LÝ THUYẾT VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU
TỐ MIỆU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp hs nắm vững các kiến thức văn tự sự,bố cục của một bài văn tự sự,năm được các phương pháp làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh,thấy được vai trò quan trọng của các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết văn tự sự,diễn đạt trong sáng,biết tạo tình huống truyện hấp dẫn.
-Giáo dục sự ham mê sáng tạo và tìm tòi hoạc hỏi khi viết văn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV: tài liệu,soạn giáo án
-Hs:Ôn bài,tìm đọc các văn bản tự sự.
Tuần:01 Ngày soạn:28/12/2011 Tiết:01 Ngày dạy:02/01/2012 LÝ THUYẾT VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ MIỆU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp hs nắm vững các kiến thức văn tự sự,bố cục của một bài văn tự sự,năm được các phương pháp làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh,thấy được vai trò quan trọng của các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết văn tự sự,diễn đạt trong sáng,biết tạo tình huống truyện hấp dẫn. -Giáo dục sự ham mê sáng tạo và tìm tòi hoạc hỏi khi viết văn. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -GV: tài liệu,soạn giáo án -Hs:Ôn bài,tìm đọc các văn bản tự sự. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:Trong giờ. 3.Bài ôn: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần ghi ?Thế nào là văn bản tự sự? ?Cho ví dụ để minh hoạ cho một văn bản tự sự? ?Mục đích của việc viết văn bản tự sự là gì? ?Nêu bố cục của một văn bản tự sự và vai trò của từng phần? ?Kể tên các yếu tố cơ bản của một văn bản tự sự? ?Nêu các ngôi kể trong văn tự sự và tác dụng của việc sử dụng từng ngôI kể? ?Thế nào là lời kể,lời thoại trong văn tự sự? ?Lời thoại gốm có các dạng nào?Nêu tác dụng? GV cho VD và yêu cầu HS xác định lời đối thoại và lời độc thoại? 1.Khái niệm văn tự sự: Tự sự (kể chuyện) là trình bày một chuỗi diễn biến các sự việc,sự việc này dẫn đến sự việc kia,cuối cùng dẫn đến một kết thúc,thể hiện một ý nghĩa. Ví dụ:Truyện Sơn Tinh,Thuỷ Tinh: Có 7 sự việc chính,sự vịêc này nối tiếp sự việc kia: (1)-Vua Hùng kén rể (2)-Sơn Tinh-Thuỷ Tinh đến cầu hôn (3)-Vua Hùng ra điều kiện chọn rể (4)-Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương (5)-Thuỷ Tinh đến sau không lấy được Mị Nương,tức giận dâng nước đánh ST. (6)-Hai bên đánh nhau,cuối cùng TT thua. (7)-Hàng năm TT lại dâng nước đánh ST,nhưng lần nào cũng bị thua trận. 2.Mục đích: Tự sự giúp người kể giảI thích sự việc,tìm hiểu con người,nêu vấn đề và bày tỏ tháI độ khen chê. VD:Truyện Sơn tinh-Thuỷ Tinh là để giảI thích các hiện tượng thiên nhiên lũ lụt hàng năm,đồng thời phản ánh ý thức bảo vệ và xây dựng đất nưpức cảu cha ông ta thời đại các vua Hùng. 3.Bố cục của một văn bản tự sự: Gồm 3 phần: -MB :Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện Cũng có lúc người ta bắt đầu từ một sự cố nào đó, hoặc kết thúc câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu. -TB:Kể các tình tiết,sự việc làm nên câu chuyện.Nếu tác phẩm có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau,đan xen theo diễn biến của câu chuyện. -KB:Câu chuyện kể đi vào kết cục,tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ.Thể hiện suy nghĩ của người viết đối với việc được kể. 4.Các yếu tố cơ bản của bài văn tự sự: -Cốt truyện,các tình huống truyện. -Nhân vật. -Các tình tiết của truyện. 