h
Vậy thời gian canô đi từ B về A là:
t' = = 2 h
Bài 4: Gọi 2t là thời gian chuyển động của vật.
Quãng đường mà vật đi trong nửa thời gian đầu là: S1 = v1 . t
Quãng đường mà vật đi trong nửa thời gian sau là: S2 = v2 . t
Vận tốc trung bình của vật là:
4. Tổng kết: 
- Giáo viên nhắc lại hệ thống kiến thức vừa ôn tập, yêu cầu học sinh ghi nhớ
- Lưu ý một số điểm hay nhầm lẫn của học sinh về cách tính vận tốc trung bình trong chuyển động không đều
5. Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại các kiến thức vừa ôn tập
- Ôn lại kiến thức về áp suất.
Ngày soạn: 15 . 1 . 2010
Tiết 2: Ôn tập về áp suất
Ngày giảng
..//
..//
Lớp/ sĩ số
8A: / 21
8B: / 23
A. Mục tiêu.
	- Củng cố cho học sinh một số kiến thức về áp suất:
	+ Khái niệm về áp lực, áp suất.
	+ Công thức tính áp suất
+ Đặc điểm của áp suất chất lỏng.
+ Vận dụng các kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế.
B. Chuẩn bị:
Một số câu hỏi và bài tập liên quan tới áp suất.
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động1: Ôn lại các kiến thức cơ bản.
1. áp lực là gì?
2. áp suất cho biết gì? Viết công thức tính áp suất?
3. áp suất chất lỏng có đặc điểm gì?
 Viết công thức tính áp suất chất lỏng theo độ sâu?
4. Vì sao lại tồn tại áp suất khí quyển?
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Trường hợp nào sau đây không có áp lực?
A. Lực búa đóng vào đinh.
B. Trọng lượng của vật.
C. Lực của vợt tác dụng vào quả bóng
D. Lực kéo một vật lên cao.
Bài 2: Giải thích vì sao dao, kéo khi sử dụng nếu được mài sắc sẽ dễ sử dụng hơn?
Bài 3: Một lưỡi cuốc có chiều dài 18cm, dày 0,5 mm. Tính áp suất của mặt đất phải chịu khi người tác dụng lên cuốc một lực 540N
Bài 4: Hai bình thông nhau có chức cùng một loại chất lỏng không hoà tan với nước có trọng lượng riêng là dl = 12700 N/m3. Người ta đổ nước vào một bình cho tới khi cột nước cao 30 cm so với mặt ngăn cách của chất lỏng và nước trong bình ấy. Hãy tìm chiều cao của cột chất lỏng ở bình bên kia soa với mặt ngăn cách của hai chất lỏng. Biết dn = 10 000 N/m3. 
h2
A
h1
B
Bai 5: a. Giải thích tại sao khi kéo píttông của ống tiêm lên nước lại chui vào xilanh.
b. Rút bớt không khí ra khỏi bình nhựa thì bình nhựa bị xẹp.
I. Lý thuyết.
1. áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
2. áp suất cho biết độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
3. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương, lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Công thức tính áp suất chất lỏng theo độ sâu: p = d.h.
Trong chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang có độ lớn như nhau.
4. Có áp suất khí quyển vì:
- Không khí có trọng lượng.
- Chuyển động hỗn độn của không khí
II. Bài tập
Bài 1:
D. Lực kéo một vật lên cao.
Bài 2: Dao kéo có tác dụng cắt các vật. Khi mài sắc, lưỡi dao kéo sẽ mỏng, khi sử dụng sẽ tạo ra được áp suất lớn, dễ dàng cắt đứt các vật.
Bài 3: Đổi: 18cm = 0,18 m
 0,5 mm = 5. 10-4 m
Diện tích tiếp xúc của lưỡi cuốc là:
S = 0,18. 5.104 = 9. 10-5m2
áp suất mà lưỡi cuốc tác dụng lên mặt đất là: 
p = 
Bài 4: Khi đổ nước vào một nhánh, áp suất trong nhánh đó sẽ tăng lên, đẩy một phần nước sang nhánh kia. Tới khi áp suất hai nhánh bằng nhau thì cột chất lỏng ở hai bên sẽ đứng yên. Khi đó ta xét hai điểm A, B ở hai nhánh cùng nằm trên mặt phẳng nằm ngang và A nằm ở mặt phân cách giữa nước và chất lỏng ta có: PA = PB 
ú dn. h1 = dl.h2
 h2 = 0,236 (m)
 = 23,6 cm
Bài 5: a. Khi kéo píttông lên áp suất không khí bên trong xilanh giảm, áp suất khí quyển bên ngoài mạnh hơn nên đẩy nước vào trong xilanh.
b. Khi hút bớt không khí, áp suất khí quyển bên ngoài mạnh hơn à ép vỏ chai bị xẹp xuống.