5.Ngôi kể, lời kể và lời thoại trong văn tự sự: -Gồm ngôI thứ nhất và ngôi thứ ba: +Kể theo ngôi thứ nhất +Kể theo ngôi thứ ba. +Kết hợp kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. (Vd;Truyện ngắn Lão Hạc , Chiến lược ngà,Cố hương..) -Lời kể,cách kể,ngôn ngữ kể cần phải phù hợp với nội dung của truyện. -Lời thoại: +Đối thoại. +Độc thoại. Đối thoại và độc thoại nhằm thể hịên tâm tư,tình cảm,tính cách của nhân vật, thai độ,tình cảm của tác giả.... Đối thoại góp phần làm cho lời kể,cách kể thêm sống động,diễn biến câu chuyện được tô đậm và cụ thể. Độc thoại biểu lộ nội tâm nhân vật. *Lúc làm văn kể chuyện cần biết dùng dấu gạch ngang đặt đầu lời thoại,hoặc dùng dấu hai chấm,ngoặc kép cho lời thoại. Ví dụ: “Chị Dậu thất vọng: -Thế thì con chỉ được có hai đồng đem về... Ông Nghị lại nhiêu nữa?Hai chục nữa nhé!thôi cho thế cũng đắt lắm rồi.Bán thì đi làm văn tự.Không bán thì về.Về thẳng! “Về thì đâm đầu vào đâu”.Để chồng bị trói đến bao giờ nữa?...ThôI,trời đã bắt tội, cũng đành nhắm mắt làm liều”.Bên tai chị Dậu văng vẳng có tiếng như vậy.Nước mắt ứa ra,chị lại đứng dậy với bộ mặt não nùng: -Vâng con xin bán hầu hai cụ.Nhờ các cụ bảo cho ông giáo làm giấy giúp con! 6.Thứ tự kể trong văn tự sự: -Kể theo trình tự thời gian,không gian -Kể theo mạch cảm xúc của nhân vật. 4.Củng cố:GV khắc sâu kiến thức bài học. 5.Dặn dò:Học thuộc tòan bộ phần lí thuyết. Tuần:01 Ngày soạn:01/01/2012 Tiết:02 Ngày dạy:06/01/2012 LÝ THUYẾT VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ MIỆU TẢ VÀ BIỂU CẢM ( tiếp theo) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp hs nắm vững các kiến thức văn tự sự,bố cục của một bài văn tự sự,năm được các phương pháp làm một bài văn tự sự hoàn chỉnh,thấy được vai trò quan trọng của các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết văn tự sự,diễn đạt trong sáng,biết tạo tình huống truyện hấp dẫn. -Giáo dục sự ham mê sáng tạo và tìm tòi hoạc hỏi khi viết văn. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -GV: tài liệu,soạn giáo án -Hs:Ôn bài,tìm đọc các văn bản tự sự. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:Trong giờ. 3.Bài ôn: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần ghi ?Có mấy thứ tự kể trong văn tự sự?Kể tên? ?Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự? Với mỗi dạng miêu tả,GV đọc cho HS nghe các VD trong sách nâng cao ngữ văn 8. ?Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự? GV lấy ví dụ với mỗi dạng để minh hoạ. ?Nếu các dạng đề văn tự sự? GV cho Hs làm bài tập vận dụng để kiểm tra kiến thức. 7.Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự: a.Miêu tả trong văn tự sự: -Miêu tả thường hiện diện trong nhiều loại văn và tự sự cũng vậy.Nhờ miêu tả mà ta có thể táI hiện cảnh vật và con người một cách cụ thể trong không gian và thời gian. -Miêu tả không chỉ làm nổi nật ngoại hình mà còn khắc hoạ nội tâm nhân vật,làm cho câu chuyện trở nên dậm đà,hấp dẫn,lí thú. +Miêu tả cảnh vật-không gian và thời gian nghệ thuật. +Miêu tả nhân vật và ngoại hình nhân vật trong truyện. +Miêu tả hành động nhân vật- sự vịêc +Miêu tả tâm trạng nhân vật. b.Biểu cảm trong văn tự sự: -Những yếu tố biểu cảm(vui,buồn,giận,hờn.lo âu.mong ước,hi vọng,nhớ thương)luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật,sự việc đang diễn ra,đang được nói đến. -Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua ba dạng thức sau đây: +Tự thân cảnh vật ,sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra,thấm vào lới văn,trang văn do người đọc cảm nhận được. +Cảm xúc được bày tỏ,được biểu hiện qua các nhân vật,nhất là qua ngôI kể thứ nhất. +Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp.đó là đoạn trữ tình ngoại đề mà ta thường bắt gặp trong một số truyện. 8.