4. Tổng kết: 
- Giáo viên nhắc lại hệ thống kiến thức vừa ôn tập, yêu cầu học sinh ghi nhớ
- Lưu ý một số điểm khi giải các bài tập về áp suất
5. Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại các kiến thức vừa ôn tập
- Ôn lại kiến thức về lực đẩy ácsimét – Sự nổi
Ngày soạn: 20 . 1 . 2010
Tiết 3: Ôn tập về lực đẩy ácsimét – Sự nổi
Ngày giảng
..//
..//
Lớp/ sĩ số
8A: / 21
8B: / 23
A. Mục tiêu.
	- Củng cố cho học sinh một số kiến thức về 
	+ Đặc điểm của lực đẩy ácsi mét
	+ Công thức tính lực đẩy ácsimét
+ Điều kiện vật nổi, vật chìm.
+ Vận dụng các kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế.
B. Chuẩn bị:
Một số câu hỏi và bài tập liên quan tới lực đẩy ácsimét – Sự nổi.
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động1: Ôn lại các kiến thức cơ bản.
1. Lực đẩy ácsimét có đặc điểm gì?
2. Viết công thức tính lực đẩy ácsimét?
3. Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1; Cho hai vật có cùng khối lượng và thể tích. Một vật hình hộp chữ nhật, một hộp hình lập phương. Khi nhúng cả hai vào cùng một chất lỏng thì:
A. Lực FA tác dụng lên hình lập phương lớn hơn.
B. Lực FA tác dụng lên hình hộp chữ nhật lớn hơn.
C. Lực FA tác dụng lên 2 hộp như nhau.
D. Cả 3 trường hợp trên có thể xảy ra.
Bài 2: Trong một bình nước có một miếng gỗ, ở giữa có một quả cầu bằng chì, nổi trên mặt nước.
Nếu quay ngược miếng gỗ cho quả cầu bằng chì chìm trong nước thì mực nước trong bình có thay đổi không? Vì sao?
Bài 3: Móc một vật vào lực kế thấy lực kế chỉ P = 7N. Khi nhúng vào nước thấy chỉ F = 2N. Hãy xác định thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó. Cho trọng lượng riêng của nước là dn=10000 N/m3 .
Bài 4: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có tiết diện đáy S = 40 cm2, cao 10 cm có khối lượng m = 160 g.
Thả khối gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước. Biết trọng lượng riêng của nước là dn = 10000 N/m3. 
x
a
h
I. Lý thuyết.
1. Một vật nhúng vào trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực gọi là lực đẩy ácsimét. Lức đó có đặc điểm là:
- Có phương thẳng đứng.
- Có chiều từ dưới lên.
- Có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2. Công thức tính lực đẩy ácsimét:
FA = d.V. Trong đó:
FA là lực đẩy ácsimét (N)
 d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
3. Khi một vật được nhúng vào trong chất lỏng thì:
+ Vật nổi khi: FA > p ; dv < dl
+ Vật chìm khi: FA dl
+ Vật lơ lửng khi: FA = P ; dv = dl
II. Bài tập
Bài 1:
C. Lực FA tác dụng lên 2 hộp như nhau.
Bài 2: Mực nước trong bình không thay đổi. Do lực đảy ácsi mét trong cả hai trường hợp đều có độ lớn bằng trọng lượng của miếng gỗ và quả cầu chì nên thể tích phần nước bị cật chiếm chỗ không đổi mực nước trong bình cũng không thay đổi.
Bài 3: Độ lớn lực đẩy ácsimét tác dụng lên vật A là: 
FA = P – F = 7 – 2 = 5 N
Vậy thể tích của vật là:
Từ FA = d.V 
 V = = 5.10-4 m3
Trọng lượng riêng của vật là:
dv = 
Bài 4: Khi khối gỗ nổi cân bằng trên mặt nước thì độ lớn lực đẩy ácsimét câu bằng với độ lớn trọng lượng của khối gỗ:
FA = P = 10.m = 10. 0,16 = 1,6 N
Thể tích phần gỗ chìm trong nước là:
V = m3
Độ sâu phần gỗ chìm trong nước là:
 m = 4 cm
Vậy  ... cân bằng nhiệt.
Ngày soạn: 
Tiết: 12 : Phương trình cân bằng nhiệt (tiết 1)
Ngày giảng
..//
..//
Lớp/ sĩ số
8A: / 21
8B: / 23
I. Mục tiêu:
Ôn tập củng cố cho học sinh một số kiến thức cơ bản về nguyên lí truyền nhiệt giúp học sinh nắm được các nội dung chính của nguyên lí truyền nhiệt
Viết được phương trình cân bằng nhiệt và vận dụng làm bài tập.
Rèn cho học sinh tính tư duy logic
Rèn kĩ năng giải bài tập vật lí. Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
Một số câu hỏi và bài tập liên quan tới nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn lại một số kién thức cơ bản.
1. Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt?
2. Viết phương trình cân bằng nhiệt
Hoạt động 2: Vận dụng.
Bài 1: Nếu hai vật đặt gần nhau thì quá trình truyền nhiệt sẽ:
A. Dừng lại khi nhiệt độ 2 vật như nhau
B. Dừng lại khi hai vật đạt 00C
C. Dừng lại khi nhiệt năng của hai vật như nhau.
D. Dừng lại khi nhiệt dung riêng của hai vật như nhau.
Bài 2: Trộn 5 lít nước ở 100C và 5 lít nước ở 300C vào một nhiệt lượng kế ta được 10 lít nước ở:
A. 100C B. 150C
C. 200C D. 250C
Bài 3: Thả một miếng đồng có khối lượng m1 = 0,6Kg ở nhiệt độ 1000C vào m2 = 1Kg nước ở 300C. Hỏi nước nóng thêm bao nhiêu độ. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng và môi trường bên ngoài. Cho nhiệt dung riêng của đồng C1 = 380 J/Kg.K. của nước C2 = 4200J/Kg.K
Bài 4: Một vật có khối lượng m ở nhiệt độ 2200C được ngâm vào m Kg nước ở 100C. Nhiệt độ cuối cùng của hệ là 400C. Tính nhiệt dng riêng cảu vật. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/Kg.K
I. Lý thuyết cơ bản
1. Nguyên lí tuyền nhiệt
Trong tự nhiên:
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau.
- Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
2. Phương trình cân bằng nhiệt
Qtoả ra = Qthu vào
II. Bài tập
Bài 1: 
A. Dừng lại khi nhiệt độ 2 vật như nhau
Bài 2:
C. 200C 
Bài 3: 
m1 = 0,6kg; C1 = 380J/kg.K; t1 = 1000C
m2 = 1 kg; C2 = 4200J/kg.K; t2 = 300C
t2 = ?
Giải; Nhiệt lượng mà miếng đồng toả ra là: Q1 = m1C1(t1 – t)
Với t là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt
Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
Q2 = m2C2(t – t2)
Vì chỉ có hai vật tao đổi nhiệt với nhau nên ta có: Q1 = Q2
 m1C1(t1 – t) = m2C2(t – t2)
 m1C1t1 - m1C1t = m2C2t - m2C2t2
 m1C1t1 + m2C2t2 = m2C2t + m1C1t
 m1C1t1 + m2C2t2 = (m2C2 + m1C1)t
 t = 
 = 33,60C
Vậy nước nóng thêm là
t2 = t – t2 = 33,6 – 30 = 3,60C
Bài 4: 
m1 = m2 = m kg
t1 = 2200C ; t = 400C
t2 = 100C
C1 = ?
Giải: Nhiệt lượng của vật toả ra bằng nhiệt lượng mà nưcớ thu vào nên ta có:
Q1 = Q2 m1C1(t1 – t) = m2C2(t – t2)
 C2 = 
 = 700 J/Kg.K
4. Hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các bài tập, ôn lại kiến thức về phương trình cân bằng nhiệt (tiếp)
Ngày soạn: 
Tiết: 13 : Phương trình cân bằng nhiệt (tiết 2)
Ngày giảng
..//
..//
Lớp/ sĩ số
8A: / 21
8B: / 23
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh luyện tập rèn thêm kĩ năng làm bài tập về công thức tính nhiệt lượng
Viết được phương trình cân bằng nhiệt và vận dụng làm bài tập.
Rèn cho học sinh tính tư duy logic
Rèn kĩ năng giải bài tập vật lí. Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
Một số bài tập liên quan tới nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra.
3. Bài mới:
Bài 5: Muốn có nước ở nhiệt độ 500C người ta lấy m1 = 3Kg nước ở nhiệt độ t1 = 1000C trộn với nướ ở t2= 200C.
Hãy xác định lượng nước lạnh cần dùng
HD: Viết phương trình tính nhiệt lượng do lượng nước nóng toả ra và lượng nước lạnh thu vào.