Đề bài văn tự sự:Gồm các dạng sau: -Kể chuyện đời sống,người thực,việc thực -Kể chuyện về sinh hoạt đời thường -Kể chuyện tưởng tượng -Kể chuyện đã biết theo một kết cục mới -Kể lại một chuyện cũ theo ngôi kể mới. ***Bài tập vận dụng: ?Tìm trong văn bản “Trong lòng mẹ”-NH các sự việc và cho biết các sự việc ấy được bố trí theo trình tự nào? -Bà cô gọi Hồng đến để nói xấu mẹ Hồng với mục đích chia cắt tình mẫu tử của hai mẹ con bé Hồng. -Bé Hồng vô cùng đau đớn khi thấy mẹ bị coi thường,sỉ nhục nhưng bé rất yêu mẹ và luôn tin tưởng ở mẹ. -Ngày giỗ đầu của cha bé Hồng,mẹ Hồng đã về và Hồng vô cùng hạnh phúc ,sung sướng khi được gặp mẹ. 4.Củng cố:GV khắc sâu kiến thức bài học. 5.Dặn dò:Học thuộc tòan bộ phần lí thuyết. Tuần:02 Ngày soạn:04/01/2012 Tiết:03 Ngày dạy:09/01/2012 CÂU NGHI VẤN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về câu nghi vấn 2. Kĩ năng: Sử dụng câu nghi vấn phù hợp khi hành văn và giao tiếp. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -GV: tài liệu,soạn giáo án -Hs:Ôn bài,. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:Trong giờ. 3.Bài ôn: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần ghi Gv: gọi hs nhắc lại khái niệm về câu nghi vấn Hs: nhắc lại khái niệm Hs khác bổ sung Gv: nhận xét đúc kết Gv: ra bài tập Hs: thảo luận lên bảng làm Hs khác bổ sung Gv: nhận xét đúc kết, sửa sai Theo em những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình ? 2/ Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn (in đậm) sau : Gv: ra bài tập Hs: thảo luận lên bảng làm Hs khác bổ sung Gv: nhận xét đúc kết, sửa sai 3/ Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau : Hs: thảo luận lên bảng làm Hs khác bổ sung Gv: nhận xét đúc kết, sửa sai 5) Cho biết sự khác nhau giữa các đại từ in đậm trong các câu sau : Hs: thảo luận lên bảng làm Hs khác bổ sung Gv: nhận xét đúc kết, sửa sai I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1) Có những từ nghi vấn : ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có).không, (đã)chưa, 2) Có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn. 3) Có chức năng chính là dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?). *Chú ý : X cũng = X là từ phiếm định không phải từ nghi vấn. Ví dụ : ai cũng, sao cũng, gì cũng, nào cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng è mang ý nghĩa tuyệt đối. 4) Bên cạnh chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,.. và không yêu cầu người đối thoại trả lời. 5) Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bắng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. *Chú ý : Câu cầu khiến với hình thức có chủ ngữ và không có chủ ngữ thể hiện các sắc thái khác nhau. Thông thường, khi nói với người lớn tuổi ; hoặc khi mời mọc, nhờ vả, khuyên nhủ ; hoặc để tỏ thái độ lịch sự, phải dùng câu cầu khiến có chủ ngữ (bằng từ xưng hô phù hợp với quan hệ với người nghe) Các từ xưng hô (cùng với những từ ngữ khác và ngữ điệu) trong câu cầu khiến khác nhau thể hiện quan hệ tình cảm khác nhau. Ví dụ : Cách nói của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng II. BÀI TẬP : 1/ Tìm các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn : a/ Tôi hỏi cho có chuyện : -Thế nó cho bắt à ?(Nam Cao) b) – Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt : - Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ! (Nguyên Hồng) c) Vua hỏi : “Còn nàng út đâu ?”. Nàng út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ. (Truyền thuyết Hùng Vương) d) Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không ? (Tạ Duy Anh) e) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? (Nam Cao) g)- Giấy đỏ buồn không thắm ; Mực đọng trong nghiên sấu - Lá vàng rơi trên giấy ; Ngoài giời mưa bụi bay. 2/ Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn (in đậm) sau : (Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi :) - Con có nhận ra con không ? Con đã nhận ra con chưa ? (Mẹ vẫn hồi hộp.) (Tạ Duy Anh) 3/ Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau : Hôm nào lớp cậu đi píc-níc ? Lớp cậu đi píc-níc hôm nào ? 