- áp dụng phương trình cân bằng nhiệt để tính m2.
Bài 6: Trộn lẫn rượu vào nước người ta thu được 1,4 Kg hỗn hợp ở nhiệt độ t= 36 0C. Tính khối lượng nước và rượu đã pha biết ban đầu rượu có nhiệt độ t1 = 190C và nướ có nhiệt độ t2 = 1000C. Nhiệt dung riêng của rượu là C1= 2500 J/KG.K, của nước là C2= 4200 J/Kg.K.
Bài 7: Để xác định nhiệt độ của một chiếc lò người ta đột trong lò một cục sắt có khối lượng m1 = 0,5 Kg rồi thả nhanh vào trong bình chứa m2 = 4 Kg nước ở nhiệt độ ban đầu t2 = 180C. Nhiệt độ cuối cùng của nước trong bình là t = 280C. Hãy xác định nhiệt độ của bếp lò. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với vỏ bình và với môi trường bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của sắt là C1 = 460J/Kg.K, của nước là C2 = 4200J/Kg.K
Luyện tập
Bài 5: Gọi m2 là khối lượng nước lạnh cần dùng. Nhiệt lượng mà khối nướ lạnh cần dùng là:
Q2= m2C(t – t2)
Nhiệt lượng do 3Kg nướ nóng toả ra là:
Q1 = m1C(t1-t)
Nhiệt lượng do nước lạnh thu vào bằng với nhiệt lượng mà nước nóng toả ra.
Q1 = Q2 m2C2(t – t2) = m1C1(t1-t)
 m2 = = = 5Kg
Bài 6: Gọi khối lượng của rượu là m1 và của nước là m2 .
Theo đề bài ta có:
m1 + m2 = 1,4 Kg m1 = 1,4 – m2 
Nhiệt lượng mà rượu thu vào là:
Q1 = m1C1(t – t1)
Nhiệt lượng mà nước toả ra là:
Q2= m2C2(t2 – t)
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có
Q1 = Q2 m1C1(t – t1) = m2C2(t2 – t)
 (1,4 – m2).2500.17 = m2.4200.64
59500 = 268800.m2 + 42500. m2
 59500 = 311300. m2
 m2 = 
 m1 = 1,4 – 0,19 = 1,21 Kg
Bài 7: Gọi nhiệt độ của lò là t1.
Nhiệt lượng mà miếng sắt toả ra là: 
Q1 = m1C1(t1-t)
Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
Q2= m2C2(t – t2)
áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1= Q2
 m1C1(t1 – t) = m2C2(t – t2)
 m1C1t1 - m1C1t = m2C2t - m2C2t2
 m1C1t1 = m2C2t - m2C2t2+ m1C1t
 t1 =
= 
Vậy nhiệt độ của lò là 758,40C
4. Hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các bài tập đã làm
- Ôn lại bài năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
Ngày soạn: 
Tiết: 14 : Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (t1)
Ngày giảng
..//
..//
Lớp/ sĩ số
8A: / 21
8B: / 23
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được, hiểu rõ thế nào là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra và vận dụng để làm bài tập.
Rèn cho học sinh tính tư duy logic
Rèn kĩ năng giải bài tập vật lí. Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
Một số câu hỏi và bài tập liên quan tới nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn lại một số kién thức cơ bản.
1. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì?
2. Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Chỉ rõ các đại lượng có trong công thức?
Hoạt động 2: Vận dụng.
Bài 1: Nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/Kg. Con số đó có ý nghĩa gì?
Bài 2: Người ta dùng bếp than đá để đun sôi 1,5 lít nước đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5 Kg ở 200C. tính lượng than đá cần thiết biết rằng chỉ có 30% nhiệt lượng do than đá toả ra làm nóng ấm nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là C1 = 4200J/Kg.K, của nhôm là C2 = 880J/Kg.K, năng suất toả nhiệt của than đá q = 27.106J/Kg.
Bài 3: Khi đốt cháy m1 = 200g dầu hoả bằng bếp dầu thì có thể đun sôi 10 lít nước có nhiệt độ ban đầu là t1= 200C. Hãy xác định hiệu suất của bếp biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là q = 45.106J/Kg.
Bài 4: Một bếp dùng khí đốt tự nhiên có hiệu suất 30%. Hỏi phải dùng bao nhiêu khí đốt để đun sôi 5 lít nướ ở 200C. Biết năng suất toả nhiệt của khí đốt là q = 44.106J/Kg.