4/ Các câu sau có phải là câu nghi vấn không ? Hãy điền dấu câu thích hợp vào cuối câu. a.Vua hỏi : -Còn nàng út đâu ( ) b) Vua hỏi nàn ... : Nhắc lại kiến thức về câu trần thuật 5. Dặn dò: xem lại các bài tập đã làm về câu trần thuật. Tuần:05 Ngày soạn:.../02/2012 Tiết:10 Ngày soạn:.../02/2012 CÂU PHỦ ĐỊNH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về câu phủ định 2. Kĩ năng: Sử dụng câu phủ định phù hợp khi hành văn và giao tiếp. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -GV: tài liệu,soạn giáo án -Hs:Ôn bài,. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:Trong giờ. 3.Bài ôn: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần ghi Gv: gọi hs nhắc lại khái niệm về câu phủ định Hs: nhắc lại khái niệm Hs khác bổ sung Gv: nhận xét đúc kết Gv: ra bài tập 1,2,3,4,5 Hs: thảo luận lên bảng làm Hs khác bổ sung Gv: nhận xét đúc kết, sửa sai I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Câu phủ định là câu trong cấu tạo hình thức của nó có chứa từ ngữ phủ định. - Các từ ngữ phủ định thường gặp trong câu phủ định là : không, chưa, chẳng, chả (không phải là, chưa phải là, chẳng phải là,), đâu, đâu có, đâu có phải (là), làm gì có, cóđâu, thế nào được, a) Câu phủ định có thể phủ định toàn bộ sự vật, sự việc (thông báo, xác nhận sự vật, sự việc nào đó không có hoặc không xảy ra). Gọi là câu phủ định toàn bộ. * Ví dụ : - Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. b) Câu phủ định có thể phủ định một bộ phận trong sự việc. Gọi là câu phủ định bộ phận. *Ví dụ : - Nó chạy không nhanh. (Phủ định cách thức “nhanh” của hành động “chạy”, nhưng việc “nó chạy” vẫn xảy ra). - Đúng ra, trong các câu phủ định bộ phận, các từ phủ định bộ phận nào phải đứng trước bộ phận đó. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, từ phủ định đứng trước vị từ chính trong vị ngữ. * Ví dụ : Thường nói : *Tôi không mua bát (mà mua cốc). mà không nói : *Tôi mua không phải bát mà cốc. *Câu phủ định thường dùng để : - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả) - Phản bác một ý kiến, một nhận định nào đó (phủ định bác bỏ) Câu có chứa từ phủ định có thể dùng để khẳng định : - Câu có 2 từ phủ định ( khôngkhông) - Câu có 1 từ phủ định & là câu nghi vấn có từ sao * Ví dụ : *Anh không có tiền sao ? (anh có tiền) II/ BÀI TẬP 1) Tìm câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận trong những câu dưới đây a) Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. (Thanh Tịnh) b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ú khóc không ra tiếng. (Nguyên Hồng) c) Thằng cháu nhà tôi, đến năm nay,chắng có giấy má gì đấy,ông giáo ạ ! (Nam Cao) d) Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới chiếm được của giặc tiếp tế họ. (Sự tích Hồ Gươm) e) Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền []. (Ngô Tất Tố) g) Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì. (Sọ Dừa) h) Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. (Nguyên Hồng) 2) Chỉ ra sự khác nhau giữa 2 câu a) Tôi chưa ăn cơm. b) Tôi không ăn cơm. 3) Có thể thay từ chưa cho từ không trong câu sau không ? Tại sao ? (Trong bữa cơm, ông bảo cháu lấy cơm ăn tiếp. Cháu trả lời): Thưa ông, cháu ăn đủ rồi, cháu không ăn nữa ạ. 4) Diễn đạt ý nghĩa của các câu sau bằng các câu phủ định (ý nghĩa cơ bản của câu vẫn không thay đổi) a) Hôm qua, nó ở nhà. b) Trong giờ học, nó rất trật tự. Từ đó, trả lời câu hỏi : Bằng cách nào có thể biến câu phủ định thành câu khẳng định và ngược lại mà ý chính của câu không thay đổi ? 