I. Lí thuyét cơ bản
1. Đại lượng vật lí cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn được gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
2. Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra:
Q = q.m trong đó:
Q là nhiệt lượng toả ra (J)
q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/Kg)
m là khối lượng của nhiên liệu (Kg)
II. Bài tập
Bài 1: Nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/Kg có nghĩa là 1Kg than đá bị đốt cháy hoàn toàn sẽ toả ra nhiệt lượng là 27.106J
Bài 2: Nhiệt lượng càn thiết để đun sôi ấm nước là:
Q = Q1+ Q2 = (m1C1 + m2C2).t
= (1,5.4200 + 0,5. 880).80 = 539200 J
Do chỉ có 30% nhiêt lượng do than đá toả ra làm nóng ấm nước nên nhiệt lượng toàn phần do than đá toả ra là:
Q0 = (J)
Vậy lượng than cần thiết để đuan sôi ấm nước là:
m = 
Bài 3: Nhiệt lượng do 200g dầu hoả bị đốt cháy hoàn toàn toả ra là:
Q1 = q.m1 = 45.106. 0,2 = 9.106 (J)
Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
Q2= m2C.t = 10.4200.80 = 3360000 J
Hiệu suất của bếp là:
H = 
Bài 4: Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 5 lít nước ở 200C là:
Q1= m1.C.t = 5.4200.80= 1680000 J
Nhiệt lượng mà bếp toả ra là: 
Q0 = (J)
Lượng khí đốt cần thiết là:
m = 
4. Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu học sinh về nha xem lại các kiến thức và các bài tập trong bài.
- Hoàn thành các bài tập trong SBT (Tr36)
Ngày soạn: 
Tiết: 15 : Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (t2)
Ngày giảng
..//
..//
Lớp/ sĩ số
8A: / 21
8B: / 23
I. Mục tiêu:
Vận dụng tốt công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra để làm các bài tập
Rèn cho học sinh tính tư duy logic
Rèn kĩ năng giải bài tập vật lí. Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
Một số câu hỏi và bài tập liên quan tới nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra.
3. Bài mới:
Bài 5: Cho năng suất toả nhiệt của dâu hoả là 44. 106 J/Kg, của than đá là 27.106 J/Kg. Dùng các nhiên liệu trên để đun sôi 100 lít nước, giả sử hiệu suất là như nhau thì:
Khối lượng dầu hoả cần dùng lớn hơn khối lượng than.
Khối lượng than cần dùng bằng khối lượng dầu hoả.
Khối lượng than cần dùng lớn hơn khối lượng dầu hoả.
Không kết luận được.
Bài 6: Một đầu máy tầu hoả thực hiện một công 8 000 000 KJ trong 1 giờ và tiêu thụ 800 Kg dầu Điêzen có năng suất toả nhiệt là 4.107 J/Kg. Tính hiệu suất của động cơ.
Bài 7: Cứ mỗi giây 1 cm2 bề mặt trái đất nhận được một năng lượng 0,14J do bức xạ nhiệt của mắt trời gửi đến.
a. Tính năng lượng do bức xạ nhiệt mà 1 m2 bề mặt trái đất nhận được trong 6h?
b. Năng lượng này tương đương với lượng của khô là bao nhiêu?
Bài 8: Một bếp dầu hoả đun sôi 5 lít nước từ 200C mất thời gian 14 phút. Hiẹu suất của bếp là 30%. tính lượng dầu hoả cần dùng trong mỗi phút. Biết nhiệt lượng do bếp toả ra trong mỗi phút là như nhau.
Bài tập
Bài 5: 
C. Khối lượng than cần dùng lớn hơn khối lượng dầu hoả.
Bài 6: Nhiệt lượng do 800 Kg dầu Điêzen bị đốt cháy toả ra là:
Q = q.m = 4.107. 800 = 32.109 (J)
Hiệu suất của động cơ là:
H = 
Bài 7: a. Năng lượng bức xạ mà 1m2 bề mặt trái đất nhận được trong 1s là:
Q1 = 10000. 0,14 = 1400 J
Trong 6h 1m2 nhận được năng lượng là:
Q’= Q1.t = 1400. 6 . 3600 = 3,024.107 J
b. Năng lượng này tương đương với lượng của khô là:
m = 
Bài 8: Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
Q1 = m.C.= 5.4200.(100-20)
 = 1680000 (J)
Nhiệt lượng mà bếp toả ra là:
Q0 = 
Cần đốt lượng dầu hoả để đuan sôi nước là:
m0 = 
Lượng dầu hoả cần dùng trong mỗi phút là:
4. Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các dạng bài tập đã làm.
- Ôn lại kiến thức bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng có và nhiệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TC vat li 8 Tuan.doc