5) Các câu sau có ý phủ định không ? Phủ định miêu tả hay phủ định bác bỏ ? Hãy diễn đạt ý nghĩa của các câu đó bằng các câu phủ định tương ứng. -Ai lại bán vườn đi mà cưới vợ ? -Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu ? 4. Củng cố: Nhắc lại kiến thức về câu phủ định 5. Dặn dò: xem lại các bài tập đã làm về câu phủ định Tuần:06 Ngày soạn:.../02/2012 Tiết:11 Ngày soạn:.../02/2012 HÀNH ĐỘNG NÓI I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về hành động nói 2. Kĩ năng: Lựa chọn hành động nói phù hợp trong giao tiếp. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -GV: tài liệu,soạn giáo án -Hs:Ôn bài,. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:Trong giờ. 3.Bài ôn: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần ghi Gv: gọi hs nhắc lại khái niệm về hành động nói Hs: nhắc lại khái niệm Hs khác bổ sung Gv: nhận xét đúc kết Gv: ra bài tập 1,2,3,4,5 Hs: thảo luận lên bảng làm Hs khác bổ sung Gv: nhận xét đúc kết, sửa sai I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1/ Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (lời nói được hiểu là cả lời nói miệng hoặc lời viết ra) 2/ Các hành động nói gọi tên theo các mục đích mà lời nói được dùng. Các hành động nói trong thực tế vô cùng đa dạng và phong phú. 3/ Trong nhiều trường hợp, các hành động nói không có ranh giới rõ ràng. Việc xác định hành động nói phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (phải xác định rõ ai nói, ai nghe, trong hoàn cảnh nào,) Các hành động nói thường được chia thành các nhóm sau : Trình bày gồm các hành động : kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét, xác nhận, khẳng định, dự báo, thông báo, báo cáo, giới thiệu, Hỏi Điều khiển gồm các hành động : mời, yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên, thách thức, Hứa hẹn gồm các hành động : hứa, bảo đảm, đe dọa, Bộc lộ cảm xúc gồm các hành động : cám ơn, xin lỗi, than phiền, - Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như : hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cám ơn, xin lỗi, báo cáo, - Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo đúng mục đích đích thực (trực tiếp) của chúng – cách dùng trực tiếp - Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực (trực tiếp) của chúng – cách dùng gián tiếp. II/ BÀI TẬP 1) Xác định hành động nói cho những câu in đậm sau. Cho biết chúng thuộc nhóm hành động nói nào. a) Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm : -Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. (Ngô Tất Tố) b) Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi : -Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ? (Nguyên Hồng) c) Chị Dậu nghiến hai hàm răng : -(1) Mày trói ngay chồng bà đi, (2) bà cho mày xem ! (Ngô Tất Tố) d) Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt lên mà than rằng : -Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! (Tô Hoài) e) Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi : -Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu [] (Buổi học cuối cùng) g) Có người khẽ nói : -Bẩm, dễ có khi đê vỡ ! (Phạm Duy Tốn) 2) Trong hai vế câu sau : (1) Mày trói ngay chồng bà đi, (2) bà cho mày xem ! vế (1) thực hiện hành động nói thuộc nhóm đều khiển, vế (2) thực hiện hành động nói thuộc nhóm hứa hẹn. Hãy cho biết : -Các hành động do vị ngữ trong mỗi vế câu biểu thị đã xảy ra chưa ? -Người nói hay người nghe có trách nhiệm phải thực hiện hành động do vị ngữ của vế câu biểu thị ? b) Dựa vào kết quả trả lời câu hỏi (a), hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các hành động nói thuộc nhóm điều khiền và nhóm hứa hẹn. 3) Chỉ ra sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu sau đây : (1) Ông giáo hút trước, (rồi đưa điếu cho lão Hạc). (2) Ông giáo hút trước đi ! 4) Đặt câu để thực hiện : -Một hành động thuộc nhóm trình bày ; -Một hành động thuộc nhóm điều khiển ; -Hành động hỏi ; -Một hành động thuộc nhóm hứa hẹn ; -Một hành động thuộc nhóm bộc lộ cảm xúc ; 5) Hãy cho biết các kiểu câu nào (phân loại theo mục đích nói – câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật) được dùng với các mục đích đích thực (trực tiếp) ứng với các kiểu hành động nói dưới đây : 4. Củng cố: Nhắc lại kiến thức về hành động nói 5. Dặn dò: xem lại các bài tập đã làm về hành động nói Tuần:06 Ngày soạn:.../02/2012 Tiết:12 Ngày soạn:.../02/2012 KIỂM TRA 15 PHÚT TỰ CHỌN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức:- Khảo sát chất lượng môn học tự chọn và quá trình ôn tập của các em học sinh. 2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng viết một bài hoặc đoạn văn nghị luận theo yêu cầu của giáo viên .II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -GV: tài liệu,soạn giáo án -Hs:Ôn bài,. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của hs 3.Kiểm tra A. Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của tiêm chích ma túy - một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ. B. Đáp án - Biểu điểm: - MB: (0,5đ)Ngày nay, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, ngày càng trở nên văn minh hơn. Trong cuộc sống có nhiều thói quen tốt đẹp , có văn hóa cần phát huy, nhưng cũng phát sinh rất nhiều tệ nạn xã hội đã và đang có ảnh hưởng nặng nề đến con người, xã hội. Đó là các tệ nạn: Cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ. Trong đó dặc biệt phải kể đến ma túy. - TB: + Tệ nạn xã hội bao gồm: 1đ:Cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnhvà còn nhiều các hành vi xâu không phù hợp với pháp luật nhà nước, đạo đưc gia đình và xã hội. + Tác hại của ma túy: 6đ: Cần phải bài trừ các tệ nạn xã hội vì chúng có tác hại khôn lường: Hủy hoại sức khỏe, băng hoại đạo dức của con người, suy giảm về kinh tế, làm mất trật tự và an ninh xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất và tinh thần của con người, nòi giống Trong đó,ma túy cũng là một trong các tệ nạn xã hội cần nhanh chóng bài trừ vì: + Hút chích ma túy gây nghiện, lại rất khó cai nghiện, gây hại cho sức khỏe người hút, là nguy cơ cao nhất dẫn đến HIV/AIDS-án tử hình trước của con người. + Tốn kém tiền bạc, là cơ sở phát sinh nhiều loại hình tội phạm nguy hiểm. + Ảnh hưởng đến sinh mạng quý giá của con người, làm mất nhân cách của người hút, phá hủy sự nghiệp của họ + Ma túy không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người hút mà còn ảnh hưởng nặng nề đến gia đình, người than và xã hội: Gia đình thường tan vỡ trong đau khổ, xã hội thêm gánh nặng. - Cần phải làm gì ? 2đ + Bài trừ, tránh xa các tệ nạn, không nghĩ đến việc thử chúng dù chỉ là một lần duy nhất. + Rèn cho bản thân những thói quen tốt,lành mạnh. + Chăm chỉ học tập, rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. + Giữ cho mình bản lĩnh vững vàng trước những lời dụ dỗ, khích bác của bạn xâu. + Báo cho người lớn nếu thấy dấu hiệu khả nghi ở bạn hoặc người thân của mình càng sơm càng tốt. - KB: 0,5đ:Nêu nhận định của mình về vấn đề đã nghị luận. Lời kêu gọi hành động. Yêu cầu: Nắm vững thể loại và nội dung nghị luận,chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả, trình bày bài khoa học. Củng cố:Giáo viên thu bài và nhận xét giờ làm bài. Dặn dò:Tiếp tục ôn tập kiến thức văn nghị luận.
Tài liệu đính kèm: